Khi nào nên đi khám mắt? Có cần thiết đi khám mắt định kỳ hay không?

Khi nào nên đi khám mắt?

Khi nào nên đi khám mắt?

Đôi mắt là ‘’cửa sổ của tâm hồn’’ nên việc chăm sóc sức khỏe cho đôi mắt cũng rất quan trọng. Tuy nhiên việc khám mắt định kỳ chưa được nhiều người coi trọng so với việc khám sức khỏe cho hệ tim mạch hay tiêu hóa… Thông thường rất nhiều người chỉ đi khám mắt khi gặp các dấu hiệu bất thường như nhìn mờ, đau mắt…và vì thế mà khi phát hiện ra các bệnh trên mắt thì tình trạng cũng nặng và chữa trị cũng khó khăn hơn.

1. Khi nào nên đi khám mắt?

Khám mắt nên là một việc làm định kỳ trong việc chăm sóc sức khỏe toàn diện. Tuy nhiên nếu như gặp các dấu hiệu sau đây thì có nghĩa là bạn cần đến các bệnh viện để được thăm khám ngay:

Có vật thể lạ trong mắt: Nếu như mắt bị những mảnh vụn nhỏ rơi vào gây cộm thì đầu tiên hãy sử dụng các thuốc nhỏ mắt để loại bỏ tránh để chúng cọ xát gây tổn thương thêm. Nhưng nếu như không thể lấy được dị vật ấy ra thì bệnh nhân cần đến ngay các phòng khám chuyên khoa để được hỗ trợ. Tuyệt đối không dụi mắt hay sử dụng ngón tay, nhíp để gắp vật thể lạ vi có thể gây xước giác mạc, nhiễm trùng mắt.

Mắt nhìn mờ, đau mắt, mỏi mắt: Đây có thể là vấn đề thường gặp nhất khiến mọi người đi khám mắt. Mắt đột nhiên giảm thị lực và khó để có thể lấy nét. Có nhiều nguyên nhân cho tình trang này: Do tiếp xúc trong thời gian dài với các thiết bị điện tử hoặc do mắt đang gặp các tật khúc xạ như cận thị, loạn thị…

Cần đi khám mắt khi gặp hiện tượng nhìn đôi

Nhìn lóa hay nhìn đôi: Nếu thấy có hiện tượng này thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề trên thủy tinh thể, võng mạc của mắt…

Ngứa mắt, khô mắt: Mắt dễ bị kích ứng có thể do các dị ứng theo mùa, hoặc có thể đây là dấu hiệu của các tình trạng viêm nhiễm như viêm bờ mi, chắp lẹo sắp mọc.

Tròng trắng của mắt có màu đỏ: Khi quan sát thấy tròng trắng của mắt có màu đỏ thì có thể bạn đang bị viêm kết mạc. Khi đó bệnh nhân nên đến bệnh viện để kiểm tra  và được chữa trị. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc vì có thể khiến tình trạng nặng nề hơn. 

Tăng nhạy cảm với ánh sáng: Nhạy cảm với ánh sáng có thể cho thấy một vấn đề nghiêm trọng hơn và là triệu chứng phổ biến của một số rối loạn, bệnh tật và nhiễm trùng về mắt. 

Nhấp nháy, nổi và đốm: mới floaters mắt , xuất hiện tương tự như đen “chuỗi” hoặc đốm rằng phao trên tầm nhìn của một người

– Khó nhìn vào buổi tối: Triệu chứng này thường gặp khi mắc bệnh quáng gà khi có thể nhìn bình thường nhưng trong điều kiện thiếu ánh sáng thì tầm nhìn rất bị hạn chế. Ngoài ra vấn đề này cũng có thể do thủy tinh thể đang bị tổn thương. Do vậy cần đặt lịch khám nhãn khoa nếu như gặp phải hiện tượng này. 

Hình ảnh vật nhìn bị lượn sóng, bẻ cong: Khi nhìn vào một vật thì lại nhận thấy các đường và cạnh có vẻ bị méo hoặc lượn sóng, màu sắc nhạt dần…Đây có thể do điểm vàng đang bị thoái hóa và dễ dẫn đến suy giảm thị lực nghiêm trọng, mù lòa.

