Thuốc Bihasal 2.5 là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty TNHH Hasan – Dermapharm.
Quy cách đóng gói
Hộp 5 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén bao phim.
Thành phần
Trong mỗi viên thuốc gồm các thành phần:
– Bisoprolol fumarate 2,5mg.
– Tá dược vừa đủ.
Tác dụng của thuốc Bihasal 2.5
Tác dụng của thành phần Bisoprolol trong công thức
– Bisoprolol có tác dụng đối kháng với thụ thể beta-1-adrenergic chọn lọc trên tế bào cơ tim, và có ái lực thấp trên thụ thể beta 2.
– Khi sử dụng điều trị suy tim, thuốc làm giảm sự kích thích do hệ thần kinh giao cảm gây nên làm tăng nhịp tim, cho tác dụng bảo vệ tim lâu dài.
– Trong các nghiên cứu trên lâm sàng, Bisoprolol cho thấy tác dụng tốt hơn so với thuốc lợi tiểu và thuốc ức chế men chuyển.
Chỉ định
Thuốc Bihasal 2.5 được chỉ định trong các trường hợp:
– Huyết áp cao.
– Đau thắt ngực.
– Kết hợp với điều trị trong suy tim mãn tính thể ổn định,
Cách dùng
Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có chế độ dùng thuốc cho hiệu quả tốt nhất.
Cách sử dụng
– Thuốc dùng đường uống cùng với ly nước đầy.
– Sự hấp thu của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, có thể uống thuốc vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Khuyến cáo uống thuốc vào buổi sáng khi đói hoặc sau ăn sáng.
– Không tự ý bỏ thuốc hay thay đổi liều nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
Liều dùng của thuốc được điều chỉnh để phù hợp với từng bệnh nhân và tình trạng của bệnh. Có thể sử dụng theo liều chỉ định của bác sĩ hoặc tham khảo liều dưới đây:
– Tăng huyết áp, đau thắt ngực:
+ Khởi đầu: 1-2 viên/lần/ngày.
+ Liều duy trì: Tối đa không vượt quá 8 viên/lần/ngày.
– Suy tim mạn tính: Dùng kết hợp với 1 thuốc khác để điều trị.
+ Khởi đầu: 1,25mg/lần/ngày. Nếu dung nạp tăng liều gấp đôi sau 1 tuần.
+ Liều 2,5mg (1 viên)/lần/ngày. Nếu dung nạp tăng liều gấp đôi sau 1 tuần.
+ Liều 3,75mg viên/lần/ngày trong tuần tiếp theo. Nếu dung nạp tăng liều gấp đôi sau 1 tuần.
+ Liều 5mg (2 viên)/lần/ngày trong 4 tuần tiếp theo. Nếu dung nạp tăng liều gấp đôi.
+ Liều 6,25mg/lần/tuần trong 4 tuần tiếp theo. Nếu dung nạp tăng liều gấp đôi.
+ Liều duy trì: 10mg (4 viên)/ngày.
– Người suy thận, suy giảm chức năng gan: Không cần chỉnh liều.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều:
– Khi quên 1 liều thuốc, uống ngay khi nhớ ra. Nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo đúng lịch trình nếu gần thời điểm dùng liều tiếp theo.
– Không uống gấp đôi để bù liều đã quên.
Quá liều:
– Khi quá liều bệnh nhân có biểu hiện: Chậm nhịp tim, block tim, tụt huyết áp, suy tim sung huyết, co thắt phế quản, hạ đường huyết.
– Khi dùng liều tối đa 2000mg/ngày thuốc gây chậm nhịp tim và/hoặc hạ huyết áp.
– Cần tuân thủ liều dùng được chỉ định. Nếu vô tình dùng quá liều và xuất hiện các triệu chứng bất thường cần ngưng dùng thuốc ngay và báo ngay cho bác sĩ để có cách xử trí kịp thời.
+ Khi hạ huyết áp: Truyền dịch tĩnh mạch, dùng thuốc tăng huyết áp. Cân nhắc tiêm glucagon đường tĩnh mạch.
+ Nhịp tim chậm: Tiêm tĩnh mạch Atropin. Nếu không đáp ứng thay bằng isoproterenol hoặc một thuốc làm tăng nhịp tim. Có thể dùng máy tạo nhịp để kích thích tăng nhịp.
