Thuốc Axcel Miconazole Cream là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Kotra Pharma (M) SDN. BHD, Malaysia.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 tuýp x 15 g.
Dạng bào chế
Kem bôi da.
Thành phần
Mỗi tuýp 15 g chứa:
– Miconazole Nitrate 0,3 g.
– Tá dược vừa đủ 1 tuýp.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Miconazole Nitrate trong công thức
Miconazole Nitrate sau khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành Miconazole, đây là một kháng sinh thuộc nhóm Imidazole.
Tác dụng lên một số loại nấm như Aspergillus spp., Cryptococcus Neoformans, Pseudallescheria Boydii. Với vi khuẩn hoạt chất này chỉ có hoạt tính trên vi khuẩn Gram dương cụ thể là tụ cầu và liên cầu.
Chỉ định
Thuốc Axcel Miconazole Cream được chỉ định dùng trong các trường hợp:
– Nhiễm Candida da, niêm mạc.
– Vảy phấn hồng và các bệnh da do nấm.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Bôi một lượng thuốc thích hợp lên vùng da bị bệnh, thoa cho tới khi thuốc ngấm sâu qua da.
– Không bôi quá nhiều gây quá liều và dính bết.
– Nên dùng thuốc vào các thời điểm cố định trong ngày để đảm bảo hiệu quả.
Liều dùng
Có thể dùng theo liều tham khảo sau:
– Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Bôi thuốc 2 lần/ngày. Dùng liên tục cho tới khi tổn thương lành (2 – 5 tuần). Sau đó, điều trị thêm ít nhất 1 tuần để ngăn ngừa tái phát.
– Trẻ em dưới 12 tuổi: Tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều: Dùng liều thay thế ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến giờ dùng liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều quên. Không bôi gấp đôi liều để bù.
Quá liều:
– Triệu chứng: Chưa có báo cáo về các trường hợp quá liều. Thuốc sử dụng ngoài da với một lượng rất nhỏ, ít gây hấp thu toàn thân.
– Xử trí: Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị kịp thời.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Axcel Miconazole Cream ở những người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng không mong muốn
– Các tác dụng phụ được nghiên cứu, báo cáo chỉ bao gồm hiện tượng kích ứng tại chỗ, các phản ứng quá mẫn ngoài da (dị ứng, ngứa, mẩn đỏ,…).
– Cần báo ngay cho bác sĩ các phản ứng bất lợi gặp phải để có biện pháp xử trí kịp thời.
Tương tác thuốc
Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ thông tin hay báo cáo nào về tương tác của thuốc Axcel Miconazole Cream với các thuốc khác. Thông báo cho bác sĩ các thuốc, mỹ phẩm đang sử dụng ngoài da để có hướng điều trị hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chưa có đánh giá đầy đủ về tính an toàn của thuốc khi sử dụng trên các đối tượng này. Cần thận trọng khi sử dụng, không nên bôi thuốc diện rộng và dài ngày vì thuốc có thể hấp thu qua da. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc, do đó có thể sử dụng được.
Lưu ý đặc biệt khác
– Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
– Nếu xảy ra kích ứng hoặc bệnh không cải thiện sau 4 tuần với bệnh nấm kẽ chân hoặc trong vòng 2 tuần với bệnh ngứa vùng bẹn. Cần ngừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ.
– Không được dùng thuốc ở trẻ em dưới 2 tuổi trừ khi có chỉ định và giám sát của bác sĩ.
– Tránh để thuốc tiếp xúc với mắt, nếu có phải rửa ngay bằng nước sạch, không được dụi mắt.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Đậy kín thuốc.
– Để xa tầm tay của trẻ.
Thuốc Axcel Miconazole Cream giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc với giá dao động khoảng 50.000 VND/hộp, giá bán thay đổi tùy theo từng cơ sở bán và phân phối.
Để mua được thuốc chất lượng, giá cả hợp lý cũng như nhận được sự tư vấn hợp lý từ các dược sĩ, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline hoặc đặt hàng qua website.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Axcel Miconazole Cream có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này bao gồm:
Ưu điểm
– Thuốc làm giúp điều trị nhiễm nấm ngoài da vô cùng hiệu quả.
– Giá cả hợp lý.
– Không ảnh hưởng đến khả năng lái xe, không tương tác với thuốc khác.
– Dạng kem bôi ngoài da, dễ sử dụng.
Nhược điểm
– Có thể gặp tình trạng kích ứng tại chỗ tuy hiếm khi xảy ra.
– Hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng của mỗi người, nếu sau 4 tuần không khỏi thì cần đi khám lại.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.