Thuốc Levothyrox 100μg là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Merck KGaA – Đức.
Quy cách đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén.
Thành phần
Mỗi viên thuốc chứa các thành phần sau:
– Levothyroxin Natri 100μg.
– Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Levothyrox
Levothyroxin có hoạt tính tương tự hormone tự nhiên được giải phóng bởi tuyến giáp. Sau khi vào tuần hoàn chung, thuốc được chuyển hóa thành T3 và phát huy tác dụng đặc hiệu:
– Tăng chuyển hóa ở các mô trong cơ thể, điều hòa sự phát triển của tế bào.
– Hỗ trợ tiêu thụ oxy, thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường, mỡ và đạm.
– Tác động đến hệ thần kinh trung ương, tăng co bóp cơ tim.
Chỉ định
Thuốc được dùng trong các trường hợp sau:
– Bướu giáp đơn thuần lành tính.
– Suy giáp.
– Ung thư giáp.
– Kết hợp với các thuốc kháng giáp trong cường giáp.
– Dự phòng và điều trị tái phát sau phẫu thuật bướu giáp đơn thuần.
– Chẩn đoán xét nghiệm ức chế tuyến giáp.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Sử dụng đường uống.
– Cách dùng:
+ Sử dụng vào buổi sáng, trước ăn 30 phút với nửa ly nước đun sôi để nguội.
+ Đối với trẻ em: Hòa tan viên thuốc với một ít nước tạo thành hỗn dịch và dùng ngay. Uống với nhiều nước hơn so với người lớn.
– Thời gian dùng:
+ Suy giáp, sau phẫu thuật loại bỏ bướu hoặc tuyến giáp, dự phòng tái phát khi cắt bướu giáp đơn thuần: Điều trị suốt đời.
+ Cường giáp: Chỉ dùng trong khoảng thời gian uống thuốc kháng giáp.
+ Bướu giáp đơn thuần lành tính: Sử dụng từ 6 tháng đến 2 năm.
+ Nếu thời gian điều trị này vẫn chưa kiểm soát được bệnh thì nên cân nhắc đến xạ trị I – ốt hoặc giải phẫu.
Liều dùng
Số lần dùng: Liều hằng ngày có thể dùng 1 lần.
Bướu giáp đơn thuần lành tính: 75 – 200μg/ngày.
Suy giáp:
– Người lớn:
+ Bắt đầu với 25 – 50μg/ngày.
+ Liều duy trì: 100 – 200μg/ngày.
– Trẻ em:
+ Liều khởi đầu: 12,5 – 50μg/ngày.
+ Liều duy trì: 100 – 150μg/m2 bề mặt cơ thể/ngày.
– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị suy giáp bẩm sinh: 10 – 15μg/ngày trong 3 tháng đầu. Sau đó, điều chỉnh liều tùy thuộc vào đáp ứng của người bệnh.
Ung thư giáp: 150 – 300μg/ngày.
Dự phòng và điều trị tái phát sau phẫu thuật bướu giáp đơn thuần: 75 – 200μg/ngày.
Kết hợp với các thuốc kháng giáp trong cường giáp: 50 – 100μg/ngày.
Chẩn đoán xét nghiệm ức chế tuyến giáp:
– Uống 200μg/ngày.
– Thời gian dùng: Tuần 2 và 1 trước khi làm xét nghiệm.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Khi quên liều:
+ Sử dụng ngay khi nhớ ra. Trường hợp đã sát thời điểm dùng liều kế tiếp thì bỏ qua, vẫn uống liều tiếp theo đúng kế hoạch đã định.
+ Chú ý: Không dùng gấp đôi số viên khuyến cáo để bù liều đã quên.
– Khi quá liều:
Có thể xuất hiện các triệu chứng quá liều như:
+ Tim đập nhanh, băn khoăn, lo lắng.
+ Cường giáp, các biểu hiện rối loạn tâm thần cấp, nhất là ở người có nguy cơ cao.
+ Đột tử do tim đã được báo cáo ở bệnh nhân lạm dụng thuốc trong nhiều năm.
Vì vậy, theo dõi kỹ biểu hiện của người dùng. Khi có dấu hiệu ngộ độc thuốc, đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị kịp thời.
Chống chỉ định
Không sử dụng trong các trường hợp sau:
– Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần có trong thuốc.
– Suy tuyến yên, tuyến thượng thận, nhiễm độc giáp chưa điều trị.
– Nhồi máu cơ tim cấp, viêm toàn tim cấp, viêm cơ tim cấp.
– Phối hợp với thuốc kháng giáp để điều trị bệnh cường giáp ở phụ nữ có thai.
Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng ngoài ý muốn có thể xuất hiện trong quá trình dùng thuốc như:
– Loạn nhịp tim, bao gồm rung nhĩ và ngoại tâm thu.
– Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, đau ngực.
– Đau đầu, mất ngủ, bồn chồn, u não giả.
– Sốt, run, yếu cơ, chuột rút.
– Tiêu chảy, nôn.
