Dịch truyền Lipofundin MCT/LCT 20% là thuốc gì?
Nhà sản xuất
B.Braun Melsungen AG.
Quy cách đóng gói
Chai 250ml.
Dạng bào chế
Nhũ tương tiêm truyền.
Thành phần
Trong 100ml dịch truyền gồm có:
– Thành phần dược chất:
+ Dầu đậu tương tinh luyện 10g.
+ Các triglyceride chuỗi trung bình 10g.
– Hàm lượng acid béo cần thiết:
+ Acid linoleic 48-58g/l.
+ Acid α-linoleic 5-11g/l.
– Tá dược vừa đủ: Glycerol, lecithin trứng, all-rac- α-tocopherol, matri oleate, nước cất pha tiêm.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của các thành phần chính trong công thức
– Triglyceride chuỗi trung bình:
+ Được thủy phân, loại bỏ nhanh hơn khỏi tuần hoàn, oxy hóa hoàn toàn hơn so với triglyceride chuỗi dài.
+ Là cơ chất năng lượng hay dùng khi có rối loạn về giáng hóa hay rối loạn khi sử dụng triglycerides chuỗi dài như trong các trường hợp: thiếu lipase lipoprotein, các đồng yếu tố lipase lipoprotein, thiếu carnitine, suy giảm hệ thống vận chuyển phụ thuộc carnitine.
– Triglycerid chuỗi dài (dầu đậu nành):
+ Cung cấp acid béo không bão hòa.
+ Có tác dụng phòng và điều trị thiếu hụt acid béo. Ngoài ra chức năng phụ là làm nguồn năng lượng.
– Glycerol:
+ Tạo đẳng trương cho nhũ tương.
+ Tham gia quá trình chuyển hóa glucose và lipid: Là chất được chuyển hóa sinh ra năng lượng, hoặc sử dụng tổng hợp glucose, glycogen, triglyceride.
– Phosphatide:
+ Nhũ hóa cho triglyceride.
+ Là thành phần màng tế bào, đảm bảo trạng thái lỏng và chức năng của màng.
Chỉ định
Thuốc được chỉ định trong các trường hợp:
– Cung cấp năng lượng từ thành phần sử dụng sẵn có MCT.
– Cung cấp acid béo thiết yếu nuôi dưỡng toàn thân qua đường tĩnh mạch.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Thuốc dùng đường truyền tĩnh mạch.
– Lắc nhẹ chai thuốc trước khi tiêm truyền.
– Nhũ tương cần đưa về nhiệt độ phòng trước khi sử dụng, đặt sản phẩm vào thiết bị hâm nóng.
– Nếu sử dụng bộ lọc thì các bộ lọc phải có khả năng thấm lipid.
– Trước khi sử dụng đầu nối chữ Y hoặc bộ nối cần kiểm tra độ tương hợp.
– Đặt đầu nối chữ Y hoặc đầu nối thông càng gần bệnh nhân càng tốt khi nhũ tương lipid dùng cùng với dung dịch acid amin và carbohydrat.
– Liệu trình điều trị thường dùng trong 1-2 tuần. Khi có chỉ định dùng thêm có thể dùng Lipofundin MCT/LCT 20% lâu hơn cùng với theo dõi thích hợp.
– Tốc độ truyền thấp nhất có thể. Trong 15 phút đầu truyền với tốc độ 50% tốc độ tối đa được sử dụng.
– Tốc độ tối đa:
+ Người lớn: 0,15g/kg/h. Ở bệnh nhân 70kg tốc độ là 52,5ml/h. Lượng lipid được dùng là 10,5h.
+ Trẻ em và trẻ vị thành niên: 0,13g/kg/h.
+ Trẻ sơ sinh thiếu tháng, đủ tháng, trẻ tập đi: 0,17g/kg/h.
Liều dùng
Liều dùng của thuốc được điều chỉnh để phù hợp với từng bệnh nhân và tình trạng bệnh. Chỉ được dùng liều tối đa sau khi tăng từng bước có theo dõi về khả năng dung nạp của thuốc.
– Người lớn:
+ Liều bình thường: 0,7 – 1,5g/kg/ngày. Không vượt quá liều 2g/kg/ngày.
+ Điều trị nuôi dưỡng tại nhà trên 6 tháng cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột ngắn sử dụng liều không vượt quá 1g/kg/ngày.
+ Bệnh nhân 70kg, liều 2g/kg/ngày tương đương liều tối đa hàng ngày 700ml Lipofundin MCT/LCT 20%.
