Thuốc Lousartan là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Atlantic Pharma – Producoes Farmaccuticas, S.A.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén bao phim.
Thành phần
Mỗi viên có chứa:
– Losartan kali 50mg.
– Hydrochlorothiazide 12,5mg.
– Tá dược: Hydroxypropyl cellulose, tinh bột ngô tiền, Gelatin hóa, Lactose monohydrat, Opadry Y-I-7000 trắng [bao gồm: Titan dioxide (E171), Macrogol 400, Hypromellose 2910 (5 cps)], Magnesi stearat, Cellulose vi tinh thể.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của các thành phần chính trong công thức
– Losartan:
+ Là chất đối kháng thụ thể Angiotensin II (type AT1) dạng tổng hợp.
+ Cơ chế: Chẹn có chọn lọc thụ thể AT1 ở nhiều mô có mạch máu, tuyến thượng thận, thận và tim.
+ Tác dụng:
* Ngăn chặn sự co mạch và giải phóng Aldosteron.
* Duy trì tốc độ lọc cầu thận và làm giảm phân số lọc cầu thận.
* Giảm Protein niệu, phân suất thải Albumin và IgG ở bệnh nhân tăng huyết áp không kèm đái tháo đường có Protein niệu.
* Giảm nồng độ acid uric trong huyết thanh (thường < 0,4 mg/dL).
* Tăng chỉ số tim và giảm áp lực mao mạch phổi bít, sức cản mạch toàn thân, huyết áp động mạch toàn thân trung binh, nhịp tim.
* Làm giảm nồng độ Aldosteron và Norepinephrine trong tuần hoàn.
– Hydrochlorothiazide:
+ Là thuốc lợi tiểu thuộc nhóm Thiazid.
+ Cơ chế: Ảnh hưởng đến cơ chế tái hấp thu điện giải ở ống thận.
+ Tác dụng:
* Làm tăng đào thải Natri và Clo.
* Giảm thể tích huyết tương, tăng tiết Aldosteron, tăng hoạt tính Renin trong huyết tương, từ đó tăng cường đào thải Kali và Bicarbonat.
– Losartan – Hydrochlorothiazide (HCTZ):
+ Hiệp đồng hạ huyết áp tốt hơn là dùng đơn lẻ từng thuốc.
+ Làm giảm tình trạng mất Kali do tác dụng của thuốc lợi tiểu.
+ Giảm acid Uric mức độ nhẹ và thoáng qua.
Chỉ định
Thuốc Lousartan được dùng trong những trường hợp bệnh nhân bị tăng huyết áp nguyên phát mà huyết áp không kiểm soát được khi dùng đơn độc bằng Losartan hoặc Hydrochlorothiazide.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dùng theo đường uống.
– Thời điểm sử dụng: Nên uống cả viên với một cốc nước và có thể dùng trong hoặc ngoài bữa ăn.
– Ngoài việc sử dụng thuốc, để kiểm soát tốt huyết áp nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.
Liều dùng
Theo chỉ định của bác sĩ hoặc tham khảo liều điều trị tăng huyết áp như sau: Liều duy trì thường dùng:
– Uống 1 viên/lần/ngày. Nếu không đáp ứng có thể tăng liều lên 2 viên/lần/ngày (đây là liều tối đa được dùng).
– Thời gian điều trị: Thông thường từ 3- 4 tuần.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Khi quên liều:
+ Dùng liều đó ngay khi nhớ ra.
+ Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, uống liều tiếp theo như dự định.
+ Không uống gấp đôi liều.
– Khi quá liều:
+ Triệu chứng: Chưa có thông tin cụ thể.
+ Cách xử trí: Ngừng sử dụng và theo dõi bệnh nhân chặt chẽ. Điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng.
Chống chỉ định
Thuốc Lousartan không được sử dụng cho những trường hợp sau:
– Người mẫn cảm với Losartan, các dẫn chất Sulfonamid (như hydroclorothiazid) hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
– Suy gan nặng, tắc nghẽn đường mật, ứ mật.
– Kali huyết hạ hoặc tăng Calci huyết kháng trị.
– Phụ nữ đang ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.
– Suy thận nặng.
– Vô niệu.
– Dùng đồng thời với Aliskiren ở bệnh đái tháo đường.
– Hạ Natri huyết dai dẳng.
– Acid uric máu/gút tăng có biểu hiện triệu chứng.
Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng bất lợi có thể gặp trong quá trình sử dụng thuốc:
Losartan:
– Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Ít gặp gút, chán ăn.
– Rối loạn hệ miễn dịch: Hiếm gặp phản ứng phản vệ, phù mạch, mày đay.
– Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Ít gặp vết bầm máu, tan máu, thiếu máu, ban xuất huyết Henoch-Schönlein.
– Rối loạn tâm thần:
+ Hay gặp: Mất ngủ.
+ Ít gặp: Lú lẫn, trầm cảm, mơ bất thường, rối loạn giấc ngủ, ngủ gà, giảm trí nhớ, lo âu, rối loạn lo âu, rối loạn hoảng loạn.
– Rối loạn hệ thần kinh:
+ Hay gặp: Chóng mặt, đau đầu.
+ Ít gặp: Bệnh thần kinh ngoại vi, run, đau nửa đầu, ngất, bồn chồn, dị cảm.
– Rối loạn tai và mê lộ: Ít gặp chóng mặt, ù tai.
– Rối loạn mắt: Ít gặp: Nóng/nhức mắt, viêm kết mạc, giảm thị lực, mờ mắt.
– Rối loạn tim: Ít gặp đau xương ức, đau thắt (ngực, blốc nhĩ thất độ I, hạ huyết áp thế đứng, tai biến mạch máu não, tụt huyết áp, nhồi máu cơ tim, trống ngực, loạn nhịp tim (rung nhĩ, nhịp xoang chậm, nhịp tim nhanh, rung thất, nhịp nhanh thất).
– Rối loạn mạch: Ít gặp viêm mạch máu.
– Rối loạn tiêu hóa:
+ Hay gặp: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu.
+ Ít gặp: Táo bón, đau răng, khô miệng, đầy hơi, viêm dạ dày, nôn.
– Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất:
+ Hay gặp: Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nghẹt mũi, viêm xoang, ho, rối loạn xoang.
+ Ít gặp: Khó chịu ở họng, viêm thanh quản, viêm họng, khó thở, viêm phế quản, chảy máu cam, tắc nghẽn đường hô hấp, viêm mũi.
– Rối loạn gan, mật: Chưa rõ tần suất bất thường chức năng gan.
– Rối loạn da và mô mềm: Ít gặp rụng tóc, viêm da, khô da, hồng ban, đỏ bừng, nhạy cảm với ánh sáng, mày đay, ngứa, nổi mẩn, đổ mồ hôi.
– Rối loạn thận và tiết niệu: Ít gặp tiểu đêm, tiểu nhiều lần, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
– Rối loạn cơ xương và mô liên kết:
+ Hay gặp: Đau chân, đau cơ, vọng bẻ, đau lưng.
+ Ít gặp: Đau cánh tay, sưng khớp, đau đầu gối, đau cơ xương, viêm khớp, đau vai, đau hông, đau khớp, viêm khớp, đau xơ cơ, yếu cơ.
– Rối loạn hệ sinh sản và tuyến vú: Ít gặp giảm ham muốn tình dục, bất lực.
– Rối loạn toàn thân và phản ứng tại vị trí sử dụng:
+ Hay gặp: Mệt mỏi, suy nhược, đau ngực.
+ Ít gặp: Sốt, phù mạch.
– Xét nghiệm:
+ Hay gặp: Giảm nhẹ Hematocrit và Hemoglobin, tăng Kali huyết.
+ Ít gặp: Tăng nhẹ nồng độ Urê và Creatinin trong huyết thanh.
+ Rất ít gặp: Tăng men gan và Bilirubin.
Hydroclorothiazid:
– Rối loạn hệ miễn dịch: Hiếm gặp phản ứng phản vệ.
– Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Ít gặp mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu, ban xuất huyết, giảm tiểu cầu.
– Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Ít gặp tăng Acid uric trong máu, giảm Kali huyết, giảm Natri huyết, chán ăn, tăng đường huyết.
– Rối loạn tâm thần: Ít gặp mất ngủ.
– Rối loạn mắt: Chứng thấy sắc vàng, mờ mắt thoáng qua.
– Rối loạn hệ thần kinh: Hay gặp đau đầu.
– Rối loạn mạch: Ít gặp viêm động mạch hoại tử như viêm mạch máu, viêm mạch máu da.
– Rối loạn tiêu hóa: Ít gặp viêm tuyến nước bọt, co thắt, kích thích dạ dày, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón.
– Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Ít gặp suy hô hấp như viêm phổi kẽ, phù phổi.
– Rối loạn gan, mật: Viêm tụy, vàng da.
– Rối loạn da và mô mềm: Ít gặp mày đay, hoại tử thường bị nhiễm độc, nhạy cảm với ánh sáng.
– Rối loạn cơ xương và mô liên kết: Ít gặp vọp bẻ.
– Rối loạn thận và tiết niệu: Ít gặp viêm thận kẽ, Glucose niệu, suy thận, rối loạn chức năng thận.
– Rối loạn toàn thân và phản ứng tại vị trí sử dụng: Ít gặp chóng mặt, sốt.
Thông báo cho bác sĩ bất kỳ phản ứng phụ khi dùng thuốc.
Tương tác thuốc
– Tương tác với Losaran:
+ Các thuốc trị tăng huyết áp khác: Tăng tác dụng hạ huyết áp của Losartan.
+ Các chất gây hạ huyết áp như thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc trị rối loạn tâm thần, Baclofen, Amifostine: Tăng nguy cơ hạ huyết áp.
+ Cimetidin: Tăng AUC của Losartan.
+ Fluconazol, Rifampicin, Phenobarbital: Làm giảm lượng chất chuyển hóa có hoạt tính khi Losartan được chuyển hóa nhờ cytochrome P450 (CYP) 2C9 thành chất chuyển hóa Acid carboxy có hoạt tính.
+ Lithium: Tăng có hồi phục nồng độ Lithium trong huyết thanh và có thể dẫn đến ngộ độc.
+ Thuốc làm tăng nồng độ Kali như Heparin, thuốc lợi tiểu tiết kiệm Kali: Amilorid, Triamteren, Spironolacton hoặc thực phẩm bổ sung Kali hoặc muối thay thẻ chứa Kali: Làm tăng nồng độ Kali trong huyết tương.
+ Thuốc ức chế angiotensin II hoặc thuốc NSAID như Acid acetylsalicylic ở liều kháng viêm, thuốc ức chế COX II chọn lọc và NSAID không chọn lọc: Suy giảm chức năng thận dẫn đến suy thận cấp, làm khả năng hạ huyết áp giảm đi, nồng độ Kali trong huyết tương tăng lên đặc biệt ở người có tiền sử suy chức năng thận.
– Tương tác với Hydroclorothiazid:
+ Rượu, Barbiturat, thuốc ngủ hoặc chống trầm cảm: Nguy cơ hạ huyết áp tư thế đứng.
+ Các thuốc chống đái tháo đường: Ảnh hưởng đến dung nạp Glucose.
+ Metformin: Có thể gây suy chức năng thận.
+ Cholestyramin và Colestipol resins: Giảm mức độ hấp thu Hydroclorothiazid.
+ Các thuốc chống tăng huyết áp khác: Hiệp đồng tác dụng.
+ Corticosteroid, ACTH: Tăng mất điện giải, đặc biệt là Kali huyết.
+ Các thuốc giãn cơ xương, không khử cực (như Tubocurarine): Tăng đáp ứng với thuốc giãn cơ.
+ Các Amin co mạch (như Adrenalin): giảm đáp ứng với các amin co mạch nhưng chưa cần thiết phải dừng thuốc.
+ Lithium: Giảm thanh thải Lithium qua thận và làm tăng nguy cơ nhiễm độc Lithium.
+ Các thuốc kháng cholinergic như Atropin, Biperiden: Tăng sinh khả dụng của thuốc lợi tiểu Thiazid.
+ Các thuốc điều trị gút như Probenecid, Sulfinpyrazon và Allopurinol: giảm nồng độ Acid uric do đó cần tăng liều Probenecid hoặc Sulfinpyrazon, có thể gây phản ứng dị ứng với Allopurinol.
+ Các thuốc gây độc tế bào như Cyclophosphamid, Methotrexat: Làm giảm bài tiết các thuốc gây độc tế bào qua thận và làm nặng thêm tác dụng ức chế tủy xương.
+ Salicylat: Tăng độc tính của các Salicylat trên hệ thần kinh trung ương.
+ Methyldopa: Có nguy cơ dẫn đến thiếu máu tán huyết.
+ Các Glycosid tim: Giảm Magnesi và Kali huyết do thiazid có thể tạo điều kiện cho tình trạng loạn nhịp tim do Digitalis.
