Thuốc Clabact 250 là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty cổ phần Dược Hậu Giang.
Quy cách đóng gói
Hộp 2 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén bao phim.
Thành phần
Mỗi viên nén chứa thành phần sau:
– Clarithromycin 250mg.
– Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Clarithromycin
– Thuộc nhóm kháng sinh Macrolid bán tổng hợp. Thuốc hoạt động bằng cách gắn vào tiểu đơn vị 50S ribosome, ức chế quá trình tạo protein. Từ đó, chúng có tác dụng kìm khuẩn nhưng khi với liều cao cho tác dụng diệt khuẩn với những vi khuẩn nhạy cảm.
– Nhạy cảm với nhiều vi khuẩn Gram âm và dương như Haemophilus influenzae, Neisseria gonorrhoeae, Streptococci, Staphylococci, Listeria monocytogenes,...
Chỉ định
Thuốc Clabact 250 được dùng cho người lớn và trẻ em lớn hơn 12 tuổi trong các trường hợp sau:
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp, bao gồm viêm tai giữa, viêm amidan, viêm phế quản mạn có đợt cấp, viêm xoang cấp, viêm phổi cộng đồng gây bởi Chlamydia pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, Haemophilus influenzae và Streptococcus pneumoniae.
– Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
– Dự phòng và điều trị:
– Nhiễm Mycobacterium avium complex (MAC) ở bệnh nhân HIV nặng.
– Viêm màng tim nhiễm khuẩn do dị ứng Penicillin.
– Phối hợp điều trị Helicobacter pylori trong viêm loét dạ dày – tá tràng.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Sử dụng theo đường uống, trước hoặc sau ăn.
– Thời gian điều trị: Tùy vào mức độ nhiễm khuẩn và đáp ứng của người bệnh, thường kéo dài 7 – 14 ngày.
Liều dùng
Tham khảo liều sau đây (Dùng 2 lần mỗi ngày):
– Người lớn: 1 – 2 viên/lần.
+ Viêm phế quản mạn tính, đợt cấp tính nặng: 1 – 2 viên/lần trong 7 – 14 ngày.
+ Viêm xoang cấp tính: 2 viên/lần trong 14 ngày.
+ Viêm amidan, viêm họng: 1 viên/lần trong 10 ngày.
+ Viêm phổi: 1 viên/lần trong 7 ngày.
+ Viêm da và cấu trúc da: 1 viên/lần trong 7 – 14 ngày.
+ Dự phòng và điều trị nhiễm Mycobacteria: 2 viên/lần. Kết hợp với Ethambutol, Rifampin.
+ Nhiễm Mycobacterium avium: 2 viên/lần, trong ít nhất 3 tháng.
+ Điều trị Helicobacter pylori: 2 viên/lần trong 10 – 14 ngày.
– Bệnh nhân suy thận (ClCr < 30ml/ phút): Giảm ½ liều hoặc gấp đôi khoảng cách giữa các lần dùng thuốc.
– Bệnh nhân suy gan, chức năng thận bình thường: Không cần hiệu chỉnh liều.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Khi quên liều: Dùng lại ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, bỏ qua nếu đã sát lần dùng tiếp theo. Vẫn sử dụng liều kế tiếp như đã định. Không dùng gấp đôi liều khuyến cáo để bù cho phần đã quên.
– Khi quá liều:
+ Có thể xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khi dùng quá liều.
+ Đã có báo cáo về tác dụng phụ gây hoang tưởng, thay đổi tâm trạng, giảm oxy và Kali máu ở người bệnh có tiền sử rối loạn lưỡng cực uống 8g Clarithromycin.
+ Nếu thấy bất cứ biểu hiện khác thường nào, hãy đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Chống chỉ định
Không sử dụng cho các đối tượng sau:
– Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong thuốc hay khác sinh thuộc nhóm Macrolid khác.
– Đang điều trị với Astemizol, Cisaprid, Pimozide, Terfenadin, các alcaloid nấm cựa gà, Midazolam dạng uống.
– Tiền sử loạn nhịp thất, khoảng QT kéo dài, bao gồm cả xoắn đỉnh.
– Giảm Kali máu, suy gan nặng có kèm theo suy thận.
– Sử dụng chung với các thuốc Statin, Colchicin, Ticagrelor hoặc Ranolazin.
Tác dụng không mong muốn
Trong quá trình sử dụng thuốc, có thể gặp các tác dụng ngoài ý muốn như:
– Thường gặp:
+ Mất ngủ, đau đầu, loạn vị giác, nhạt miệng.
+ Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó tiêu, đau bụng.
+ Giãn mạch, chức năng gan bất thường.
+ Phát ban, tăng tiết mồ hôi.
– Ít gặp
+ Bội nhiễm nấm Candida, viêm dạ dày, nhiễm khuẩn âm đạo.
+ Phản ứng phản vệ, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ái toan.
+ Chán ăn, giảm ngon miệng.
+ Chóng mặt, ngủ lơ mơ, run, lo âu, căng thẳng.
+ Nghe kém, ù tai, ngứa, mày đay, đau cơ.
+ Viêm dạ dày, viêm miệng, táo bón, ợ hơi.
+ Kéo dài khoảng QT, đánh trống ngực.
+ Viêm gan ứ mật, tăng men gan,…
– Không rõ:
+ Sốc mẫn cảm, phù bạch huyết.
+ Mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.
+ Viêm đại tràng giả mạc, nhiễm trùng dạ dày.
+ Loạn thần kinh, lú lẫn, trầm cảm, hưng cảm, bất thường.
+ Điếc, xuất huyết, viêm tụy, đổi màu lưỡi và răng.
+ Suy gan, vàng da, bệnh lý cơ, viêm thận kẽ, suy thận.
+ Hội chứng Steven-Johnson, phát ban, trứng cá.
+ Kéo dài thời gian Prothrombin, đổi màu nước tiểu,…
Liên hệ ngay với bác sĩ khi thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện khác thường nào để được tư vấn xử trí hợp lý.
Tương tác với thuốc khác
Có thể xuất hiện tương tác thuốc khi phối hợp với các dược phẩm khác như:
– Astemizol, Cisaprid, Pimozide, Terfenadin: Gây kéo dài khoảng QT và loạn nhịp tim.
– Các thuốc Statin: Tăng tỷ lệ mắc các bệnh về cơ, bao gồm tiêu cơ vân.
– Tăng độc tính của Alkaloid nấm cựa gà khi dùng chung với biểu hiện co mạch, thiếu máu cục bộ ở các mô, chi và hệ thần kinh.
– Thuốc gây kích ứng hệ thống enzym CYP3A4 giảm nồng độ của Clarithromycin trong huyết tương, hiệu quả điều trị giảm.
– Nồng độ của Rifabutin trong máu tăng và nồng độ của Clarithromycin huyết giảm khi điều trị 2 thuốc này với nhau, đồng thời gây tăng nguy cơ viêm màng mạch nhỏ.
– Thuốc chống loạn nhịp tim: Gây hiện tượng xoắn đỉnh.
– Thuốc điều trị tiểu đường dạng uống và Insulin: Hạ đường huyết quá mức.
– Gây tăng nồng độ Colchicin khi sử dụng chung, tăng nguy cơ ngộ độc thuốc với các triệu chứng bệnh lý thần kinh, suy đa cơ quan,… thậm chí tử vong.
– Ticagrelor: Tăng nguy cơ chảy máu nghiêm trọng.
– Ranolazin: Gây nhịp tim không đều.
– Aminoglycosid: Ảnh hưởng đến thính giác.
…
Thông báo ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ những thuốc, kể cả thực phẩm chức năng đang dùng để được cân nhắc thay đổi hợp lý.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú
Tính an toàn cũng như rủi ro khi dùng cho phụ nữ mang thai và đang có con bú chưa được thiết lập đầy đủ. Do đó, không dùng clarithromycin cho người mang thai, trừ khi không còn liệu pháp nào thay thế và phải theo dõi thật cẩn thận. Sử dụng thận trọng khi dùng clarithromycin cho người cho con bú.
Đối với người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể gây đau đầu, chóng mặt, mất phương hướng, lú lẫn ảnh hưởng bất lợi đến khả năng lái xe và vận hành máy móc nên cần thận trọng khi dùng cho các đối tượng này.
Lưu ý khác
– Sử dụng thuốc kéo dài có thể dẫn đến tăng sinh vi nấm và vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc. Do đó, hãy lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp.
– Đã có báo cáo về tác dụng ngoài ý muốn gây viêm ruột kết màng giả khi điều trị và tiêu chảy do Clostridium difficile ở bệnh nhân kết thúc liệu trình. Vậy nên, khai thác tiền sử dùng thuốc là điều cần thiết.
– Ngừng sử dụng thuốc khi thấy xuất hiện các triệu chứng vàng da, ngứa, nước tiểu sẫm màu, đau bụng do thuốc đã gây ảnh hưởng bất lợi đến gan.
– Thận trọng khi dùng cho các bệnh nhân sau:
+ Suy gan, suy thận từ vừa đến nặng.
+ Bệnh động mạch vành, suy tim nặng.
+ Thiếu magnesium, nhịp tim chậm (< 50 lần/phút).
Bảo quản
– Nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
– Nhiệt độ không quá 30℃.
– Tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.
Thuốc Clabact 250 giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc hiện đã được phép bày bán tại các hiệu thuốc lớn, nhỏ trên toàn quốc với giá dao động khoảng 60.000 đồng/hộp. Giá bán có thể thay đổi ít nhiều tùy thuộc vào từ địa điểm phân phối.
Để mua được thuốc chất lượng tốt mà giá cả hợp lý, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline hoặc đặt hàng trực tiếp trên website.
Review của khách hàng về chất lượng thuốc
Thuốc Clabact 250 có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Nhạy cảm với nhiều vi khuẩn gram âm và dương. Đặc biệt kết hợp với các thuốc khác để điều trị Hp trong viêm loét dạ dày-tá tràng.
– Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng cao.
– Dạng bào chế viên nén có độ ổn định cao, dễ bảo quản và mang theo người.
– Giá thành phù hợp.
Nhược điểm
– Có thể gây tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.
– Chưa có đầy đủ nghiên cứu khi dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
– Gây hiện tượng tương tác thuốc khi dùng chung với các dược phẩm khác.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.