Thuốc Huether-50 là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú.
Quy cách đóng gói
Hộp 6 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén bao phim.
Thành phần
Công thức cho mỗi viên thuốc bao gồm:
– Topiramat 25mg.
– Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của các thành phần chính Topiramat
– Topiramat là một dẫn xuất sulfamat của đường monosaccharid D-fuctose, có tác dụng chống co giật, phòng ngừa các cơn đau nửa đầu và điều trị nghiện rượu.
– Cơ chế tác dụng của thuốc chưa được xác định rõ ràng. Nhưng từ các dữ liệu nghiên cứu, có thể giải thích tác dụng chống động kinh, cắt cơn đau nửa đầu của thuốc qua 4 đặc tính sau:
+ Chẹn kênh Natri phụ thuộc điện thế.
+ Tăng cường hoạt động của GABA.
+ Đối kháng thụ thể Glutamat phân nhóm AMPA/kinat.
+ Ức chế enzym Carbonic anhydrase.
Chỉ định
Thuốc được sử dụng đơn lẻ hoặc phối hợp để hỗ trợ điều trị cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi trong các trường hợp sau:
– Xuất hiện các cơn động kinh khởi phát cục bộ.
– Cơn động kinh có cơ cứng, co giật toàn thân.
– Cơn động kinh có kèm hội chứng Lennox Gestaunt.
– Dự phòng cơn đau nửa đầu.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Uống bất kỳ lúc nào mà không cần bận tâm đến bữa ăn.
– Uống nguyên viên, không bẻ hoặc nghiền nát cùng với 1 ly nước lọc.
Liều dùng
Dựa vào khả năng đáp ứng lâm sàng, bác sĩ sẽ kê liều lượng sao cho phù hợp với từng đối tượng. Liều khởi đầu thường thấp, sau đó được điều chỉnh đến mức liều đạt được hiệu quả.
Sau đây là liều dùng tham khảo trong điều trị động kinh:
* Đơn trị:
– Đối với người lớn liều khuyến cáo là 400mg/ngày, chia thành 2 lần dùng vào buổi sáng và tối. Lịch trình trị liệu chuẩn trong 6 tuần như sau:
+ Tuần 1: Uống 25mg/lần, mỗi ngày 2 lần.
+ Tuần 2: Uống 50mg/lần, mỗi ngày 2 lần.
+ Tuần 3: Uống 75mg/lần, mỗi ngày dùng 2 lần.
+ Tuần 4: Uống 100mg/lần, mỗi ngày 2 lần.
+ Tuần 5: Uống với liều 150mg/lần, mỗi ngày 2 lần.
+ Tuần 6: Uống liều 200mg/lần, mỗi ngày 2 lần.
– Đối với trẻ từ 2 đến 10 tuổi: Liều dùng được tính theo cân nặng và ngày cũng uống 2 lần vào sáng và tối. Cụ thể:
+ Trẻ có cân nặng dưới 11kg: Liều tối thiểu 150mg/ngày, liều tối đa 250mg/ngày.
+ Cân nặng từ 12 – 22kg: Liều tối thiểu 200mg/ngày, liều tối đa 300mg/ngày.
+ Cân nặng từ 23 – 31kg: Liều tối thiểu 200mg/ngày, liều tối đa 350mg/ngày.
+ Cân nặng từ 32 – 38kg: Liều tối thiểu 250mg/ngày, liều tối đa 350mg/ngày.
+ Cân nặng trên 38kg: Liều tối thiểu 250mg/ngày, liều tối đa 400mg/ngày.
* Hỗ trợ điều trị: Bệnh nhân trên 17 tuổi, sử dụng với liều khuyến cáo từ 200- 400mg/ngày, chia thành 2 lần uống. Liều dùng ban đầu chỉ khoảng 25-50 mg/ngày rồi sau đó tăng thêm khoảng 25-50mg mỗi tuần đến khi đạt được liều điều trị hiệu quả, nhưng không được vượt quá 400mg/ngày.
