Thuốc Cefizone 1g Inj là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Yungjin Pharm, Co.; Ltd.
Quy cách đóng gói
Hộp 10 lọ 1g.
Dạng bào chế
Bột pha tiêm.
Thành phần
Một lọ chứa: Ceftriaxone Sodium Hydrate 1,19g tương đương Ceftriaxone 1g.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Cefizone
– Cefizone là kháng sinh diệt khuẩn thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 3.
– Cơ chế tác dụng dược lý: Acyl hóa các D-alanin transpeptidase trong quá trình tạo vách tế bào của vi khuẩn. Ngăn chặn quá tình tạo thành liên kết ngang của Peptidoglycan (là lớp vỏ bảo vệ) dẫn đến sự phân hủy của tế bào vi khuẩn và bị tiêu diệt.
Chỉ định
Thuốc Cefizone 1g Inj được dùng trong các trường hợp:
– Nhiễm khuẩn nặng do chủng vi khuẩn nhạy cảm với Ceftriaxone kể cả bệnh viêm màng não trừ Listeria monocytogenes.
– Bệnh Lyme.
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu và cả viêm bể thận.
– Nhiễm khuẩn huyết.
– Nhiễm khuẩn xương khớp.
– Viêm phổi.
– Nhiễm khuẩn da.
– Các bệnh khác do nhiễm khuẩn như lậu, giang mai, thương hàn.
– Dự phòng trước và trong phẫu thuật hoặc nội soi có can thiệp như phẫu thuật âm đạo, ổ bụng).
Cách dùng
Cách sử dụng
– Thuốc có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
– Hướng dẫn cách pha dung dịch tiêm:
+ Tiêm bắp: Hòa tan hoàn toàn 1g Cefizone trong 3,5 ml dung dịch Lidocain 1%. Không pha với Lidocain cho tiêm tĩnh mạch và không tiêm quá 1g tại cùng một vị trí.
+ Tiêm tĩnh mạch: Hòa tan hoàn toàn 1g Cefizone với 10ml nước cất pha tiêm.
+ Dung dịch tiêm truyền: Hòa tan hoàn toàn 2g Cefizone trong 40ml dung dịch truyền không có Calci như dung dịch NaCl 0,9%, dextrose 5%, hoặc hỗn hợp 2,5% dextrose và 0,45% NaCl.
– Thao tác sử dụng:
+ Cần được thực hiện bởi nhân viên y tế để đảm bảo an toàn, đúng kỹ thuật và tránh nhiễm khuẩn vết thương.
+ Thời gian tiêm tĩnh mạch từ 2-4 phút, có thể tiêm tĩnh mạch trực tiếp hoặc qua dây truyền.
+ Thời gian truyền ít nhất 30 phút.
Liều dùng
Thuốc chỉ nên dùng theo sự kê đơn của bác sĩ.
– Người lớn:
+ Liều thông thường là 1-2g có thể tiêm 1 lần hoặc chia đều thành 2 lần tiêm trên ngày. Trên đối tượng bệnh nặng liều có thể lên đến 4g.
+ Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật: Tiêm 1 lần duy nhất trước khi mổ 0,5-2 giờ với liều 1g tiêm tĩnh mạch.
– Trẻ em:
+ Liều thông thường 50-75mg/kg cân nặng có thể tiêm 1 lần hoặc chia đều thành 2 lần. Liều tối đa không quá 2g/mỗi ngày.
+ Điều trị viêm màng não: Liều khởi đầu 100mg/kg cân nặng/ngày (không quá 4g). Sau đó duy trì liều 100mg/kg cân nặng/lần/ngày kéo dài trong 7-14 ngày.
– Trẻ sơ sinh: 50mg/kg cân nặng/ngày.
– Bệnh nhân có suy thận và suy gan phối hợp: Hiệu chỉnh liều theo kết quả xét nghiệm. Khi độ thanh thải của Creatinin huyết thanh dưới 10ml/phút liều không quá 2g/ngày.
– Bệnh nhân thẩm phân máu: Cuối đợt thẩm phân máu có thể dùng liều 2g đủ để duy trì nồng độ điều trị đến đợt thẩm phân sau.
– Người cao tuổi: Do sự suy giảm chức năng gan thận nên cần phải hiệu chỉnh liều trên từng đối tượng riêng biệt. Không có liều khuyến cáo cụ thể trên đối tượng này.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Quên liều:
Việc quên liều có thể dẫn đến nồng độ thuốc không đạt được ngưỡng điều trị, gây thất bại với phác đồ được đưa ra. Có thể làm kéo dài và làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng nếu quên nhiều lần. Hãy tuân thủ đúng thời gian dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
– Quá liều:
+ Triệu chứng: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
+ Xử trí: Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu khi ngộ độc do quá liều Ceftriaxone. Chủ yếu điều trị triệu chứng.