– Đau đầu thường xuyên: Đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo rằng mắt bạn đang có vấn đề về thị lực. Khi cố tập trung nhìn vào một vật bắt buộc cơ ở mắt tăng làm việc hơn dẫn đến tình trạng căng mắt và kèm theo đau đầu. Nhưng các vấn đề thay đổi thị lực thường đến chậm nên thường bị bỏ qua. 

2. Có cần thiết đi khám mắt định kỳ hay không?

Thông thường thì mọi người chỉ đi khám nhãn khoa khi mắt gặp các dấu hiệu bất thường. Khi đó mắt đã có những dấu hiệu tổn thương nhất định, việc điều trị cũng vì thế mà kéo dài, khó khăn hơn và nguy cơ biến chứng, mù lòa cũng cao hơn. Việc đi khám mắt định kỳ mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi đối tượng,  bảo vệ thị lực, giúp cho các hoạt động sinh hoạt hay làm việc không bị gặp trở ngại.

Với những người khỏe mạnh thì việc đi khám mắt định kỳ như một ‘’vé bảo hiểm’’ giúp họ theo dõi được tình trạng mắt, có các biện pháp chăm sóc tốt hơn đảm bảo chúng được hoạt động bình thường. 

Hơn nữa việc đi khám mắt định kỳ còn giúp phát hiện sớm các bệnh nhãn khoa mà thường ít có biểu hiện ở giai đoạn đầu ví dụ như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, bệnh lý võng mạc…Hiện nay tỷ lệ mắc các bệnh về mắt đang ngày càng gia tăng. Với mỗi một đối tượng ở trong độ tuổi nhất định thì lại gặp một vấn đề về mắt khác nhau. Ở trẻ em, thanh niên, nhân viên văn phòng…thường hay gặp các tật khúc xạ. Ở người cao tuổi, người có bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp… lại thường gặp các bệnh lý đáy mắt như bệnh lý võng mạc, tắc động mạch/tĩnh mạch võng mạc, thoái hóa điểm vàng…Dù gặp vấn đề gì thì đều gây suy giảm thị lực và tổn thương vùng mắt nghiêm trọng. Đồng thời các yếu tố bên ngoài như vi khuẩn, virus, thói quen sinh hoạt, làm việc, chế độ dinh dưỡng…cũng là những yếu tố tác động và gây bệnh cho mắt. Nếu như không đi kiểm tra định kỳ thì việc phát hiện khá muộn và hiệu quả điều trị cũng giảm sút. 

Đi khám mắt định kỳ phát hiện bệnh thoái hóa điểm vàng

Đi khám mắt định kỳ phát hiện bệnh thoái hóa điểm vàng

Với người có các bệnh về tật khúc xạ về mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị…cần đeo kính thì việc khám mắt định kỳ giúp bác sĩ kiểm tra được các số đo thị lực để giúp bạn thay độ kính cho phù hợp. Với những bệnh cần dùng thuốc thì qua khám mắt định kỳ bác sĩ có thể theo dõi được hiệu quả điều trị của phác đồ cũng như có các điều chỉnh phương pháp phù hợp để tránh biến chứng, tác dụng phụ của thuốc. 

3. Thời gian nên đi khám mắt định kỳ

Mỗi một đối tượng cụ thể, người khỏe mạnh hay người đang có bệnh lý trên mắt thì lịch đi khám mắt định kỳ cũng sẽ thay đổi cho phù hợp để đảm bảo việc phát hiện cũng như theo dõi tình trạng sức khỏe cho mắt được tốt nhất.  

Với một người bình thường các chuyên gia khuyến cáo lịch khám mắt định kỳ như sau:

– Lần đầu tiên khi được sinh ra nếu có nghi ngờ hay được chẩn đoán từ sớm có nguy cơ mắc các bệnh về mắt khi còn trong bụng mẹ.

– Lần thứ hai khi trẻ từ 3-5 tuổi: Lứa tuổi này trẻ nên được cha mẹ cho kiểm tra các tật ở mắt như mắt lác, cận thị, viễn thị, loạn thị bẩm sinh… Việc khám cũng có thể phát hiện sớm các bệnh hiếm gặp ở trẻ như đục thủy tinh thể, khối u mắt…

– Lần thứ 3 trước khi trẻ nhập học: Cần đi khám nếu như trẻ có gặp các bất thường gì trên mắt hay trong gia đình có người mắc các bệnh trên mắt.