Liều dùng tham khảo trong dự phòng đau nửa đầu:
– Liều khuyến cáo thông thường là 100mg/ngày, cũng chia thành 2 lần dùng vào buổi sáng và tối. Liệu trình dự phòng điều trị chuẩn theo tuần như sau:
+ Tuần 1: Chỉ dùng 1 liều 25mg duy nhất vào buổi tối.
+ Tuần 2: Uống 25mg/lần, ngày 2 lần vào sáng và tối.
+ Tuần 3: Uống liều 25mg vào buổi sáng và liều 50mg vào buổi tối.
+ Tuần 4: Uống 50mg/lần, ngày 2 lần vào sáng và tối.
– Bệnh nhân suy gan và thận dùng theo liều khuyến cáo của bác sĩ.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Khi quên liều:
+ Sử dụng liều đó ngay khi nhớ ra.
+ Dùng liều mới khi gần đến giờ dùng liều tiếp theo và hãy bỏ qua liều đã quên.
+ Không uống bù liều.
– Khi quá liều:
+ Triệu chứng nhức đầu, buồn ngủ, kích động, nhiễm toan chuyển hóa và hạ kali huyết đã được báo cáo ở một số bệnh nhân uống 6 – 40g Topiramat.
+ Thậm chí, người bệnh còn rơi vào trạng thái hôn mê trong 20 – 24 giờ sau khi uống liều 96 – 110g Topiramat.
+ Nếu chẳng may dùng quá liều và xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng, đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Chống chỉ định
Không được sử dụng khi người bệnh quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong công thức.
Tác dụng không mong muốn
Vì thuốc Huether-50 thường được sử dụng phối hợp với các thuốc động kinh nên rất khó xác định, tác dụng phụ xảy ra đối với người bệnh là do thuốc nào. Một số tác dụng phụ được báo các khi điều trị hỗ trợ cụ thể như sau:
– Ở người lớn:
+ Thường gặp: Buồn ngủ, chóng mặt, lo âu, rối loạn ngôn ngữ, thị giác, buồn nôn, chán ăn, dị cảm, nhìn đôi, suy nhược cơ thể, khó tập trung, mất điều hòa.
+ Đôi khi còn xuất hiện triệu chứng kích động, không nhận thức đúng mùi vị, dễ xúc động, dáng đi bất thường, vô cảm, rối loạn tâm thần, giảm bạch cầu, sỏi thận.
– Ở trẻ em:
+ Thường gặp: Buồn ngủ, biếng ăn, mệt mỏi, lo âu, đi đứng bất thường, rối loạn nhân cách, khó tập trung, tăng động, buồn ngủ, giảm trí nhớ, dị cảm.
+ Ít gặp: Dễ xúc động, kích động hoặc vô cảm, ảnh hưởng đến nhận thức, ảo giác, tâm thần, trầm cảm, giảm bạch cầu.
– Khi điều trị đơn lẻ thuốc, người bệnh thường gặp những tác dụng phụ sau: dị cảm, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, buồn ngủ, giảm cân.
Tương tác thuốc
Một số tương tác đã được báo cáo, bao gồm:
– Thuốc chuyển hóa qua gan: Theo các nghiên cứu in vitro, Topiramat ức chế nhẹ CYP2C19 và cảm ứng nhẹ CYP3A4 nên có thể xảy ra tương tác với các thuốc chuyển hóa qua 2 enzyme này.
– Amitriptylin tăng Cmax và AUC khoảng 12% khi dùng phối hợp.
– Thuốc chống co giật (Phenytoin, Carbamazepin, Valproic) làm giảm nồng độ hoạt chất Topiramat trong máu.
– Thuốc đái tháo đường:
+ Glyburid bị giảm sinh khả dụng.
+ Metformin có xu hướng tăng Cmax và AUC, còn Topiramat có độ thanh thải giảm. Chưa rõ tầm quan trọng của tương tác này trên lâm sàng nhưng Topiramat có thể gây nhiễm toan chuyển hóa nên đây là một trong những điều kiện chống chỉ định dùng chung với Metformin.
+ Thuốc gây rối loạn thân nhiệt: Nguy cơ tăng thân nhiệt.
+ Thuốc ức chế Carbonic anhydrase: Tăng nguy cơ hoặc làm nặng nhiễm toan chuyển hóa, hình thành sỏi mật.
+ Rượu và các thuốc ức chế thần kinh trung ương: Chưa có đánh giá trên lâm sàng nhưng Topiramat có khả năng ức chế hệ thần kinh, cẩn trọng khi phối hợp.
+ Digoxin, Diltiaze, Lithi: Thay đổi dược động học của thuốc.
+ Hydroclorothiazid: Giảm nồng độ Kali trong máu.
+ Thuốc tránh thai đường uống: Giảm hấp thu của Ethinyl Estradiol khi dùng chung Topiramat + Acid Valproic.
Báo cáo với bác sĩ tất cả loại thuốc và thực phẩm chức năng bạn đang dùng để kiểm tra tương tác.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ mang thai: Chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ bởi vì thuốc có thể gây hại cho thai nhi.
– Bà mẹ cho con bú: Hoạt chất Topiramat có thể phân bố vào trong sữa mẹ ở mức 10-20% nồng độ trong huyết tương người mẹ. Do đó, cẩn thận khi sử dụng cho đối tượng này.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Trong quá trình sử dụng, thuốc có thể gây ra các cơn buồn ngủ, chóng mặt, giảm tập trung và nhận thức, ảnh hưởng đến quá trình lái xe hoặc sử dụng máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
– Nhiễm toan chuyển hóa, tăng clo huyết và mất cân bằng điện giải đã được báo cáo xảy ra khi điều trị bằng thuốc Huether-50. Nếu trường hợp này xuất hiện và diễn ra kéo dài, cần cân nhắc giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc (giảm từ từ).
– Theo dõi chặt chẽ sự giảm tiết mồ hôi và tăng thân nhiệt ở trẻ em khi điều trị bằng Topiramat, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng. Chú ý bù nước và chất điện giải vào trong cơ thể.
– Thông báo với bác sĩ khi có các triệu chứng bất thường về mắt như nhìn mờ, rối loạn thị giác, đau mắt.
– Người bệnh đang dùng thuốc chống co giật dù bất cứ chỉ định nào cũng cần được theo dõi về những bất thường trong tâm trạng, lo âu, ý nghĩ tự tử. Trạng thái lo âu, kích động, có thái độ thù địch, hưng cảm có thể là dấu hiệu cảnh báo cho ý muốn tự tử.
Điều kiện bảo quản
– Nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Hộp kín, tránh ánh sáng.
– Để xa tầm với của trẻ.
Thuốc Huether-50 giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc Huether-50 đang được bán các nhà nhà thuốc, quầy thuốc với nhiều mức giá khác nhau.
Nếu muốn mua thuốc với chất lượng tốt, giả cả hợp lý, được đội ngũ dược sĩ chuyên môn tư vấn nhiệt tình, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline hoặc đặt hàng trực tiếp trên website.
Đến mua hàng của Dược Điển Việt Nam, bạn không phải lo về chất lượng và giá cả.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Huether-50 có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Dạng viên thuận tiện khi sử dụng và mang theo.
– Sử dụng được trong điều trị đơn lẻ hoặc phối hợp chống cơn động kinh.
– Điều trị được cho cả trẻ em và người lớn.
Nhược điểm
– Nguy cơ nhiễm toan chuyển hóa.
– Cần phải theo dõi chặt chẽ sự giảm bài tiết mồ hôi và tăng thân nhiệt khi điều trị cho trẻ.
– Có nhiều tương tác với các thuốc khác.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.