Thuốc Fenostad 67 là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm.
Quy cách đóng gói
Hộp 6 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nang cứng.
Thành phần
Mỗi viên có chứa:
– Fenofibrate (tồn tại dưới dạng fenofibrate pellets 66,0%) 67mg.
– Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Fenofibrate
– Là dẫn xuất của acid Fibric, có tác dụng hạ lipid máu.
– Cơ chế tác dụng:
+ Hoạt hóa PPAR alpha nên làm tăng protein Apoprotein AI và Apoprotein AII gắn kết với lipid.
+ Tăng cường sự phân giải lipid, loại bỏ Triglyceride bằng cách kích thích hoạt động của Lipoprotein lipase và giảm sản xuất Apoprotein CIII.
+ Ngăn cản quá trình sinh tổng hợp cholesterol xấu (VLDL, LDL) ở gan và tăng sản xuất cholesterol tốt HDL.
Vì vậy, thuốc làm giảm đáng kể lượng lipid phân bố trong máu và loại bỏ các yếu tố làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Chỉ định
Thuốc Fenostad 67 được chỉ định dùng kết hợp với chế độ ăn kiêng hoặc phương pháp điều trị hạ lipid không dùng thuốc (tập thể dục, giảm cân) trong các trường hợp sau:
– Tăng nồng độ Triglyceride trong máu nặng không có hoặc có hàm lượng HDL cholesterol thấp.
– Tăng lipid huyết phối hợp khi chống chỉ định hoặc cơ thể không đáp ứng với statin.
– Tăng lipid huyết phối hợp ở những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao. Kết hợp với một thuốc Statin khi không kiểm soát được nồng độ Triglycerid và HDL cholesterol trong máu .
Cách dùng
Cách sử dụng
– Sử dụng đường uống.
– Uống trong bữa ăn cùng với 1 ly nước lọc.
– Để đạt được hiệu quả như mong muốn, cần có chế độ ăn kiêng hợp lý.
Liều dùng
Tuân thủ liều lượng theo đơn của bác sĩ. Tham khảo liều như sau:
– Người lớn:
+ Liều khuyến cáo: Uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày.
+ Trong trường hợp cần thiết, có thể tăng liều lên 4 viên/ngày, chia thành 4 lần dùng. Khi kết hợp điều trị với Statin không khuyến cáo dùng liều này.
– Người trên 65 tuổi: Không cần điều chỉnh liều đối với những người có chức năng thận bình thường. Nếu bệnh nhân có chức năng thận suy giảm với eGFR dưới 60 mL/phút/1,73m2 thì cần điều chỉnh liều.
– Bệnh nhân suy thận:
+ Nếu eGFR dưới 30 mL/phút/1,73m2: Khuyến cáo không sử dụng.
+ Nếu eGFR từ 30 – 59 mL/phút/1,73m2: Dùng liều chuẩn 100mg hoặc 67mg/ngày. Và dừng sử dụng thuốc nếu eGFR tiếp tục giảm đến dưới 30 mL/phút/1,73m2.
– Bệnh nhân suy gan: Khuyến cáo không sử dụng.
Trẻ em: Liều dùng khuyến cáo 1 viên/ngày/20kg cân nặng.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Khi quên liều: Uống liều đã quên ngay sau khi nhớ ra. Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, uống liều tiếp theo như dự định. Tuyệt đối không uống gấp đôi với mục đích bù liều.
– Khi quá liều: Nếu chẳng may uống quá liều và xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng, đến ngay trung tâm y tế để được xử lý kịp thời.
Chống chỉ định
Thuốc Fenostad 67 tuyệt đối không dùng cho những trường hợp sau:
– Dị ứng với Fenofibrate hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào trong công thức.
– Bệnh nhân suy gan, suy chức năng thận nặng.
– Người đã từng mắc bệnh túi mật trước đó.
– Bệnh nhân viêm tụy cấp hoặc mạn, ngoại trừ trường hợp viêm tụy cấp do tăng triglycerid huyết nặng.
– Nhạy cảm với ánh sáng hoặc nhiễm độc ánh sáng khi điều trị bằng các Fibrate hay Ketoprofen.
Tác dụng không mong muốn
– Theo báo cáo lâm sàng, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng: Đau bụng, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, đầy hơi, chán ăn, tăng transaminase, nồng độ homocysteine trong huyết thanh.