– Trong tuổi vị thành niên từ 6 – 17 tuổi: Độ tuổi này mắt hoạt động nhiều cho việc học tập nên dễ mắc các tật khúc xạ hơn. Nếu thị lực của trẻ bình thường hoặc suy giảm thị lực thì mỗi năm nên đi kiểm tra mắt ít nhất 2 lần và đo kính để lấy độ phù hợp.

Trẻ trong độ tuổi đi học nên đi khám mắt định kỳ 2 lần/ năm

Trẻ trong độ tuổi đi học nên đi khám mắt định kỳ 2 lần/ năm

– Người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên:

+ Mỗi năm nên đi kiểm tra mắt 1 lần. Đây là độ tuổi bắt đầu bước vào làm việc, và có một số ngành nghề yêu cầu độ tinh tường của mắt cao hơn như phi công, chuyên gia máy tinh…

+ Sau tuổi 40 cần đề phòng các bệnh như lão thị, tăng nhãn áp…

+ Sau tuổi 60, tần suất gặp các bệnh liên quan đến lão hóa tăng lên nhu đục thủy tinh thể , thoái hóa điểm vàng, lão thị…Tỷ lệ người cao huyết áp, tiểu đường cũng cao hơn, dẫn đến các biến chứng trên nhãn khoa. 

Ngoài ra nếu như bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý trên mắt thì việc đi khám mắt định kỳ sẽ theo chỉ định của bác sĩ. 

4. Quy trình khám mắt định kỳ

Nhìn chung với những buổi khám mắt định kỳ mọi người sẽ trải qua các bài về thị lực thông cũng như kiểm tra tổng quát về cấu trúc mắt để phát hiện các biểu hiện bất thường. Các bài kiểm tra bao gồm:

– Đo thị lực của mắt: Có thể dùng bảng đo hoặc máy đo thị lực. 

– Đo nhãn áp, đo thị trường mắt, đánh giá chuyển động, khả năng phân biệt màu sắc…

– Soi đáy mắt.

– Siêu âm mắt.

….

Nếu như phát hiện ra các bệnh lý khác trên mắt thì các bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu hơn để đánh giá và chẩn đoán. Buổi khám mắt định kỳ thường kéo dài 30-45 phút, nhưng có thể dài hơn nếu cần làm thêm các kiểm tra, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và độ phức tạp của kỹ thuật.

Bảng đo thị lực mắt

Bảng đo thị lực mắt

5. Những lưu ý khi đi khám mắt định kỳ

Khi đi khám mắt định kỳ, mọi người nên lưu ý những điểm sau:

– Lựa chọn khám mắt tại các bệnh viện, cơ sở y tế đảm bảo chuyên môn, chất lượng.

– Thẻ bảo hiểm y tế và các giấy tờ có liên quan. 

– Nếu tái khám cần mang theo sổ theo dõi, đơn thuốc được kê, kính đang sử dụng. 

– Khi được hỏi, bệnh nhân cần mô tả rõ, chi tiết cho bác sĩ các triệu chứng mình đang gặp phải, tiền sử gia đình, các bệnh lý đang mắc, các thuốc đang dùng…

– Thực hiện đúng quy trình của buổi khám mắt.

– Khi được kê đơn thuốc cần uống theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý bớt, dùng thêm các thuốc khác khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

– Nếu có bất kỳ thắc mắc nào nên xin tư vấn từ bác sĩ. 

Lựa chọn khám mắt định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín

Lựa chọn khám mắt định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín

Qua bài viết trên ta thấy việc đi khám mắt định kỳ rất quan trọng. Hơn nữa quy trình thực hiện cũng đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Vì vậy, ‘’phòng bệnh hơn chữa bệnh’’, mỗi người đều nên đi khám mắt định kỳ để chăm sóc sức khỏe cho đôi mắt tốt hơn, phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh trên mắt tránh gặp các biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. 

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *