Thuốc Kalimate là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 2.
Quy cách đóng gói
Hộp 30 gói x 5g.
Dạng bào chế
Dạng bột.
Thành phần
Mỗi viên thuốc bao gồm:
– Calci polystyren sulfonat 5g.
– Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc Kalimate
Tác dụng của Calci polystyren sulfonat
– Calci polystyrene sulfonate là một loại polime trao đổi các cation với ion calci. Khi dùng đường uống hoặc đường trực tràng, calci sẽ trao đổi với kali trong ruột đặc biệt là ruột kết. Mỗi gram Calci polystyrene sulfonate có khả năng trao đổi in vitro lý thuyết khoảng 1,3 đến 2 milimol (mmol) kali (K +). Tuy nhiên trong in vivo, lượng kali thực tế trao đổi sẽ ít hơn. Kali trao đổi sẽ tích lũy trong đường tiêu hóa và thải trừ qua phân.
– Càng về phần cuối của đường tiêu hóa (ruột già) thì nồng độ kali càng cao. Vì vậy, thời gian Calci polystyrene sulfonate ở trong ruột là yếu tố quyết định hiệu quả của thuốc Kalimate. Do đó, thuốc dùng đường uống sẽ cho hiệu quả cao hơn đường trực tràng.
– Calci polystyrene sulfonate không hòa tan trong nước và không bị hấp thu vào máu theo đường uống do cấu trúc phân tử lớn.
Chỉ định
Thuốc Kalimate được dùng với công dụng giảm kali máu trong các trường hợp sau:
– Tăng kali máu do suy thận cấp hoặc mạn tính.
– Bệnh nhân lọc máu có nồng độ kali trong máu cao trên 6.0 – 6.5 mmol/L.
Cách dùng
Cách sử dụng
Thuốc được sử dụng theo hai cách: đường uống và đường trực tràng cho những bệnh nhân hay bị nôn mửa, có vấn đề về đường tiêu hóa trên. Bệnh nhân bị liệt ruột có thể phối hợp cả hai đường dùng để tăng tác dụng của thuốc.
– Dùng đường uống:
+ Pha với nước lọc để uống (không được pha với các loại nước hoa quả có chứa kali). Nếu dùng cho trẻ em có thể pha thêm đường để dễ sử dụng hơn.
+ Nên ngồi khi uống để tránh hít phải các hạt bụi thuốc bay lên.
+ Nên dùng cách thuốc đường uống khác tối thiểu 3 tiếng.
– Dùng đường trực tràng:
+ Pha với nước hoặc dung dịch dextrose 10%, bơm vào trực tràng sau khi làm ấm tương đương với nhiệt độ cơ thể 37 độ C.
+ Thuốc phải được giữ trong cơ thể ít nhất 9 giờ.
+ Trường hợp thuốc bị chảy ra ngoài, hướng dẫn bệnh nhân ngồi theo tư thế gối- ngực: bắt đầu từ tư thế bò, sau đó gập khuỷu tay, hạ thấp đầu và ngực xuống sàn, chân và mông giữ nguyên cao hơn đầu.
+ Sau khi dùng thuốc xong, phải rửa sạch thuốc khỏi trực tràng. Đối với bệnh nhân có tiền sử thải trừ khó nên dùng biện pháp lấy thuốc khỏi đường tiêu hóa.
Liều dùng của thuốc Kalimate
Tuân theo chỉ định của bác sĩ. Liều dùng khuyến cáo được đưa ra như sau:
– Đường uống:
+ Người lớn và người già: Ngày 3 gói, chia 3-4 lần. Mỗi lần uống 1 gói pha với 15-20ml nước cho đến khi tan hoàn toàn.
+ Trẻ em: Liều ban đầu thích hợp là 1g/kg, pha theo tỉ lệ 3-4ml/1g, chia làm nhiều lần trong ngày. Sau khi kết thúc giai đoạn cấp tính, dùng liều 0.5g/kg để duy trì nồng độ kali trong máu.
– Đường trực tràng:
+ Người lớn và người già: Ngày 30g pha với 150ml nước hoặc dung dịch dextrose 10% dùng theo chỉ dẫn ở phần cách dùng.
+ Trẻ em: Liều ban đầu thích hợp là 1g/kg, pha theo tỉ lệ 5ml/1g, dùng theo chỉ dẫn ở phần cách dùng. Sau khi kết thúc giai đoạn cấp tính, dùng liều 0.5g/kg để duy trì nồng độ kali trong máu.
+ Trẻ sơ sinh: chỉ sử dụng theo đường trực tràng với liều trong khoảng 0.5-1g/kg.
Định liều cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng, vì vậy cần có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng. Nếu dùng quá liều rất dễ dẫn đến táo bón nghiêm trọng ở trẻ.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều: Thuốc được kê đơn và hướng dẫn sử dụng bởi bác sĩ, y tá có chuyên môn nên khó có thể xảy ra hiện tượng quên thuốc.
Quá liều:
– Triệu chứng:
+ Cảm thấy khó chịu hoặc bối rối.
+ Không thể tập trung.
+ Yếu cơ và phản xạ kém dẫn đến tê liệt.
