Thuốc CTTPROZIL 500 là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun – Việt Nam.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén bao phim.
Thành phần
1 viên thuốc có chứa:
– Cefprozil 500mg.
– Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của thành phần chính Cefprozil
– Kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 2.
– Cơ chế: Trên in vitro, ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn dẫn đến ức chế nhiều chủng vi khuẩn Gram âm và dương.
– Phổ tác dụng: Vi khuẩn Gram dương hiếu khí, Gram âm hiếu khí và vi khuẩn kị khí.
– Hầu hết các chủng của nhóm B. fragilis và H. influenza kháng Ampicillin đã đề kháng với thuốc.
Chỉ định
Thuốc CTTPROZIL 500 được sử dụng trong những trường hợp nhiễm khuẩn sau:
– Viêm họng, viêm amidan.
– Nhiễm trùng da và cấu trúc da.
– Viêm tai giữa cấp tính (AOM).
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dùng đường uống.
– Uống nguyên viên thuốc với nhiều nước.
– Thời điểm sử dụng: Không cùng bữa ăn.
Liều dùng
Tham khảo liều sau đây:
– Trẻ em 2 – 12 tuổi:
Nhiễm trùng da và cấu trúc da: Uống 20mg/kg mỗi 12 giờ trong 10 ngày.
– Trẻ em 6 tháng – 12 tuổi:
Viêm tai giữa, viêm xoang cấp tính (nhiễm trùng vừa và nặng): Uống 15mg/kg mỗi 12 giờ trong 10 ngày.
– Trẻ em ≥ 13 tuổi:
+ Viêm họng, viêm amidan: Uống 1 viên/lần/ngày trong 10 ngày.
+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp:
Viêm xoang cấp: Uống 250mg mỗi 12 giờ trong 10 ngày. Nhiễm khuẩn trung bình đến nghiêm trọng: Uống 1 viên mỗi 12 giờ trong 10 ngày.
Nhiễm khuẩn thứ cấp của viêm phế quản cấp: Uống 1 viên mỗi 12 giờ trong 10 ngày.
+ Nhiễm khuẩn tổ chức da và da không biến chứng: Uống 250mg hoặc 1 viên mỗi 12 giờ trong 10 ngày.
– Người lớn:
+ Viêm tai giữa cấp: Uống 1 viên mỗi 12 giờ trong 10 ngày.
+ Viêm họng, viêm amidan: Uống 1 viên/lần/ngày trong 10 ngày.
+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp:
Viêm xoang cấp: Uống 250mg mỗi 12 giờ trong 10 ngày. Nhiễm khuẩn trung bình đến nặng: Uống 1 viên mỗi 12 giờ trong 10 ngày.
Nhiễm khuẩn thứ cấp của viêm phế quản cấp, đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: Uống 1 viên mỗi 12 giờ trong 10 ngày.
+ Nhiễm khuẩn tổ chức da và da không biến chứng: Uống 250mg hoặc 1 viên mỗi 12 giờ trong 10 ngày.
– Bệnh nhân suy gan: Không cần hiệu chỉnh liều.
– Bệnh nhân suy thận:
+ Độ thanh thải Creatinin ≥ 30ml/phút: Không cần hiệu chỉnh liều.
+ Độ thanh thải Creatinin < 30ml/phút: Liều sử dụng bằng khoảng một nửa so với liều dùng thông thường.
– Người cao tuổi: Không cần hiệu chỉnh liều, ngoại trừ chức năng gan và thận trầm trọng.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Khi quên liều:
– Dùng ngay sau khi nhớ ra càng sớm càng tốt.
– Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, uống liều kế tiếp như dự định.
Khi quá liều:
– Triệu chứng: Hiện chưa có báo cáo về hiện tượng quá liều xảy ra trên người. Đối với liều 3000mg/kg trên khỉ thì xuất hiện tiêu chảy và chán ăn.
– Cách xử trí:
+ Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, ngừng sử dụng và báo ngay với bác sĩ để có những biện pháp xử trí kịp thời.
+ Trường hợp quá liều nghiêm trọng, đặc biệt đối với bệnh nhân suy giảm chức năng thận, nên tiến hành chạy thận nhân tạo.
Chống chỉ định
Thuốc CTTPROZIL 500 không được sử dụng trong những trường hợp sau:
– Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
– Dị ứng với các kháng sinh nhóm Cephalosporin.
Tác dụng không mong muốn
Một số tác dụng phụ được báo cáo được tổng hợp chi tiết theo tần suất cụ thể như sau:
– Thường gặp: Buồn nôn, viêm âm đạo, tăng AST, ALT, nôn, tiêu chảy, ngứa bộ phận sinh dục, đau bụng.
– Ít gặp: Lo lắng, ban đỏ, chóng mặt, buồn ngủ, tăng Bilirubin, đau đầu, mày đay, mất ngủ, tăng Alkaline Phosphatase, hiếu động, lẫn lộn.
– Hiếm gặp: Tăng BUN, bạch cầu, Creatinin máu.
Nếu trong quá trình sử dụng có xuất hiện bất cứ tác dụng ngoại ý nào, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để nhận được sự hỗ trợ thích hợp.
Tương tác thuốc
Thận trọng khi phối hợp thuốc CTTPROZIL 500 với những thuốc sau:
– Probenecid: Làm tăng AUC của Cefprozil.
– Kiểm tra Glucose niệu: Có thể cho kết quả dương tính giả.
– Kháng sinh Aminoglycosid: Gây độc trên thận.
Thông báo với bác sỹ hoặc dược sỹ các loại thuốc bạn đang dùng hoặc gần đây có sử dụng bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, các vitamin và thảo dược bổ sung.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ mang thai: Chưa có nghiên cứu lâm sàng cho thấy các tác hại cũng như độ an toàn của thuốc trên đối tượng này. Tốt nhất, tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng.
– Bà mẹ cho con bú: Thuốc phân bố vào trong sữa mẹ. Vậy nên, tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, đau đầu, lo lắng, lẫn lộn, hiếu động. Thận trọng khi dùng đối với người lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
– Thuốc được kê đơn và bán theo đơn.
– Dùng thuốc kéo dài có thể hình thành và phát triển quá mức vi khuẩn hoặc nấm không nhạy cảm. Khi bội nhiễm xảy ra, nên có biện pháp điều trị thích hợp .
– Chỉ sử dụng thuốc để phòng và điều trị nhiễm trùng khi đã được chứng minh gây ra bởi những vi khuẩn nhạy cảm với thuốc.
– Sử dụng thuốc làm thay đổi hệ vi sinh bình thường ở đại tràng và có thể cho phép vi khuẩn Clostridium difficile phát triển quá mức, gây nên những bệnh tiêu chảy và viêm đại tràng. Cần có những biện pháp xử trí kịp thời.
– Có thể cho kết quả Test Coomb’s trực tiếp dương tính.
– Đã có những báo cáo về phản ứng quá mẫn như phản vệ, hội chứng Stevens – Johnson, phản ứng huyết thanh, ban đỏ. Ngừng thuốc nếu xuất hiện phản ứng quá mẫn, có biện pháp trị liệu thích hợp.
– Nếu dùng thuốc kéo dài hoặc trong trường hợp không nhiễm khuẩn, có thể xảy ra nguy cơ kháng thuốc.
– Trước khi điều trị, cần cẩn thận tìm hiểu phản ứng quá mẫn đã xảy ra trước đó với Cephalosporin, Penicillin, hoặc các thuốc khác.
– Tránh dùng thuốc ở những người đã xảy ra phản ứng quá mẫn kiểu phản vệ. Thận trọng đối với bệnh nhân đã xảy ra tác dụng phụ (phát ban, tăng bạch cầu ưa Eosin).
– Khi sử dụng đường uống, tá dược dầu thầu dầu trong công thức thuốc có thể gây đau bụng, tiêu chảy.
– Thận trọng dùng thuốc ở những người có tiền sử bệnh tiêu hóa, đặc biệt viêm đại tràng.
– Sử dụng thuốc trên bệnh nhân suy thận nguy cơ dẫn đến phát triển các chủng tác nhân gây bệnh không nhạy cảm.
– Riêng đối với viêm tai giữa nên kết hợp việc sử dụng thuốc với chế độ ăn uống hợp lý, khoa học.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Để xa tầm tay của trẻ.
Thuốc CTTPROZIL 500 giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc hiện được bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc với giá khoảng 280.000 đồng/hộp. Trên trang web của chúng tôi đang có mức giá tri ân khách hàng, chỉ 265.000 VNĐ/hộp.
Để mua được thuốc chất lượng, giá cả hợp lý cũng như nhận được sự tư vấn hợp lý từ các dược sĩ, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline hoặc đặt hàng qua website.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc CTTPROZIL 500 có tốt không? Để nhận được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại một số ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Thuốc điều trị viêm họng, viêm amidan, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng da và cấu trúc da, viêm tai giữa cấp tính hiệu quả.
– Chất lượng sản phẩm tốt, an toàn.
– Điều trị được cho người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.
Nhược điểm
– Thận trọng dùng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú.
– Cẩn thận khi sử dụng đối với người lái xe và vận hành máy móc.
– Nguy cơ rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng,… trong khi dùng thuốc.
– Giá thành tương đối đắt.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.