Ho khan kéo dài có nguy hiểm không?

Ho khan có nguy hiểm không?

Ho khan có nguy hiểm không?

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để loại bảo những chất kích thích trong cổ họng hạch phổi. Ho có đờm thường do tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Tuy nhiên ho khan hay ho không có đờm thường là dấu hiệu của một số bệnh lý khác. Vậy chúng là gì? Có nguy hiểm không? Cách chữa trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé!

I. Ho khan là gì?

Ho khan là hiện tượng ho nhưng không tiết ra chất nhầy, đàm. Ho khan có thể kèm theo những triệu chứng khác như sốt, sổ mũi, đau đầu… hoặc không có biểu hiện khác.

Ho khan thường khỏi trong thời gian vài ngày được gọi là ho cấp tính và thậm chí kéo dài trong nhiều tuần hay nhiều tháng, gọi là ho mãn tính. Nếu ho khan cấp tính không được điều trị dứt điểm nó có thể trở thành mãn tính.

Tùy từng đối tượng mà cơn ho có những đặc điểm đặc trưng như cơn ho chủ yếu vào ban đêm do nhiễm lạnh khi ngủ hoặc tác nhân gây bệnh khác. Con ho từng cơn ngắn kèm theo triệu chứng khác. Hoặc nguy hiểm hơn là con ho kèm theo máu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư phổi.

II. Nguyên nhân gây ho khan

Nguyên nhân gây ho khan là gì?

Nguyên nhân gây ho khan là gì?

Một số người bắt đầu ho khi hít thở không khí rất khô và nóng. Tình trạng này có thể do môi trường bị kích ứng hoặc dị ứng. Cơn do có thể dễ nhận thấy hơn khi bước sang giai đoạn mùa thu, vì bụi và các chất gây kích ứng khác tích tụ được thổi vào không khí.

Ho khan mãn tính thường do bị kích ứng bởi khói thuốc lá, chất kích thích từ môi trường, dị ứng, chảy dịch mũi sau hoặc hen suyễn. Một số bệnh phổi mãn tính cũng gây ra ho khan. Một số người ho không theo thói quen mà không có lý do rõ ràng.

III. Ho khan có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng ho khan kéo dài, nó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt cơn ho kèm theo những triệu chứng khác như khó thở, thở khò khè, tức ngực, chảy máu… Chúng có thể là những bệnh lý như:

1. Bệnh hen suyễn

Bệnh suyễn gây ho khan

Bệnh suyễn gây ho khan

Hen suyễn là tình trạng phổi kéo dài dẫn đến đường thở bị sưng lên và thu hẹp hẹp. Ho là một triệu chứng phổ biến của bệnh hen suyễn, nhưng nó thường không phải là triệu chứng nổi bật nhất. Tuy nhiên, có một loại hen suyễn được gọi là hen suyễn biến thể ho (CVA) bao gồm ho khan kéo dài dai dẳng, mãi không khỏi.

Các triệu chứng khác của bệnh hen suyễn có thể bao gồm: thở khò khè, khó thở, thắt chặt hoặc đau ở ngực, khó ngủ vì thở khò khè hoặc ho…

2. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một loại trào ngược axit mãn tính. Nó xảy ra khi axit trong dạ dày thường xuyên trào ngược lên thực quản, nơi kết nối miệng với dạ dày. Axit trong dạ dày có thể gây kích thích thực quản và kích hoạt phản xạ ho. Nếu việc sử dụng các thuốc không kê đơn cho bệnh lý đường hô hấp thông thường thì ho khan có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Các triệu chứng khác của GERD: ợ nóng, tức ngực, cảm giác có khối u ở phía sau cổ họng, đau họng mãn tính, khàn tiếng nhẹ, khó nuốt…

3. Xơ hóa phổi tự phát

Xơ hóa phổi vô căn (IPF) là tình trạng mô sẹo phát triển bên trong phổi. Khi các mô sẹo dày lên, nó làm cho việc hít thở không khí ngày càng khó khăn.

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của IPF là ho khan, dai dẳng. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: khó thở, chán ăn và giảm cân, mệt mỏi..

4. Nhỏ giọt sau mũi

Nhỏ giọt mũi sau gây ho khan

Nhỏ giọt mũi sau gây ho khan

Chảy dịch mũi sau là tình trạng chất nhầy tích tụ chảy xuống cổ họng. Khi bạn bị cảm lạnh hoặc dị ứng theo mùa, các màng trong mũi sẽ phản ứng bằng cách tiết ra nhiều chất nhờn hơn bình thường. Không giống như chất nhầy bình thường hơi đặc, chất nhầy này có dạng nước và dễ di chuyển, vì vậy nó dễ dàng chảy xuống phía sau cổ họng.

