Thuốc Cefoxitin 1g là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm tại Bình Dương.
Quy cách đóng gói
Hộp 10 lọ x 1g.
Dạng bào chế
Thuốc bột pha tiêm.
Thành phần
Mỗi lọ thuốc chứa:
– Cefoxitin 1g.
– Tá dược vừa đủ 1 lọ.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Cefoxitin
Cefoxitin là hoạt chất thuộc nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ 2. Hoạt chất này có đặc tính diệt khuẩn thông qua cơ chế ức chế sự tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.
Ngoài ra, nó còn khá bền vững với men Beta-lactamase, kể cả Penicillinase và Cephalosporinase. Do đó, hạn chế được sự kháng thuốc ở vi khuẩn.
Chỉ định
Thuốc Cefoxitin 1g có công dụng kháng khuẩn, thường được dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn, đặc biệt là các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra như:
– Nhiễm trùng da và cấu trúc da.
– Nhiễm khuẩn ổ bụng, bao gồm viêm phúc mạc và áp-xe ổ bụng.
– Nhiễm trùng xương khớp.
– Nhiễm khuẩn phụ khoa bao gồm viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung hay viêm mô tế bào chậu.
– Nhiễm trùng huyết.
– Nhiễm khuẩn tiết niệu.
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như nhiễm khuẩn phổi và áp – xe phổi.
– Dự phòng trong phẫu thuật: Thông thường, thuốc được chỉ định trong các phẫu thuật trong trường hợp mổ lấy thai, phẫu thuật ở đường tiêu hóa, cắt tử cung qua ngã bụng, cắt tử cung qua ngã âm đạo.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Chỉ được dùng đường tiêm. Không được dùng để uống hoặc dùng với bất cứ mục đích nào khác.
– Cách dùng:
+ Pha toàn bộ lượng thuốc trong lọ với một dung môi thích hợp với đường dùng như nước cất pha tiêm, dung dịch NaCl 0.9%, dung dịch Dextrose 5%,…
+ Đường tiêm thuốc: Có thể tiêm bắp sâu hoặc tiêm truyền tĩnh mạch không liên tục, tiêm tĩnh mạch chậm. Ngoài ra, khi cần 1 liều lớn Cefoxitin, hãy sử dụng phương pháp truyền tĩnh mạch liên tục.
– Lưu ý: Việc pha thuốc và tiêm thuốc phải được thực hiện bởi nhân viên y tế.
Liều dùng
Tuyệt đối tuân thủ liều lượng chỉ định của bác sĩ. Tham khảo chế độ liều sau:
– Đối với người lớn:
+ Nên áp dụng mức liều 1-2g/lần và mỗi lần cách nhau khoảng 6-8 tiếng.
+ Ở những đối tượng nhiễm trùng nặng: Có thể tăng liều đến 12g/ngày.
+ Từng loại nhiễm khuẩn nên dùng mức liều khuyến cáo sau:
Loại bệnh | Liều dùng |
Nhiễm trùng tiết niệu không kèm biến chứng | 1g tiêm hoặc truyền tĩnh mạch x 3-4g/ngày, mỗi lần cách nhau 6-8 giờ. Hoặc liều 1g tiêm bắp x 2 lần/ngày |
Nhiễm khuẩn chưa có biến chứng (như viêm phổi, nhiễm trùng da) | Dùng 1g tiêm hoặc truyền tĩnh mạch/lần x 3-4g/ngày, mỗi lần cách nhau 6-8 giờ |
Nhiễm trùng vừa đến nặng | 1g tiêm hoặc truyền tĩnh mạch, mỗi lần cách nhau 4 giờ. Hoặc 2g tiêm hoặc truyền tĩnh mạch, 6-8g/ngày, cách nhau mỗi 6-8 giờ cho 1 lần |
Nhiễm trùng cần điều trị với liều cao (như hoại tử khí) | 2g tiêm hoặc truyền tĩnh mạch, mỗi lần cách nhau khoảng 4 giờ. Hoặc 3g tiêm hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 6 giờ một lần với 12g/ngày |
Bệnh lậu chưa kèm biến chứng | Tiêm bắp duy nhất với 2g/ngày. Kết hợp với uống 1g Probenecid cùng lúc hoặc trước khi tiêm khoảng 1 giờ. |
– Đối với trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên:
+ Nên điều trị với liều 20-40mg/kg/lần, mỗi 6-8 giờ/lần.