– Tăng tiết mồ hôi, rối loạn kinh nguyệt, sụt cân.
– Dị ứng trên da và đường hô hấp.
Thông báo ngay với bác sĩ khi thấy bất cứ biểu hiện bất thường nào để được tư vấn hợp lý.
Tương tác với thuốc khác
Tương tác có thể xảy ra khi dùng chung với các thuốc khác như:
– Levothyroxin làm giảm hiệu lực điều trị của các thuốc đái tháo đường.
– Gây tăng tác dụng của thuốc chống đông máu khi phối hợp cùng, do đó tăng nguy cơ xuất huyết, đặc biệt ở người cao tuổi.
– Ritonavir, Indinavir, Lopinavir,… ảnh hưởng đến tác dụng điều trị của Levothyroxin.
– Cholestyramine, Colestipol, Sevelamer, các sản phẩm chứa đậu nành,… ngăn cản sự hấp thu của thuốc qua đường tiêu hóa nếu uống chung, dẫn đến sinh khả dụng giảm.
– Orlistat gây suy giáp và/hoặc giảm kiểm soát tình trạng này.
Liệt kê ngay với bác sĩ, dược sĩ những thuốc, kể cả thực phẩm chức năng đang sử dụng để được cân nhắc điều chỉnh hợp lý.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú
– Phụ nữ mang thai:
+ Không có bằng chứng về khả năng gây ngộ độc hay dị tật cho thai nhi khi dùng ở liều khuyến cáo. Tuy nhiên, với liều rất cao, đã có báo cáo về ảnh hưởng bất lợi đến sự tăng trưởng của bào thai và sau sinh.
+ Việc phối hợp với thuốc kháng giáp để điều trị bệnh cường giáp trong giai đoạn này có thể gây suy giáp ở trẻ sơ sinh.
+ Tránh thực hiện xét nghiệm chẩn đoán ức chế tuyến giáp khi có thai.
Do đó, không khuyến cáo dùng thuốc cho đối tượng này.
– Phụ nữ cho con bú:
Levothyroxin có khả năng bài tiết vào sữa mẹ. Mặc dù vậy, nồng độ thuốc trong huyết tương vẫn chưa đủ để gây tiến triển cường giáp hay ức chế TSH ở trẻ nhỏ nếu người mẹ tuân thủ theo đúng chỉ dẫn. Để đảm bảo an toàn, không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Đối với người lái xe và vận hành máy móc
Không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
– Tránh dùng thuốc để điều trị hoặc trước khi thực hiện xét nghiệm ức chế tuyến giáp ở người có bệnh nền sau:
+ Suy mạch vành, đau thắt ngực, xơ cứng tiểu động mạch, cao huyết áp.
+ Suy tuyến yên, tuyến thượng thận.
+ Bệnh tuyến giáp tự chủ.
– Ở người có nguy cơ rối loạn tâm thần nên bắt đầu dùng liều thấp, sau đó mới tăng liều từ từ. Trong quá trình dùng phải kiểm soát kĩ biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân. Khi xuất hiệu các biểu hiện tâm thần, cân nhắc điều chỉnh liều phù hợp.
– Không dùng thuốc để điều trị bệnh cường giáp ở bệnh nhân suy mạch vành, suy tim, rối loạn nhịp nhanh tim.
– Trường hợp suy giáp thứ phát, trước khi điều trị cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân.
– Cần kiểm tra chặt chẽ chức năng tuyến giáp ở phụ nữ mãn kinh và tăng nguy cơ loãng xương để tránh tình trạng nồng độ Levothyroxin máu vượt quá mức cho phép trong điều trị suy giáp.
Bảo quản
– Để thuốc trong bao bì kín, đặt trong phòng khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời.
– Nhiệt độ không quá 30℃.
– Để xa tầm tay trẻ em.
Thuốc Levothyrox 100μg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc hiện đã được phân phối tại các tiệm thuốc tây lớn, nhỏ trên toàn quốc. Tùy vào từng cơ sở bán lẻ, giá thuốc có thể thay đổi ít nhiều. Để mua được hàng chính hãng mà giá cả hợp lý, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline.
Dược Điển Việt Nam với lời hứa thương hiệu, cam kết: Ở đâu RẺ nhất, chúng tôi RẺ hơn. Sự hài lòng của khách hàng là tôn chỉ cho mọi hoạt động của chúng tôi.
Review của khách hàng về chất lượng thuốc
Thuốc Levothyrox 100μg có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Dạng bào chế viên nén có độ ổn định cao, dễ bảo quản và mang theo người.
– Chỉ dùng 1 lần trong ngày nên hạn chế được việc quên liều.
– Hiệu quả sử dụng của thuốc đã được kiểm chứng và công nhận trước khi lưu hành ngoài thị trường.
Nhược điểm
– Có thể xảy ra tác dụng ngoài ý muốn trong quá trình dùng thuốc.
– Không thích hợp dùng cho phụ nữ có thai để điều trị bệnh cường giáp.
– Tương tác với một số thuốc khác nếu dùng chung.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.