+ Khó thở.
+ Nhịp tim nhanh hơn.
+ Chuột rút cơ bắp.
– Cách xử trí, giải độc:
+ Dùng các thuốc cân bằng điện giải khác để cân bằng lại nồng độ calci, kali trong máu.
+ Dùng thuốc xổ hoặc thụt để đưa thuốc ra khỏi cơ thể.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Kalimate trong các trường hợp sau:
– Quá mẫn với thành phần của thuốc.
– Bệnh nhân có nồng độ Kali trong huyết tương dưới 5mg/L.
– Người bị dễ bị tăng calci huyết: cường cận giáp, đã u tủy, ung thư di căn.
– Bệnh đường ruột tắc nghẽn: một phần hoặc hoàn toàn.
– Trẻ sơ sinh bị giảm nhu động ruột, sinh non, nhẹ cân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Tác dụng không mong muốn của thuốc Kalimate
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc với các tần suất tương ứng như sau:
Thường gặp:
– Liên quan đến tác dụng dược lý của thuốc làm hạ kali máu và tăng calci huyết dẫn đến các biểu hiện lâm sàng: rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng.
– Rối loạn tiêu hóa biểu hiện: dạ dày khó chịu chán ăn buồn nôn, nôn, táo bón, đôi khi xuất hiện tiêu chảy. Phân đóng khối khi dùng đường trực tràng. Ở trẻ em dùng đường uống đã có báo cáo xuất hiện dị vật.
Ít gặp:
– Hẹp đường tiêu hóa, tắc ruột đôi khi viêm đại tràng, thiếu máu đường tiêu hóa, thiếu máu cục bộ có thể dẫn đến hoại tử và thủng ruột đã được báo cáo khi dùng với sorbitol.
– Giảm magie huyết.
Hiếm gặp: Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: viêm phế quản mạn hoặc viêm phế quản-phổi do hít phải bụi thuốc khi dùng đường uống.
Nếu trong quá trình dùng thuốc xuất hiện bất cứ tác dụng bất lợi nào, hãy báo ngay cho bác sĩ/dược sĩ được biết để được hướng dẫn các giải pháp xử trí hợp lý và kịp thời.
Tương tác thuốc
Các tương tác với thuốc Kalimate 5g đã được ghi nhận cụ thể như sau:
– Các tác nhân cho cation: có thể làm giảm hiệu quả liên kết kali của Calci polystyren sulfonat.
– Sorbitol: Không nên sử dụng đồng thời Calci polystyren sulfonat với Sorbitol, có thể gây ra hẹp đường tiêu hóa, thiếu máu cục bộ ở ruột và các biến chứng nặng hơn như hoại tử và thủng ruột.
– Thuốc kháng axit và thuốc nhuận tràng không hấp thụ cation như magie hydroxit, nhôm cacbonat, calci carbonat,…: hiệu quả trao đổi cation của Calci polystyren sulfonat có thể bị giảm, và gây ra hiện tượng nhiễm kiềm chuyển hóa khi sử dụng đồng thời với nhau.
– Liti: Có thể giảm sự hấp thụ lithium.
– Levothyroxin: Có thể giảm hấp thu levothyroxin.
– Các thuốc digitalis như digoxin: các tác dụng độc hại đối với tim tăng lên khi nồng độ kali giảm và nồng độ calci tăng.
Để tránh các tương tác bất lợi ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và đảm bảo an toàn, hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang dùng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Kalimate và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú:
Chưa có dữ liệu đầy đủ nghiên cứu tác dụng của thuốc Kalimate 5g trên phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú. Tính an toàn chưa được thiết lập. Chỉ sử dụng cho các đối tượng này khi thực sự cần thiết.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Không ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc. Do đó cho phép sử dụng trên các đối tượng này.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ không quá 30 độ C.
– Để xa tầm tay của trẻ em.
– Tuyệt đối không dùng khi hết hạn sử dụng in trên bao bì.
Thuốc Kalimate giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Đây là thuốc kê đơn nên cần có chỉ định của bác sĩ. Người bệnh có thể mua thuốc tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc.
Để được tư vấn sử dụng đúng cách và đặt mua thuốc chính hãng với giá cả phải chăng xin hãy liên hệ với qua số hotline của chúng tôi hoặc đặt hàng ngay trên website.
Sức khỏe của bạn là sự quan tâm lớn nhất của đội ngũ Dược Điển Việt Nam.
Review của khách hàng về chất lượng thuốc
Thuốc Kalimate có tốt không? Đây là nỗi trăn trở của hầu hết người dùng. Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Tác dụng hạ kali huyết nhanh.
– Đường dùng thuốc linh động, dùng được cho nhiều đối tượng bệnh nhân.
– Không giải phóng natri nên dùng được cho bệnh nhân bị phù, suy tim, tăng huyết áp do natri gây ra.
Nhược điểm
– Dùng đường trực tràng cần có sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
– Tác dụng phụ gây mất cân bằng điện giải dẫn đến rối loạn trên chuyển hóa và dinh dưỡng thường hay gặp phải nên cần thận trọng khi sử dụng.
– Giá thành tương đối đắt.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.