+ Các trường hợp nhiễm trùng nặng, có thể tăng liều đến 200mg/kg/ngày nhưng không được vượt quá 12g/ngày.
– Bệnh nhân suy thận:
+ Khởi đầu với liều từ 1-2g.
+ Liều duy trì phụ thuộc vào độ thanh thải Creatinin. Cụ thể:
Độ thanh thải Creatinin (ml/phút) | Liều dùng |
30-50 | 1-2g, mỗi 8-12 giờ/lần |
10-29 | 1-2g, mỗi 12-24 giờ/lần |
5-9 | 0.5-1g, mỗi 12-24 giờ/lần |
Nhỏ hơn 5 | 0.5-1g, mỗi 24-48 giờ/lần |
+ Nếu điều trị ở bệnh nhân đang thẩm phân máu, sau mỗi lần thẩm phân dùng thêm 1 liều tương tự như liều khởi đầu.
– Dự phòng trong phẫu thuật:
+ Người lớn: Trước khi phẫu thuật 1 giờ, dùng liều 2g tiêm bắp hoặc tiêm/truyền tĩnh mạch 30-60 phút trước khi thực hiện phẫu thuật, sau đó cứ mỗi 6 giờ, lặp lại một liều 2g trong vòng không quá 1 ngày.
+ Trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên: Trước khi phẫu thuật 1 giờ, dùng liều 30-40mg/kg tiêm bắp hoặc tiêm/truyền tĩnh mạch 30-60 phút trước khi thực hiện phẫu thuật, sau đó cứ mỗi 6 giờ, lặp lại liều 30-40mg/kg trong vòng không quá 1 ngày.
+ Trường hợp mổ lấy thai: Ngay sau khi kẹp cuống rốn, dùng với liều tiêm tĩnh mạch 2g. Trường hợp cần thiết, có thể sử dụng phác đồ với 3 liều tiêm, trong đó, 2 liều tiếp theo được tiêm tương tự và cách liều khởi đầu lần lượt 4 giờ và 8 giờ.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
+ Quên liều: Rất hiếm khi xảy ra quên thuốc do thuốc được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Nhưng khi xảy ra quên liều, không được tự ý dùng liều gấp đôi.
+ Quá liều: Hậu quả của việc dùng thuốc nhiều hơn lượng cần thiết là co giật và các triệu chứng như tác dụng không mong muốn nhưng mức độ nặng hơn. Hãy thông báo với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được theo dõi và xử trí kịp thời.
Chống chỉ định
Tuyệt đối không dùng thuốc Cefoxitin 1g cho người dị ứng hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc tiền sử dị ứng với các kháng sinh nhóm Beta-lactam.
Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc nhưng chỉ ở mức độ nhẹ và hiếm khi phải ngừng sử dụng thuốc. Một số triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:
– Phản ứng tại chỗ: Đã có báo cáo về các trường hợp viêm hoặc tắc tĩnh mạch xảy ra. Ngoài ra, có thể bị đau, hóa cứng và tăng nhạy cảm với đau có thể xảy ra tại vị trí tiêm bắp. Hoặc đau khi truyền tĩnh mạch, hóa cứng tĩnh mạch, ban đỏ hay xuất tiết cũng đã xảy ra.
– Phản ứng dị ứng: Các dấu hiệu về ban da như mề đay, sốt, ngứa, viêm da tróc vảy hoặc thậm chí là phản ứng phản vệ gây tử vong.
– Chức năng gan: Đã ghi nhận về tình trạng vàng da hoặc tình trạng tăng thoáng qua các chỉ số AST, ALT, LDH và Alkaline phosphatase.
– Hệ tim mạch: Hạ huyết áp.
– Trên hệ tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy hoặc nôn.
– Trên máu: Có thể gặp tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu hạt, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan máu và hoạt động tủy xương bị ức chế. Một số trường hợp như bệnh nhân mắc chứng Azotaemia, có thể gặp kết quả dương tính giả trong thử nghiệm Coombs trực tiếp.
– Chức năng thận: Tăng Creatinin huyết tương và/hoặc urê máu, suy thận.
– Một số triệu chứng khác như nổi mề đay, đau bụng, viêm đại tràng, nhiễm độc thận, thiếu máu,…
Nếu gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào, thông báo ngay với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được hướng dẫn phù hợp.
Tương tác thuốc
Việc dùng kết hợp với các thuốc khác khi đang điều trị bằng thuốc Cefoxitin 1g có thể xảy ra các tương tác bất lợi. Cụ thể:
– Các thuốc nhóm Aminoglycosid khi dùng chung với các Cephalosporin có thể làm tăng độc tính trên thận.
– Trong khoảng 2 giờ sau khi tiêm Cefoxitin không nên phân tích nồng độ creatinin trong huyết thanh người bệnh. Bởi nồng độ Cefoxitin trong máu cao (lớn hơn 100mcg/ml) làm ảnh hưởng đến nồng độ creatinin trong huyết thanh và nước tiểu bằng phản ứng Jaffe.
– Tác dụng chống đông máu của các thuốc chống đông nhóm Coumarin như Phenindione, Warfarin bị ảnh hưởng khi dùng đồng thời với các Cephalosporin.
– Cefoxitin và Probenecid uống khi dùng chung sẽ làm ngăn cản bài tiết Cefoxitin qua ống thận. Từ đó, làm tăng và kéo dài nồng độ của Cefoxitin trong máu.
– Nồng độ Cefoxitin trong máu cao làm sai số phép đo nồng độ của 17-hydroxy-corticosteroid bằng phản ứng Porter-Sillber.
– Cefoxitin có thể gây kết quả dương tính giả khi thực hiện xét nghiệm phản ứng tìm glucose trong nước tiểu.
Để an toàn, hãy thông báo với bác sĩ về tất cả các thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng cũng như tiền sử bệnh để được cân nhắc về các tương tác có thể xảy ra.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ có thai: Chỉ sử dụng cho các đối tượng này khi thật cần thiết và đã được cân nhắc giữa lợi ích điều trị với những nguy cơ tiềm ẩn ở thai nhi.
– Phụ nữ cho con bú: Thuốc có thể được bài tiết một lượng nhỏ qua sữa mẹ. Do vậy, chỉ dùng khi có chỉ định từ bác sĩ.
Người lái xe và vận hành máy móc
Có thể dùng cho các đối tượng này do thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe cũng như vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
Nên chú ý:
– Có thể bị tiêu chảy do Clostridium difficile khi dùng Cefoxitin. Thông báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu xuất hiện trường hợp này.
– Phải giảm liều ở bệnh nhân suy thận vì khi chức năng thận suy giảm làm nồng độ thuốc trong máu tăng cao và kéo dài hơn bình thường.
– Hãy thông báo cho bác sĩ nếu có tiền sử mắc bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm ruột.
– Ở những bệnh nhi dưới 3 tháng tuổi chưa có đầy đủ dữ liệu về độ an toàn và hiệu quả. Do vậy, không được dùng cho các đối tượng này.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
– Để xa tầm tay trẻ em.
– Tránh để nơi ẩm ướt hoặc có ánh nắng chiếu trực tiếp vào.
Thuốc Cefoxitin 1g mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Hiện nay thuốc được bán ở một số nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc. Hãy gọi ngay đến số hotline hoặc truy cập Website để được tư vấn chi tiết bởi đội ngũ dược sĩ dày dặn kinh nghiệm và mua thuốc chính hãng với nhiều ưu đãi.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Cefoxitin 1g hiệu quả không? Để nhận được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại một số ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Hiệu quả điều trị thuốc.
– Ít xảy ra kháng thuốc do Cefoxitin bền vững với Beta-lactamase.
– Sử dụng được cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên.
– Kỹ thuật tiêm được thực hiện bởi nhân viên y tế nên hầu như không gây ra quá liều.
Nhược điểm
– Phải có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
– Cần phải điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận.
– Thận trọng với bệnh nhân có tiền sử bị bệnh về đường tiêu hóa.
– Giá thành tương đối đắt.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.