+ Block tim độ II hoặc III: Theo dõi triệu chứng, dùng isoproterenol đường tiêm truyền và máy tạo nhịp.
+ Suy tim sung huyết: Dùng thuốc lợi tiểu, tăng lực co cơ, thuốc giãn mạch, digitalis.
+ Co thắt phế quản: Dùng isoproterenol hoặc aminophylin để giãn phế quản.
+ Hạ đường huyết: Tiêm glucose đường tĩnh mạch.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Bihasal 2.5 đối với bệnh nhân:
– Quá mẫn với Bisoprolol và các thuốc chẹn beta adrenergic hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Suy tim cấp, suy tim mất bù và đang cần dùng thuốc gây tăng hoạt động cơ tim đường tiêm truyền.
– Rối loạn dẫn truyền: Block xoang nhĩ, Block tim độ II và III không dùng máy tạo nhịp.
– Sốc do tim: Sốc do giảm cung lượng tim với huyết áp thấp (HATT < 90mmHg), mất định hướng, lẫn, da ẩm lạnh.
– Hội chứng suy nút xoang, nhịp tim chậm < 60 nhịp/phút.
– Huyết áp thấp: HATT < 100mmHg, tụt huyết áp.
– Hen phế quản nặng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.
– Nhiễm toan chuyển hóa.
– Đang bị bệnh u tuyến thượng thận (u tế bào ưa crôm) nhưng chưa được điều trị.
– Đang dùng thuốc ức chế MAO.
– Rối loạn nặng cung cấp máu ngoại vi: Hội chứng Raynaud, giai đoạn cuối của bệnh động mạch ngoại vi.
Tác dụng không mong muốn
Trong quá trình sử dụng, thuốc dung nạp tốt trên hầu hết các bệnh nhân. Nếu có tác dụng phụ thường nhẹ và thoáng qua. Các báo cáo về các tác dụng bất lợi mà bệnh nhân có thể gặp phải là:
– Thường gặp: Mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu… Các triệu chứng sẽ giảm và biến mất sau 1-2 tuần sử dụng thuốc.
– Ít gặp:
+ Thần kinh trung ương: Buồn ngủ, lo âu, bồn chồn, giảm trí nhớ, giảm cảm nhận xúc giác, dị cảm.
+ Thần kinh thực vật: Khô miệng.
+ Thần kinh cơ: Co giật/run, co cứng bụng, đau cơ, đau khớp.
+ Tâm thần: Mất ngủ, trầm cẩm, hay gặp ác mộng.
+ Giác quan: Rối loạn thị giác, chảy nước mắt, đau mắt, nặng mắt, ù tai, đau tai, rối loạn vị giác.
+ Tim mạch: Loạn nhịp, nhịp tim chậm, hạ huyết áp, đau ngực, suy tim sung huyết, hồi hộp, khó thở, lạnh đầu chi.
+ Tiêu hóa: Khó tiêu, táo bón, viêm dạ dày, đau dạ dày.
+ Da: Phát ban, chàm, ngứa, đỏ bùng, đổ mồ hôi, phù mạch, bong tróc da, rụng tóc.
+ Hô hấp: Ho, khó thở, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, hen suyễn.
+ Tiết niệu sinh dục: Đau quặn thận, viêm bàng quang, giảm hoạt động sinh dục.
+ Huyết học: Phát ban.
+ Chuyển hóa: Gout.
Khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào kể trên, cần thông báo và hỏi ý kiến bác sĩ để có cách giải quyết kịp thời.
Tương tác thuốc
Các chú ý về các tương tác giữa thuốc Bihasal 2.5 với các thuốc dùng cùng, bao gồm:
– Thuốc chẹn kênh calci (verapamil, diltiazem, nifedipine) có thể tăng tác dụng hạ huyết áp của bisoprolol, gây ảnh hưởng xấu cho nhịp tim, trương lực cơ.
– Thuốc điều trị trầm cảm, Parkinson (thuốc ức chế monoaminoxidase, trừ nhóm iMAO) làm tăng tác dụng hạ áp của Bisoprolol nhưng cũng có thể làm tăng huyết áp đột ngột.
– Thuốc chứa clonidine khi dùng cùng Bisoprolol làm tăng huyết áp hồi ứng, giảm nhịp và dẫn truyền tim.
