Thuốc Alphachymotrypsin Mekophar là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty Cổ phần Hoá – Dược phẩm Mekophar.
Quy cách đóng gói
Hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén.
Thành phần
Một viên thuốc chứa:
– Chymotrypsin 21 µkatals.
– Tá dược vừa đủ.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Chymotrypsin
– Chymotrypsin là một enzym thủy phân, được điều chế bằng cách hoạt hóa Chymotrypsinogen từ tụy bò. Nó có tác dụng xúc tác chọn lọc đối với các liên kết peptit ở liền kề các acid amin có nhân thơm.
– Chymotrypsin giúp làm lỏng dịch tiết đường hô hấp trên ở những người bị viêm phế quản, hen, bệnh phổi, viêm xoang.
– Ngoài ra, nó còn được dùng để điều trị phù nề do viêm, sau chấn thương, sau phẫu thuật.
Chỉ định
Thuốc Alphachymotrypsin Mekophar được sử dụng trong các trường hợp sau:
– Sưng, phù nề trong chấn thương và phẫu thuật.
– Phối hợp điều trị trong các bệnh viêm đường hô hấp trên như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang, người bị hen.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dùng đường uống.
– Cách dùng: Ngậm viên thuốc dưới lưỡi, để thuốc từ từ tan hết, tuyệt đối không nhai, không nuốt. Hoặc uống cùng với nước lọc/nước đun sôi để nguội.
– Thời điểm: bất kể thời điểm nào trong ngày.
Liều lượng
– Ngậm dưới lưỡi: dùng 4-6 viên/ngày, chia làm nhiều lần.
– Uống: 2 viên/lần, dùng 3-4 lần/ngày.
Quá liều và xử trí khi quên liều:
– Khi lỡ bỏ quên liều, dùng lại càng sớm càng tốt. Không uống 2 liều cùng lúc.
– Quá liều: hiện chưa thấy có báo cáo về dùng quá liều thuốc. Nếu thấy bất kỳ biểu hiện bất thường, báo ngay cho bác sĩ để được tham vấn.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc trong các trường hợp sau:
– Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Bệnh nhân bị giảm Alpha 1 antitrypsin.
– Người bị rối loạn đông máu, người đang sử dụng thuốc chống đông máu, dị ứng với protein.
– Người bị loét dạ dày.
Tác dụng không mong muốn
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải:
– Thường gặp: tăng nhất thời nhãn áp do các mảnh vụn dây chằng bị tiêu hủy làm tắc mạng bó dây. Thuốc có thể gây phù nhẹ giác mạc, viêm nhẹ màng bồ đào.
– Hiếm gặp: rát lưỡi, đỏ ở lưỡi, đầy hơi, nặng bụng, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn.
Hãy thông báo ngay cho bác sĩ nếu thấy biểu hiện bất thường.
Tương tác thuốc
– Chế độ ăn cân đối, bổ sung vitamin, muối khoáng được khuyến cáo sử dụng để tăng hoạt tính của Chymotrypsin.
– Tuy vậy, khi sử dụng thuốc với loại hạt đậu jojoba, đậu nành, gây ức chế hoạt tính của thuốc.
– Không nên sử dụng phối hợp thuốc với Acetylcystein vì gây ra một số tác dụng phụ.
– Kết hợp sử dụng thuốc Alphachymotrypsin với thuốc chống đông: làm tăng hiệu quả tác dụng của chúng.
Để tránh các tương tác bất lợi ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và đảm bảo an toàn, hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang dùng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ về độ an toàn khi sử dụng thuốc đối với phụ nữ có thai. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
– Bà mẹ đang cho con bú: chưa rõ thuốc có bài tiết vào trong sữa mẹ hay không. Do vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Mặc dù chưa có nghiên cứu ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc, nhưng bệnh nhân khi sử dụng vẫn cần thận trọng.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản thuốc trong hộp kín.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
– Nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Để tránh xa tầm tay trẻ em.
Thuốc Alphachymotrypsin Mekophar mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Thuốc đang được bán tại nhiều cơ sở bán thuốc trên toàn quốc với các mức giá khác nhau. Tuy vậy, không phải bất kỳ cơ sở bán lẻ nào cũng đảm bảo an toàn chất lượng. Để được nhận tư vấn, mua thuốc đảm bảo, giá cả hợp lý, liên hệ ngay với chúng tôi thông qua số hotline.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Ưu điểm
– Giá cả hợp lý, phù hợp với người bệnh.
– Dễ bảo quản và dễ sử dụng.
– Tác dụng của thuốc rất nhanh, nhất là trong bệnh viêm xoang và hen phế quản.
Nhược điểm
– Chưa có minh chứng rõ ràng về độ an toàn của thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú.
– Vì là viêm ngậm dưới lưỡi, nên có thể xảy ra tình trạng lỡ nuốt mất viên, từ đó làm giảm tác dụng của thuốc.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.