Thuốc Hemax 2000UI là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty Bio Sidus S.A.- Argentina.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 lọ bột đông khô và 1 ống dung môi.
Dạng bào chế
Bột đông khô pha tiêm.
Thành phần
Mỗi lọ bột đông khô có chứa:
– Erythropoietin 2000 IU.
– Tá dược: Manitol, Sodium clorid, Monobasic sodium phosphat, Dibasic phosphat, dodecahydrat, Human albumin.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của thành phần chính Erythropoietin
Erythropoietin – hormon thiết yếu để tạo hồng cầu trong tủy xương, chủ yếu do thận sản xuất để đáp ứng với thiếu oxy mô. Một phần nhỏ (10% đến 14%) hồng cầu do gan tổng hợp (gan là cơ quan chính sản xuất ra Erythropoietin ở bào thai).
Khi bệnh nhân gặp phải tình trạng thiếu máu do suy thận, HIV điều trị bởi zidovudin, ung thư sử dụng hoá trị liệu, phẫu thuật hoặc trẻ em sinh non, việc cung cấp erythropoietin có các tác dụng chính sau:
– Có tác dụng như một yếu tố tăng trưởng, kích thích hoạt tính gián phân các tế bào gốc dòng hồng cầu và các tế bào tiền thân hồng cầu (tiền nguyên hồng cầu) ở tuỷ xương.
– Có tác dụng gây biệt hóa, kích thích biến đổi đơn vị tạo cụm (CFU) thành tiền nguyên hồng cầu.
– Phóng thích hồng cầu lưới từ tủy xương đi vào dòng máu tạo thành hồng cầu, dẫn đến số lượng hồng cầu tăng lên, nâng mức hematocrit và hemoglobin.
Chỉ định
Thuốc Hemax 2000 IU được chỉ định trong các trường hợp:
– Thiếu máu ở người suy thận, bao gồm cả bệnh nhân chạy thận nhân tạo.
– Bệnh nhân không lọc máu có triệu chứng thiếu máu được cân nhắc để điều trị nếu có mức hematocrit ít hơn 10g/dl.
– Thiếu máu do hóa trị liệu ở người bị bệnh ác tính không ở tủy xương.
– Thiếu máu do liên quan đến Zidovudin ở người bệnh nhiễm HIV.
– Điều trị thiếu máu đẳng sắc – hồng cầu bình thường bao gồm thiếu máu do các rối loạn viêm như viêm khớp dạng thấp.
– Điều trị thiếu máu ở mức độ vừa phải (nhưng không thiếu sắt) ở người bệnh trước phẫu thuật chọn lọc (không phải tim hoặc mạch máu) nhằm tăng sản lượng máu thu thập để truyền máu tự thân, giảm nhu cầu truyền máu đồng loại.
– Điều trị thiếu máu ở trẻ sơ sinh thiếu tháng.
Cách dùng
Cách sử dụng
Dùng qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da.
Liều dùng
Liều lượng phụ thuộc vào bệnh, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh như sau:
Thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn tính:
– Liều khởi đầu:
+ Tiêm tĩnh mạch: 50 U/kg/liều, 3 lần/tuần.
+ Tiêm dưới da: 40 U/kg/liều, 1 lần/tuần.
– Liều hiệu chỉnh: hiệu chỉnh liều theo sự tăng của hàm lượng hemoglobin:
+ Nếu lượng hemoglobin tăng 1gr/dl trong 4 tuần: tiếp tục giữ nguyên liều.
+ Nếu lượng hemoglobin không tăng 1gr/dl trong 4 tuần: tăng liều tới 25 U/kg.
– Liều tối đa: 250 U/kg, 3 lần/tuần.
– Khi hematocrit đã đạt mục tiêu, liều dùng có thể giảm 30%, chuyển sang đường tiêm dưới da nếu bệnh nhân bắt đầu điều trị với đường tiêm tĩnh mạch.
– Trong trường hợp hematocrit gần sát tới mức 36%, liều dùng cần giảm xuống để lượng hematocrit không vượt qua giá trị này.
– Liều duy trì: tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân. 10% bệnh nhân đang lọc máu cần 25 U/kg x 3 /tuần và 10% cần 200 U/kg x 3 lần/tuần. Liều duy trì thường là 75 U/kg x 3 lần/tuần.
Hematocrit cần đạt được sau khi dùng thuốc là 30-36%. Bệnh nhân có thể không lọc máu, tiêm dưới da được khuyên dùng trong trường hợp này.
Thiếu máu ở bệnh nhân nhiễm HIV điều trị với zidovudin:
– Liều khởi đầu: 100 U/kg x 3 lần/tuần, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da.
– Đánh giá đáp ứng sau 4 tuần điều trị. Nếu không đáp ứng, liều có thể tăng lên tối đa 300 U/kg x 3 lần/tuần.
Thiếu máu ở bệnh nhân ung thư đang trong quá trình hoá trị liệu:
– Liều khởi đầu: 150 U/kg x 3 lần/tuần, tiêm dưới da.
– Đánh giá đáp ứng sau 8 tuần điều trị. Nếu không đáp ứng, liều có thể tăng lên tối đa 300 U/kg x 3 lần/tuần.
Truyền máu cho bệnh nhân phẫu thuật:
Có thể lựa chọn một trong hai chế độ liều sau:
– Liều 300 U/kg, tiêm dưới da trong 10 ngày trước khi phẫu thuật, trong ngày phẫu thuật và 4 ngày sau khi phẫu thuật.