Chống chỉ định
Không dùng thuốc Cefizone 1g Inj cho đối tượng:
– Người mẫn cảm với Ceftriaxone hoặc bất kỳ thành phần nào trong công thức.
– Tiền sử mẫn cảm nặng (sốc phản vệ) khi sử dụng kháng sinh nhóm beta-lactam.
– Trẻ em có nồng độ Bilirubin huyết cao.
– Trẻ sơ sinh non tháng.
– Trẻ chuẩn bị được điều trị với các chế phẩm chứa Calci đường tiêm, truyền tĩnh mạch.
– Ceftriaxone chứa Lidocain không được tiêm tĩnh mạch.
– Không sử dụng Lidocain làm dung môi để tiêm cho trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng phụ được báo cáo như sau:
– Thường gặp:
+ Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy.
+ Dị ứng: Ngứa, phát ban trên da.
– Ít gặp:
+ Toàn thân: Sốt, phù, viêm tĩnh mạch.
+ Rối loạn tạo máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.
+ Da: Nổi mày đay.
+ Hiếm gặp:
+ Thần kinh: Đau đầu, chóng mặt.
+ Dị ứng: Sốc phản vệ.
+ Rối loạn tạo máu: Thiếu máu, giảm bạch cầu hạt, rối loạn đông máu.
+ Tiêu hóa: Viêm đại tràng màng giả.
+ Tiết niệu: Tăng nồng độ Creatinin huyết thanh, tiểu ra máu.
Nếu gặp các tác dụng trên, nên thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Tương tác thuốc
Một số tương tác thuốc có thể gặp trong khi sử dụng như:
– Tăng khả năng gây độc trên thận khi sử dụng đồng thời với Gentamycin, Colistin, thuốc lợi tiểu Furosemid.
– Probenecid làm giảm độ thanh thải qua thận của Ceftriaxone dẫn đến tăng nồng độ và độc tính của thuốc.
Nên thông báo cho bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng để tránh tương tác có thể xảy ra.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ có thai:
Còn thiếu các nghiên cứu về tính an toàn đối với thai nhi khi sử dụng trên phụ nữ có thai. Các nghiên cứu trên động vật chưa thấy Ceftriaxone gây độc lên bào thai. Chỉ sử dụng khi đánh giá hiệu quả vượt trội hơn so với nguy cơ và cần có chỉ định của bác sĩ.
– Bà mẹ cho con bú:
Thuốc được bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ thấp và mức độ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh là chưa chắc chắn. Cần thận trọng sử dụng thuốc khi vẫn còn cho con bú.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Ceftriaxone có thể tác động lên thần kinh trung ương gây chóng mặt, đau đầu tiềm ẩn những nguy hiểm trên đối tượng lái xe và vận hành máy móc. Cần thận trọng khi sử dụng trên bệnh nhân này.
Lưu ý đặc biệt khác
– Dây truyền hoặc bơm tiêm phải được tráng rửa nhiều lần với dung dịch NaCl 0,9% nếu được dùng lại giữa các lần tiêm Ceftriaxone và thuốc khác như Vancomycin.
– Không pha lẫn Ceftriaxone với các dung dịch chứa Calci hoặc các thuốc kháng sinh Aminoglycosid, Vancomycin, Fluconazol vì gây tương kỵ.
Điều kiện bảo quản
– Đối với thuốc bột chưa pha:
+ Giữ nơi khô ráo, thoáng mát.
+ Tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp, tránh va đập cơ học.
+ Nhiệt độ bảo quản dưới 30℃.
+ Để xa tầm với của trẻ.
– Đối với dung dịch sau khi pha:
+ Nhiệt độ phòng (dưới 25℃) trong 6 giờ.
+ Trong tủ lạnh (2-8℃) trong 24 giờ.
Thuốc Cefizone 1g giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc có thể mua ở các quầy thuốc và nhà thuốc trên toàn quốc.
Để mua được sản phẩm chính hãng, với giá cả hợp lý, dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline hoặc đặt hàng trực tiếp ngay trên website.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Cefizone 1g có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Thuốc cần được sử dụng bởi nhân viên y tế nên ít khi xảy ra quá liều.
– Hiệu quả cao, dung nạp tốt, điều trị tốt trong những tường hợp nhiễm khuẩn nặng.
– Thuốc đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối.
Nhược điểm
– Có thể gây đau tại vị trí tiêm, cần phải đến các cơ sở y tế, không tự sử dụng được.
– Còn thiếu các nghiên cứu an toàn trên phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú.
– Có thể xảy ra tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.