– Thuốc chống loạn nhịp (disopyramid, quinidin, amiodaron): tăng tác dụng trên dẫn truyền và nhịp tim.
– Thuốc cường phó giao cảm: Tác động lên hệ thống dẫn truyền tim.
– Thuốc cường giao cảm khác (cả thuốc nhỏ mắt, mũi, thuốc ho): Làm mất tác dụng của Bisoprolol.
– Thuốc điều trị tiểu đường (insulin và thuốc đường uống): Che lấp dấu hiệu đường huyết thấp (như mạch nhanh).
– Thuốc chứa digitalis: Ảnh hưởng đến nhịp tim và dẫn truyền tim.
– Thuốc giảm đau chống viêm ức chế prostaglandin: Giảm tác dụng hạ huyết áp.
– Thuốc chữa động kinh, thuốc hướng thần (chống trầm cảm 3 vòng, phenothiazin) tăng tác dụng hạ huyết áp của bisoprolol.
– Thuốc mê trong phẫu thuật: Có thể suy giảm hoạt động của tim.
– Rifampicin: Ảnh hưởng đến thời gian tác dụng của Bisoprolol nhưng không cần điều chỉnh.
– Mefloquin: Ảnh hưởng đến tác dụng trên nhịp tim của Bisoprolol.
– Thuốc chẹn beta, thuốc hạ huyết áp khác: Báo cáo có tương tác.
Tuy nhiên bệnh nhân vẫn cần liệt kê các thuốc/TPCN đang sử dụng với y bác sĩ để theo dõi, đề phòng xảy ra tương tác và có thể xử trí nếu có tương tác xảy ra.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ có thai: Do có thể gây hại đến thai nhi nên các bác sĩ cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng thuốc trong thai kỳ.
– Phụ nữ cho con bú: Không khuyến khích sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu được chỉ định dùng thuốc.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc khi mới sử dụng thường gây mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt nên cần thận trọng khi dùng trên đối tượng cần sự tập trung như người lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
– Trước khi dùng thuốc cần thông báo với bác sĩ nếu bệnh nhân thuộc các điều kiện cũng như đang mắc và đang điều trị các bệnh sau:
+ Bệnh nhân trên 80 tuổi.
+ Đau thắt ngực thể Prinzmetal.
+ Cơn đau thắt ngực (nhồi máu cơ tim trong 3 tháng gần nhất)
+ Suy tim chưu điều trị, Block nhĩ thất độ I.
+ Bệnh cơ tim, van tim, tim bẩm sinh.
+ Bệnh tắc động mạch ngoại biên.
+ Vảy nến, tiểu đường, cường giáp, u tế bào ưa crom, suy gan, suy thận.
+ Đang dùng thuốc mê dạng hít.
– Khi bắt đầu sử dụng thuốc cần giám sát việc dùng thuốc trong 3 tháng đầu tiên.
Điều kiện bảo quản
– Thuốc được bảo quản trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh nắng, nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Để ngoài tầm với của trẻ em.
– Không sử dụng thuốc sau ngày hết hạn trên bao bì.
Thuốc Bihasal 2.5 giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay thuốc Bihasal 2.5 đang được bán trên thị trường tại một số nhà thuốc, quầy thuốc với nhiều mức giá khác nhau. Trên trang web của chúng tôi, thuốc đang có giá vô cùng ưu đãi, chỉ 90.000 VNĐ.
Nếu có nhu cầu mua thuốc, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline hoặc đặt hàng trực tiếp trên website để mua được thuốc với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Bihasal 2.5 có tốt không? Hiệu quả hạ huyết áp, điều trị suy tim như thế nào? Vì sao thuốc được nhiều người sử dụng? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Bisoprolol được đánh giá cao hơn thuốc lợi tiểu, ức chế men chuyển khi điều trị bệnh tim mạch.
– Có tác dụng trên điều trị cả suy tim, cao huyết áp, đau thắt ngực.
– Dùng 1 lần/ngày, hạn chế việc quên liều.
– Thuốc dung nạp tốt trên hầu hết các đối tượng.
– Giá thuốc hợp lý.
Nhược điểm
– Thuốc có nhiều tác dụng phụ và tương tác với các thuốc dùng cùng.
– Hạn chế dùng cho phụ nữ trong thai kỳ và khi cho con bú.
Đánh giá