+ Cyclosporin: Tăng nguy cơ tăng Acid uric máu và các biến chứng dạng gut cua Hydroclorothiazid.
+ Các thuốc bị ảnh hưởng bởi tình trạng rối loạn Kali huyết thanh: Giảm Kali huyết.
+ Các muối Calci: Tăng nồng độ Calci trong huyết thanh do giảm bài tiết Calci.
+ Xét nghiệm cận lâm sàng: Ảnh hưởng đến chức năng tuyến cận giáp.
+ Các thuốc cản quang chứa Iod: Nguy cơ suy thận cấp có thể tăng lên do thuốc lợi tiểu làm mất nước, cần bổ sung nước cho cơ thể.
+ Carbamazepin: Hạ Natri huyết triệu chứng.
+ Amphotericin B (dùng đường tiêm), Corticosteroid, ACTH hoặc các thuốc nhuận tràng kích thích: Làm nặng thêm tình trạng mất cân bằng điện giải, đặc biệt là hạ Kali huyết.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ đang mang thai: Không nên dùng thuốc Lousartan, đặc biệt trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ do Lousartan có nguy cơ dẫn đến quái thai. Chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ. Các trường hợp khác thì cần dừng ngay thuốc hoặc dùng thuốc thay thế đã được chứng minh là không có hại cho phụ nữ đang mang thai.
– Bà mẹ đang cho con bú: Chưa có dữ liệu về ảnh hưởng của thuốc đến đối tượng này, tuy nhiên Hydroclorothiazid bài tiết qua được sữa mẹ, do đó khuyến cáo nên dùng các thuốc thay thế an toàn hơn.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc do gây chóng mặt hoặc buồn ngủ. Thận trọng khi sử dụng.
Lưu ý đặc biệt khác
– Lousartan:
+ Giám sát bệnh nhân có tiền sử phù mạch.
+ Theo dõi thường xuyên chức năng thận.
+ Có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ ở những người hạ huyết áp quá mức.
+ Cẩn trọng khi dùng cho bệnh nhân bị hẹp động mạch chủ và van hai lá hoặc bệnh cơ tim phì đại.
+ Có thể gây tụt huyết áp triệu chứng.
+ Suy gan: Nồng độ Losartan trong huyết tương tăng lên rõ rệt ở bệnh nhân xơ gan.
+ Cường Aldosteron nguyên phát: Không đáp ứng với các thuốc chống tăng huyết áp.
+ Bệnh mạch vành và bệnh mạch não: Có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim khi giảm huyết áp quá mức hoặc cục bộ.
+ Suy tim: Nguy cơ tụt huyết áp nặng và suy thận ở bệnh nhân suy tim.
+ Yếu tố chủng tộc: Người da đen đáp ứng thuốc kém hơn các nhóm bệnh nhân khác do lượng Renin thấp hơn.
– Hydrochlorothiazide: Xảy ra tụt huyết áp và mất điện giải ở một số ít bệnh nhân.
– Tá dược: Công thức thuốc Lousartan có chứa Lactose do đó không dùng cho bệnh nhân không dung nạp Galactose, thiếu men Lapp-lactase hoặc kém hấp thu Glucose-Galactose.
Điều kiện bảo quản
– Nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Tránh ánh sáng.
– Để xa tầm nhìn và tầm với của trẻ.
– Không sử dụng khi hết hạn sử dụng in trên bao bì.
Thuốc Lousartan giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc hiện được bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc với giá dao động khác nhau. Trên trang web của chúng tôi đang có mức giá tri ân khách hàng, chỉ 53.000VNĐ/hộp
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về sản phẩm, hãy liên hệ cho chúng tôi theo số hotline. Chúng tôi luôn cam kết thuốc chất lượng tốt, chính hãng, giá cả hợp lý và giao hàng nhanh nhất có thể.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Lousartan có tốt không? Cùng Dược Điển Việt Nam điểm lại một số ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng sản phẩm:
Ưu điểm
– Dạng viên thuận tiện khi sử dụng và mang theo.
– Điều trị tăng huyết áp hiệu quả.
– Chỉ cần uống 1 lần trong ngày.
– Giá thành hợp lý.
Nhược điểm
– Trong quá trình dùng thuốc xuất hiện nhiều tác dụng bất lợi.
– Không dùng được cho trẻ em.
– Không dùng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.