– Ngoài ra, có thể gặp một số tác dụng phụ ngoại ý khác như: Sỏi mật, huyết khối, đau cơ, viêm cơ, giảm hemoglobin và bạch cầu,…
– Báo cáo với bác sĩ tác dụng phụ gặp phải trong thời gian sử dụng thuốc để có biện pháp khắc phục.
Tương tác thuốc
Theo nghiên cứu trên lâm sàng, thuốc Fenostad 67 có thể xảy ra tương tác với các thuốc sau:
– Thuốc ức chế HMG CoA reductase: Làm tăng nguy cơ tổn thương cơ và
viêm tụy cấp.
– Cyclosporin: Tăng nguy cơ tổn thương cơ.
– Tăng hoạt lực thuốc chống đông máu gây nguy cơ xuất huyết khi dùng chung.
– Gây độc cho gan khi phối hợp với các thuốc ức chế MAO, perhexiline maleate,…
– Thay đổi dược động học của các thuốc chuyển hóa qua Cyp2C19, Cyp2A6.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, thông báo với bác sĩ về toàn bộ các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ mang thai: Cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích của người mẹ và nguy cơ đối với sức khỏe của thai nhi trước khi sử dụng cho bà bầu vì chưa có nhiều nghiên cứu lâm sàng trên đối tượng này.
– Bà mẹ cho con bú: Chưa có nhiều dữ liệu nghiên cứu trên phụ nữ đang cho con bú. Vậy nên, tính an toàn chưa được thiết lập, không nên sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc không ảnh hưởng các hoạt động cần khả năng tập trung như lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
– Đối với những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 không kiểm soát, suy tuyến giáp, thận hư, rối loạn protein huyết nên điều trị bệnh lý trước khi sử dụng thuốc. Đồng thời, cần xác định rõ nguyên nhân tăng lipid huyết là nguyên phát hay thứ phát để có phác đồ điều trị chuẩn.
– Thận trọng đối với bệnh nhân có tiến triển tăng transaminase và khi nồng độ SGOT và SGPT tăng quá 3 lần so với mức bình thường hoặc có các triệu chứng của viêm gan nên ngưng việc sử dụng thuốc.
– Cân nhắc kỹ trước khi sử dụng cho những người có nguy cơ mắc bệnh cơ và/hoặc tiêu cơ vân như: Bệnh nhân trên 70 tuổi, có tiền sử bệnh rối loạn cơ di truyền hoặc gia đình có người mắc, suy thận, suy giáp, nghiện rượu.
– Ngừng ngay việc dùng thuốc lại khi thấy đau viêm cơ, co cứng cơ, yếu cơ, creatine phosphokinase tăng rõ rệt (tăng gấp 5 lần so với mức bình thường).
– Điều chỉnh liều cho những bệnh nhân suy thận nhẹ đến trung bình và theo dõi các chỉ số đánh giá chức năng thận thường xuyên.
– Đối với trẻ em bị tăng lipid di truyền nên bắt đầu điều trị bằng chế độ ăn kiêng có kiểm soát trong vòng 3 tháng trước rồi sau đó bác sĩ sẽ đánh giá để có hướng điều trị tiếp theo.
– Do thuốc có chứa sucrose nên sử dụng cho những người không dung nạp Fructose, kém hấp thu Glucose-Galactose hoặc thiếu hụt enzym Sucrase-Isomaltase.
Điều kiện bảo quản
– Nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Tránh ánh sáng.
– Để xa tầm nhìn và tầm với của trẻ.
– Không sử dụng khi hết hạn sử dụng in trên bao bì.
Thuốc Fenostad 67 giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Fenostad 67 có bán ở các nhà thuốc trên toàn quốc với mức giá chênh lệch ở từng cơ sở.
Nếu bạn có nhu cầu mua thuốc trực tuyến, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline, chúng tôi cam kết hàng chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Hơn nữa, bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhiệt tình từ đội ngũ dược sĩ giàu kinh nghiệm.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Fenostad 67 có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Điều trị được cho cả trẻ em và người lớn.
– Kiểm soát tốt lipid trong máu, ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động máu.
Nhược điểm
– Có thể làm thay đổi dược động học của các thuốc khác khi dùng chung.
– Ảnh hưởng đến chức năng gan, thận nên phải thật thận trọng hoặc không nên sử dụng cho những đối tượng mắc các vấn đề này.
– Chưa thiết lập được tính an toàn tuyệt đối trên phụ nữ có thai và cho con bú.
– Trong thời gian điều trị, có thể gặp phải tình trạng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.