Chảy dịch mũi sau có thể làm kích thích các dây thần kinh ở phía sau cổ họng, gây ra ho.

Các triệu chứng khác của chảy dịch mũi sau bao gồm: viêm họng, cảm giác có khối u ở phía sau cổ họng, khó nuốt, sổ mũi, ho vào ban đêm.

5. Nhiễm virus

Khi bạn bị nhiễm một trong nhiều loại vi-rút gây cảm lạnh thông thường, các triệu chứng ngắn hạn thường kéo dài dưới một tuần. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp cơn ho không được điều trị đúng cách kéo dài dai dẳng mãi không khỏi, thậm chí kéo dài đến hai tháng. Chúng thường là kết quả của sự kích ứng đường thở, cơ thể trở lên quá nhạy cảm sau một đợt bệnh do vi rút gây ra.

Đây là loại ho khó điều trị và thường đòi hỏi thời gian và sự kiên trì. Ho chỉ làm tăng kích ứng trong đường thở, vì vậy hãy thử dùng viên ngậm và nước ấm để làm dịu cổ họng của bạn. Điều này sẽ giúp giảm ho, nhanh chóng làm lành các tổn thương ở đường thở.

6. Ung thư phổi

Ho khan là một trong những triệu chứng của ung thư phổi

Ho khan là một trong những triệu chứng của ung thư phổi

Ho khan, mãn tính đôi khi có thể là triệu chứng của ung thư phổi. Các triệu chứng của ung thư phổi có thể bao gồm: ho ra máu hoặc đờm có máu, đau ngực có thể trở nên tồi tệ hơn khi thở hoặc ho, giảm cân, khó thở, sự mệt mỏi, cảm thấy yếu đuối…

Chính vì vậy khi cơ ho kéo dài dai dẳng nên đến cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có các biện pháp điều trị kịp thời.

IV. Chẩn đoán nguyên nhân gây ho khan

Để chẩn đoán nguyên nhân của ho khan, bác sĩ thường sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện khám sức khỏe.

Chẩn đoán ho khan

Chẩn đoán ho khan

Một số xét nghiệm được chỉ định để giúp chẩn đoán. Chúng có thể bao gồm:

– Các xét nghiệm hình ảnh. Chụp X-quang hoặc CT tạo ra hình ảnh bên trong ngực cho phép bác sĩ kiểm tra các vấn đề có thể xảy ra.

– Phép đo thông số phổi. Bạn có thể cần hít thở vào một thiết bị để kiểm tra hoạt động của phổi. Các bác sĩ sử dụng phương pháp đo phế dung để giúp chẩn đoán các tình trạng như hen suyễn hoặc IPF.

– Nội soi. Ống nội soi là một ống dài, mỏng có gắn camera và đèn chiếu sáng ở đầu. Với nội soi đường tiêu hóa trên, các bác sĩ có thể đưa ống qua miệng và xuống cổ họng để kiểm tra các vấn đề bên trong thực quản, dạ dày và phần đầu của ruột non. Đối với nội soi phế quản, ống được đưa qua miệng, bác sĩ sẽ kiểm tra khí quản và đường thở.

V. Điều trị ho khan

Điều trị nguyên nhân cơ bản thường là cách tốt nhất để giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của cơn ho khan. Các phương pháp điều trị chung có thể cải thiện các triệu chứng của một người bao gồm:

1. Ngậm viên trị ho

Viên ngậm trị ho có chứa các thành phần như mật ong, tinh dầu bạc hà và khuynh diệp, có thể làm dịu kích ứng và giảm ho.

2. Sử dụng thuốc giảm ho

Thuốc giảm ho không kê đơn, thường chứa dextromethorphan, có thể làm giảm phản xạ ho.

Sử dụng thuốc ho

Sử dụng thuốc ho

3. Thuốc kháng histamin

Được bác sĩ chỉ định dùng trong trường hợp ho khan do bị dị ứng hoặc bị kích thích thường được kê đơn trong bệnh đường hô hấp. Thuốc để ngăn chặn cơ thể sản sinh histamin, chúng là nguyên nhân gây hắt hơi và viêm mũi dị ứng. Một số thuốc thường được dùng là Alimemazin, promethazine, chlopheniramin, desloratadine…

Bạn có thể xem thêm: Mẹo trị ho khan kéo dài, lâu ngày không khỏi

Ho khan là ho không tạo ra chất đờm, có thể khỏi nhanh chóng trong vài ngày điều trị. Tuy nhiên nếu cơn ho dai dẳng, kéo dài nó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau. Lúc này điều quan trọng là người bệnh cần đi thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời. Mong rằng bài viết có thể giúp ích cho bạn có cái nhìn tổng quan về ho khan. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *