Thuốc Befadol CF là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty Liên doanh Meyer – BPC.
Quy cách đóng gói
Hộp 10 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén bao phim.
Thành phần
Mỗi viên có chứa:
– Paracetamol 500 mg.
– Loratadin 5 mg.
– Phenylephrin hydroclorid 10 mg.
– Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của các thành phần
– Paracetamol: Thuốc giảm đau, hạ sốt.
– Loratadin: Là thuốc kháng histamin kéo dài.
– Phenylephrin hydroclorid: Giúp chống sung huyết niêm mạc mũi nhờ tác động trên các thụ thể alpha-adrenalin ở các tiểu động mạch mũi giúp co thắt.
Chỉ định
Thuốc được dùng giảm các triệu chứng cảm cúm như hắt hơi, sốt, đau đầu, nghẹt mũi, ho khan, viêm kết mạc dị ứng, chảy nước mũi do dị ứng thời tiết.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dùng đường uống. Uống nguyên viên với một cốc nước.
– Thời điểm sử dụng: Lúc sốt hoặc bất cứ lúc nào.
Liều dùng
Theo chỉ định của bác sĩ. Tham khảo liều như sau: Người trên 12 tuổi uống mỗi lần 1 viên, ngày 2 – 3 lần.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
* Khi quên liều:
– Dùng liều đó ngay khi nhớ ra.
– Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, uống liều tiếp theo như dự định.
– Không uống gấp đôi liều chỉ định.
* Khi quá liều:
– Do Paracetamol:
+ Trong 2-3 giờ sau uống: Buồn nôn, đau bụng, methemoglobin máu, da và niêm mạc, móng tay xanh tím tái. Nặng gây kích thích hệ thần kinh trung ương, mê sảng, kích động. Sau đó là ức chế thần kinh trung ương gây giảm thân nhiệt, mệt lả, mạch không đều, thở nhanh, hạ huyết áp và suy tuần hoàn.
+ Sau 2-4 ngày sau uống: Tổn thương gan rõ rệt, aminotransferase huyết tương tăng, thời gian prothrombin kéo dài.
– Do Loratadin: Trẻ em thấy biểu hiện ngoại tháp, đánh trống ngực. Người lớn thấy nhịp tim nhanh, buồn ngủ, nhức đầu.
– Do Phenylephrin hydroclorid: Gây đau đầu, tăng huyết áp, co giật, đánh trống ngực, xuất huyết não, dị cảm, ngoại tâm thu, chậm nhịp tim.
– Nếu lỡ dùng quá liều và xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng, đến ngay trung tâm y tế để được xử lý kịp thời.
Chống chỉ định
Thuốc Befadol CF không được sử dụng cho những trường hợp sau:
– Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong công thức.
– Tiền sử thiếu máu, mắc bệnh nặng trên tim, phổi, thận, gan, glôcôm góc đóng, bệnh cường giáp nặng.
– Trẻ em dưới 12 tuổi.
– Bệnh nhân thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD).
Tác dụng không mong muốn
– Khi sử dụng Loratadin trên 10 mg/ngày dẫn đến tình trạng sau:
+ Đau đầu, chóng mặt, khô mũi miệng, hắt hơi, kinh nguyệt không đều.
+ Nhịp tim nhanh, buồn nôn, chức năng gan bất thường.
– Paracetamol:
+ Đôi khi làm giảm bạch cầu trung tính, tiểu cầu và toàn thể huyết cầu.
+ Hiếm khi phát ban hoặc ngứa.
– Phenylephrine: Gây tăng huyết áp, da nhợt nhạt, bồn chồn, choáng váng.
Nếu thấy bất kỳ tác dụng phụ nào, thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được xử lý kịp thời.
Tương tác thuốc
Một số tương tác đã được báo cáo, bao gồm:
– Uống rượu quá nhiều và dài ngày: Tăng nguy cơ gây hại cho gan của Paracetamol.
– Coumarin và dẫn chất indandion: Paracetamol dài ngày liều cao làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của thuốc này.
– Liệu pháp hạ nhiệt: Tăng nguy cơ hạ thân nhiệt.
– Thuốc chống co giật như Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin: Tăng tính độc hại gan vì tăng chuyển hóa Paracetamol thành những chất độc hại với gan.
– Isoniazid: Tăng nguy cơ độc tính với gan.
– Thuốc ức chế MAO trước đó: Tăng kích thích tim và tăng huyết áp.
– Amiodaron: Kéo dài khoảng QT và xoắn đỉnh.
– Cimetidin, Ketoconazol, Erythromycin: Tăng nồng độ của Loratadin trong huyết tương.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ mang thai: Phenylephrin hydroclorid dùng trong cuối thai kỳ hoặc lúc chuyển dạ có thể gây thiếu oxy máu và chậm nhịp tim thai nhi. Chưa có nghiên cứu đầy đủ việc dùng thuốc trong thai lù. Do đó cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi sử dụng.
– Bà mẹ cho con bú: Loratadin và chất chuyển hóa được tìm thấy trong sữa mẹ. Paracetamol, Phenylephrin hydroclorid chưa biết có bài tiết vào sữa mẹ hay không. Do đó thận trọng khi sử dụng.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Tác dụng phụ mệt mỏi, buồn ngủ… ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Thận trọng trong trường hợp này.
Lưu ý đặc biệt khác
– Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy giảm hô hấp, suy gan.
– Do Loratadin gây khô miệng, nhất là người già làm tăng nguy cơ sâu răng nên phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
– Thận trọng dùng thuốc cho người có tiền sử thiếu máu, người bệnh cường giáp, cao tuổi, bệnh cơ tim, nhịp tim chậm, tiểu đường, xơ cứng động mạch nặng.
– Không dùng với thuốc có chứa thành phần Paracetamol, Phenylephrine, Loratadin.
– Nguy cơ điều trị bằng thuốc gặp phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng hoại tử nhiễm độc, chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân…
Điều kiện bảo quản
– Nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Tránh ánh sáng.
– Để xa tầm nhìn và tầm với của trẻ.
– Không sử dụng khi hết hạn sử dụng in trên bao bì.
Thuốc Befadol CF giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Befadol CF hiện được bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc với giá khoảng 175.000 đồng/hộp. Trên trang web của chúng tôi đang có mức giá tri ân khách hàng, chỉ 160.000 VNĐ/hộp.
Để mua được sản phẩm chính hãng, với giá cả hợp lý, được dược sĩ tư vấn tận tình, kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline hoặc đặt hàng trực tiếp ngay trên website.
Sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam lớn nhất xuyên suốt mọi hoạt động của Dược Điển Việt Nam.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Befadol CF có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Dạng viên thuận tiện khi sử dụng và mang theo.
– Giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng cảm cúm như hắt hơi, sốt, đau đầu, nghẹt mũi, ho khan, viêm kết mạc dị ứng, chảy nước mũi
Nhược điểm
– Nguy cơ gặp một số tác dụng ngoài ý muốn.
– Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi.
– Tương tác với một số thuốc khác.
– Gây nguy hiểm khi uống quá liều.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.