– Liều 600 U/kg, tiêm dưới da mỗi tuần (21, 14, và 7 ngày trước phẫu thuật), và thêm liều thứ tư vào ngày phẫu thuật.
Tất cả bệnh nhân nên được bổ sung đầy đủ sắt để góp phần làm tăng hiệu quả điều trị của thuốc. Việc bổ sung sắt nên được bắt đầu ngay khi bắt đầu điều trị với Hemax và nên duy trì suốt quá trình điều trị.
Thiếu máu ở trẻ sinh thiếu tháng:
– Từ tuần thứ hai sau sinh và trong 8 tuần tiếp theo, liều 250 U/kg, 3 lần/tuần, tiêm dưới da.
– Trẻ em có trọng lượng dưới 750g và chịu rút máu lớn hơn 30ml là phù hợp khi bắt đầu điều trị trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi sinh: liều 1250 U/kg/tuần, chia 5 lần, truyền chậm bên trong tĩnh mạch từ 5-10 phút.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều: Thuốc dạng tiêm truyền nên hạn chế được tình trạng quên liều.
Quá liều:
– Khoảng liều điều trị của Erythropoietin rất rộng. Khi sử dụng quá liều Erythropoietin có thể gây tăng tác dụng của hormon.
– Xử trí bằng cách trích máu tĩnh mạch nếu nồng độ hemoglobin quá cao và kết hợp với các biện pháp hỗ trợ nếu cần.
Chống chỉ định
Thuốc không được dùng trong các trường hợp:
– Tăng huyết áp không kiểm soát được.
– Giảm bạch cầu trung tính ở trẻ sơ sinh.
– Quá mẫn với albumin hoặc sản phẩm từ tế bào động vật có vú.
Tác dụng không mong muốn
Thuốc Hemax 2000 UI dung nạp khá tốt, tác dụng phụ tương đối nhẹ và thường phụ thuộc vào liều. Tiêm tĩnh mạch hay gây ra tác dụng phụ nhiều hơn tiêm dưới da.
Khi dùng thuốc có thể gặp một số tác dụng không mong muốn:
– Tại chỗ: Kích ứng và đau tại chỗ tiêm.
– Tuần hoàn: Tăng huyết áp, phù nề, huyết khối tĩnh mạch sâu.
– Ngoài da: Ngứa, đau ngoài da, ban da, trứng cá.
– Tiêu hóa: Buồn nôn, táo bón, nôn, tiêu chảy, khó tiêu.
– Phản ứng thần kinh trung ương: Sốt, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ.
– Hô hấp: Ho, khó thở, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, sung huyết.
– Sinh dục – tiết niệu: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
– Thần kinh – cơ, xương: Đau khớp, dị cảm.
– Toàn thân: Ớn lạnh và đau xương (triệu chứng giống cảm cúm) chủ yếu ở vào mũi tiêm tĩnh mạch đầu tiên.
– Tuần hoàn: Tăng tiểu cầu tạm thời, huyết khối nơi tiêm tĩnh mạch, cục máu đông trong máy thẩm tích.
– Máu: Tăng kali huyết, thay đổi quá nhanh về hematocrit.
– Thần kinh: Chuột rút, cơn động kinh toàn thể.
Một số tác dụng phụ khác như phản ứng quá mẫn, tăng tiểu cầu, cơn đau thắt ngực, vã mồ hôi xuất hiện với tần suất hiếm gặp. Các tác dụng không mong muốn thường ở mức độ nhẹ và phụ thuộc liều.
Cần theo dõi chỉ số hematocrit thường xuyên và điều chỉnh liều theo đáp ứng nồng độ hemoglobin.
Thống báo cho bác sĩ nếu gặp bất cứ tác dụng phụ nào để được xử trí kịp thời.
Tương tác thuốc
Khi dùng đồng thời với thuốc ức chế men chuyển có thể làm tăng nguy cơ tăng kali huyết, đặc biệt trên bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng thuốc trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ có thai: hiện nay chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy thuốc qua hàng rào nhau thai. Chỉ sử dụng khi đã cân nhắc kĩ giữa lợi ích và nguy cơ.
– Bà mẹ cho con bú: chưa có thông tin về sự bài tiết của thuốc vào sữa mẹ nên cần thận trọng sử dụng trong thời kỳ cho con bú.
Người lái xe và vận hành máy móc
Chưa có báo cáo về các bất lợi khi dùng thuốc trên các đối tượng này, do đó có thể cho phép sử dụng.
Điều kiện bảo quản
– Ở nhiệt độ dưới 2-8 độ C.
– Không để đông lạnh hoặc lắc.
– Không dùng thuốc khi quá hạn sử dụng.
Thuốc Hemax 2000UI giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc đang được bán nhiều trên thị trường khoảng 200.000 VNĐ. Để sở hữu sản phẩm chính hãng, chất lượng tốt, giá cả tốt nhất, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline để có sự lựa chọn tốt nhất.
Sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam lớn nhất xuyên suốt mọi hoạt động của Dược Điển Việt Nam.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Hemax 2000UI có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Điều trị thiếu máu do rất nhiều nguyên nhân.
– Sử dụng được trên cả trẻ em.
– Thuốc dung nạp khá tốt, tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua.
Nhược điểm
– Bắt buộc sử dụng đường tiêm nên cần có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
– Giá thành tương đối cao.
– Có nguy cơ gặp một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng sản phẩm.
– Chưa có nhiều nghiên cứu trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.