– Bệnh nhi: Tăng dần ở các khoảng tăng 0,5 – 1g/kg/ngày có lợi cho khả năng theo dõi tình trạng tăng triglycerid huyết tương và phòng ngừa thừa lipid huyết.
– Trẻ sơ sinh thiếu tháng, đủ tháng, trẻ tập đi:
+ Liều tối đa: 3 – 4g/kg/ngày.
+ Liều lipid hàng ngày được truyền liên tục trong 24h.
– Trẻ em và trẻ vị thành niên: Không vượt quá liều 2 – 3g/kg/ngày.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều: Thuốc tiêm truyền nên các thao tác được thực hiện bởi các cán bộ y tế, hạn chế tình trạng quên liều.
Quá liều:
– Xuất hiện triệu chứng: Tăng lipid máu, nhiễm toan chuyển hóa, có thể có hội chứng quá tải chất béo.
– Nếu xuất hiện triệu chứng cần ngừng truyền và điều trị triệu chứng.
– Sau khi các triệu chứng đã giảm, khuyến cáo nên truyền lại và tăng dần tốc độ truyền có giám sát.
Chống chỉ định
Không sử dụng Dịch truyền Lipofundin MCT/LCT 20% đối với bệnh nhân:
– Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Tăng lipid máu nặng.
– Rối loạn đông máu nặng.
– Suy gan nặng, ứ mật trong gan.
– Suy thận nghiêm trọng mà không có biện pháp thay thế thận.
– Nghẽn mạch huyết khối cấp tính.
– Nghẽn mạch do mỡ.
– Xuất huyết tạng tăng nặng.
– Nhiễm toan chuyển hóa.
Chống chỉ định chung đối với nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch:
– Tình trạng tuần hoàn không ổn định, đe doạ tính mạng (trạng thái xẹp và sốc).
– Điều kiện chuyển hóa không ổn định: Hội chứng sau xâm lấn nặng, hôn mê không rõ nguyên nhân, nhiễm khuẩn huyết nặng…
– Giai đoạn cấp của nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
– Rối loạn cân bằng thể dịch và điện giải không điều chỉnh được: Giảm kali máu, mất nước nhược trương.
– Suy tim mất bù.
– Phù phổi cấp.
Tác dụng không mong muốn
Trong quá trình sử dụng, các báo cáo về các tác dụng phụ bất lợi mà bệnh nhân có thể gặp phải với các tần suất khác nhau.
Rất hiếm gặp:
– Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Tăng khả năng đông máu.
– Rối loạn miễn dịch: Phản ứng dị ứng như phản ứng phản vệ, phát ban trên da, phù thanh quản, miệng và mặt.
– Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng lipid máu, glucose máu, nhiễm toan chuyển hóa, nhiễm ceton-acid.
– Rối loạn thần kinh: Nhức đầu, mất ngủ.
– Rối loạn mạch máu: Tăng/hạ huyết áp, đỏ mặt.
– Rối loạn hô hấp, ngực, trung thất: Khó thở, xanh tím.
– Rối loạn da, mô dưới da: Ban đỏ, vã mồ hôi.
– Rối loạn cơ xương, mô liên kết: Đau lưng, xương, ngực, vùng thắt lưng.
– Rối loạn chung và tại vị trí dùng thuốc: Tăng thân nhiệt, cảm giác lạnh, rét run, hội chứng quá tải chất béo.
Chưa rõ tần suất:
– Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Giảm bạch cầu, tiểu cầu.
– Rối loạn gan – mật: Ứ mật.
Khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào kể trên cần thông báo ngay bác sĩ để có cách giải quyết kịp thời. Cần ngừng truyền Lipofundin ngay lập tức hoặc giảm liều.
Khi bắt đầu truyền lại cần theo dõi cẩn thận nhất ở thời điểm bắt đầu và xác định nồng độ triglycerid huyết thanh.
Tương tác thuốc
Các báo cáo về tương tác giữa thuốc Lipofundin với các thuốc/ thức ăn dùng cùng:
– Heparin: Có thể làm tăng phân giải lipid huyết tương và giảm nhất thời sự thanh thải triglycerid.
– Dẫn xuất coumarin: Do trong dầu đậu tương có vitamin K mặc dù hàm lượng rất nhỏ nhưng vẫn cần theo dõi tình trạng đông máu của bệnh nhân khi dùng đồng thời.
– Tương kỵ của thuốc: Không dùng Lipofundin làm dung dịch dẫn truyền cho dung dịch điện giải, các thuốc khác hoặc trộn với các dung dịch tiêm truyền khác mà chưa được kiểm soát.
Để đảm bảo an toàn bệnh nhân vẫn cần liệt kê các thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng với y bác sĩ để theo dõi, đề phòng xảy ra tương tác và có thể xử trí nếu có tương tác xảy ra.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ có thai:
+ Các dữ liệu nghiên cứu trên động vật chưa đủ để kết luận về độc tính của thuốc trên thai nhi. Hạn chế các dữ liệu về việc sử dụng thuốc trên người.
+ Chỉ sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai khi đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ.
– Phụ nữ cho con bú:
+ Các thành phần trong dịch truyền được bài tiết vào sữa mẹ. Ở liều điều trị chưa ghi nhận tác dụng bất lợi.
+ Khuyến cáo tốt nhất không nên cho con bú khi đang dùng thuốc.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc không gây ảnh hưởng bất lợi đối với người lái xe hay khi vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
– Theo dõi nồng độ triglyceride thường xuyên trong quá trình sử dụng. Nếu nồng độ > 4,6mmol/l cần giảm tốc độ truyền và tạm ngưng khi nồng độ > 11,4mmol/l.
– Kiểm soát cân bằng điện giải, thể dịch, acid-base, chức năng tim mạch, và số lượng tế bào máu, tình trạng đông máu, chức năng gan khi truyền lâu dài.
– Cần truyền 1 lượng carbohydrate, Acid amin đầy đủ trong tĩnh mạch cùng nhũ tương béo để tránh nhiễm toan.
– Bệnh nhân cần nuôi dưỡng hoàn toàn qua đường tĩnh mạch cần đảm bảo đủ lượng dịch và cần bổ sung vitamin, nguyên tố vi lượng, carbohydrate, acid amin, điện giải.
– Bệnh nhân cao tuổi: Thận trọng đối với người có bệnh suy tim, suy thận.
– Bệnh nhân suy giảm chức năng chuyển hóa lipid:
+ Thận trọng ở đối tượng: suy thận, suy gan, suy giáp, tiểu đường, viêm tụy, nhiễm khuẩn huyết.
+ Theo dõi nồng độ triglycerid huyết thanh và điều chỉnh liều theo mức dung nạp.
– Bệnh nhi:
+ Trẻ thiếu tháng có nguy cơ thừa bilirubin huyết cao do các acid béo tự do giải phóng từ triglycerid cạnh tranh với bilirubin tại vị trí liên kết.
+ Trẻ sơ sinh cần được theo dõi nồng độ triglycerid huyết thanh và dịch truyền bảo quản ở nơi tránh ánh sáng trong quá trình truyền để giảm hình thành triglycerid hydroperoxide.
+ Nên giảm liều nếu triglycerid huyết tương trong quá trình truyền > 2,8mmol/l ở trẻ sơ sinh và > 4.5mmol/l đối với trẻ lớn hơn.
Điều kiện bảo quản
– Thuốc được bảo quản trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh nắng, nhiệt độ dưới 25 độ C.
– Hủy bỏ sản phẩm nếu bị đông lạnh.
– Chỉ dùng 1 lần. Bỏ phần nhũ tương chưa sử dụng.
– Để ngoài tầm với của trẻ em.
– Không sử dụng thuốc sau ngày hết hạn trên bao bì.
– Chỉ sử dụng khi bao bì không bị hư hỏng, nhũ tương dạng đồng nhất có màu trắng sữa. Kiểm tra xem nhũ tương có bị tách lớp trước khi dùng.
Dịch truyền Lipofundin MCT/LCT 20% giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, dịch truyền Lipofundin MCT/LCT 20% được phân phối tại một số cơ sở cấp phép trên toàn quốc với giá dao động theo từng cơ sở bán và phân phối.
Để mua được sản phẩm chất lượng tốt, giá cả hợp lý, đồng thời được các dược sĩ tư vấn tận tình kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi theo các cách sau đây:
– Gọi điện đến số hotline của nhà thuốc.
– Đặt hàng ngay trên website.
– Chat với dược sĩ tư vấn.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Dịch truyền Lipofundin MCT/LCT 20% có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Cung cấp các acid béo cần thiết khi bệnh nhân cần nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch.
– Với hàm lượng 20% thuốc được ưu tiên sử dụng hơn so với các nhũ tương lipid có hàm lượng thấp hơn.
– Sản phẩm thuộc tập đoàn dược phẩm lớn nên đảm bảo về chất lượng.
Nhược điểm
– Là sản phẩm tiêm truyền nên cần có thao tác của các cán bộ y tế.
– Giá sản phẩm có thể cao.
– Có nhiều tác dụng phụ có thể gặp phải.
– Hạn chế sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.