Thuốc Nafloxin 400mg/200ml là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Cooper Pharmaceuticals S.A.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 chai 200ml.
Dạng bào chế
Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch.
Thành phần
Mỗi chai có chứa:
– Ciprofloxacin lactate 508,8g tương đương Ciprofloxacin 400mg.
– Tá dược vừa đủ 200ml.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Ciprofloxacin
– Kháng sinh nhóm Fluoroquinolone có hoạt tính kháng khuẩn.
– Cơ chế tác dụng dược lý: Ức chế Enzyme Topoisomerase II và IV, do đó ngăn cản quá trình sao chép, phiên mã, sửa chữa và tái tổ hợp ADN nên giết chết vi khuẩn.
Chỉ định
Thuốc Nafloxin 400mg/200ml được dùng cho những trường hợp sau:
– Trẻ em và thanh thiếu niên nhiễm khuẩn:
+ Phế quản ở người bị xơ hóa nang do P. aeruginosa.
+ Đường tiêu hóa có biến chứng và viêm thận.
+ Bệnh than qua đường hô hấp (điều trị phòng ngừa và cho khỏi bệnh).
+ Nhiễm khuẩn nặng nếu thực sự cần thiết.
– Người lớn có nhiễm khuẩn:
+ Đường hô hấp dưới do vi khuẩn Gram (-) như viêm phổi, đợt kịch phát của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
+ Viêm tai giữa mạn tính.
+ Viêm tiểu khung, kể cả do lậu cầu khuẩn N. gonorrhoeae. Cần phải biết tỷ lệ kháng Ciprofloxacin ở địa phương và mức độ nhạy cảm căn cứ vào các kết quả thử nghiệm.
+ Nhiễm khuẩn ổ bụng, da và mô mềm do vi khuẩn Gram (-), xương và khớp.
+ Viêm tai ngoài do trực khuẩn mủ xanh.
+ Dự phòng và điều trị nhiễm khuẩn ở người mắc giảm bạch cầu trung tính.
+ Nhiễm khuẩn tiết niệu không phức tạp, đợt cấp của viêm phế quản mạn, viêm xoang cấp: Chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dùng bằng đường truyền tĩnh mạch.
– Cần nhân viên y tế thực hiện để đảm bảo an toàn.
Liều dùng
Theo chỉ định của bác sĩ. Tham khảo liều lượng như sau:
– Thời gian: thường từ 5-21 ngày hoặc hơn trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng.
– Liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
– Thời gian tiêm truyền:
+ Trẻ em: 60 phút.
+ Người lớn: 400g dung dịch trong 60 phút và 200 mg dung dịch trong 30 phút.
– Sau khi dùng đường tiêm truyền, phác đồ cần chuyển sang dạng uống như viên nén, hỗn dịch càng sớm càng tốt.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Khi quên liều: Được thực hiện bởi nhân viên y tế nên tránh được hiện tượng quên liều. Tuy nhiên nếu không may xảy ra báo ngay với bác sĩ.
– Khi quá liều:
+ Dùng 12g gây ngộ độc nhẹ, 16g gây suy thận cấp. Triệu chứng: Mệt mỏi, chóng mặt, rung, ảo giác, lú lẫn, động kinh, mệt mỏi, suy thận, suy gan, đau bụng, tinh thể niệu, huyết niệu.
+ Nếu lỡ dùng quá liều và xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng, báo cáo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Chống chỉ định
Thuốc Nafloxin 400mg/200ml không được sử dụng cho những trường hợp sau:
– Quá mẫn với bất cứ thành phần nào có trong công thức hoặc kháng sinh nhóm Quinolon khác.
– Kết hợp với Tizanidine.
Tác dụng không mong muốn
Tác dụng phụ được báo cáo như sau:
– Thường gặp: Buồn nôn, tiêu chảy, phản ứng tại chỗ tiêm.
– Ít gặp: Tăng bạch cầu ưa acid, kích động, rối loạn tâm thần vận động, chán ăn, chóng mặt, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, đầy hơi, đau bụng, nôn, khó tiêu, phát ban, mày đay, phát ban, ngứa, đau khớp, đau cơ xương, sốt, suy nhược, sốt, suy thận.
– Hiếm gặp: Phù mạch, phản ứng dị ứng, thiếu máu, giảm tiểu cầu, viêm đại tràng do kháng sinh, rối loạn thính giác, nhịp nhanh, lú lẫn, ảo giác, mơ khi ngủ, Glucose huyết tăng,…
– Rất hiếm: Thiếu máu tán huyết, mất bạch cầu hạt, rối loạn tâm thần, rối loạn màu sắc, nhức nửa đầu, rối loạn thần kinh khứu giác, tăng áp lực nội sọ,..
– Chưa rõ tần suất: Loạn nhịp thất và xoắn đỉnh, kéo dài khoảng QT, bệnh thần kinh ngoại vi.
Nếu thấy bất kỳ tác dụng phụ nào, thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được xử lý kịp thời.
Tương tác thuốc
Một số tương tác đã được báo cáo, bao gồm:
– Tizanidine: Gây giảm huyết áp và tác dụng an thần.
– Ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và tăng tần suất các phản ứng phụ khi kết hợp với thuốc kháng Vitamin K, Methotrexate, Probenecid, Theophylline, Phenytoin, Clozapine, Sildenafil, Caffeine, Pentoxifylline, Cyclosporin, Ropinitrole.
– Thuốc chống loạn nhịp, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống rối loạn tâm thần, kháng sinh nhóm Macrolide: Có thể làm thay đổi nhịp tim.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ mang thai: Thuốc gây ảnh hưởng lên sụn ở động vật chưa trưởng thành, do đó không ngoại trừ được nguy cơ gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Không sử dụng trong giai đoạn thai kỳ.
– Bà mẹ cho con bú: Thuốc bài xuất vào sữa mẹ. Vì gây hại nên sụn khớp không dùng cho đối tượng này.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, mất ngủ ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Thận trọng khi sử dụng cho đối tượng này.
Lưu ý đặc biệt khác
– Cần phải hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy chức năng thận.
– Thận trọng cho đối tượng:
+ Bệnh thần kinh, động kinh.
+ Tổn thương hoặc rối loạn gân liên quan đến việc sử dụng kháng sinh nhóm Quinolon.
+ Tiểu đường: Nguy cơ hạ đường huyết.
+ Nhược cơ: Có thể trầm trọng hơn.
+ Vấn đề về tim.
+ Di truyền thiếu hụt Glucose – 6 phosphate dehydrogenase: Nguy cơ thiếu máu với Ciprofloxacin.
Điều kiện bảo quản
– Nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Tránh ánh sáng.
– Để xa tầm nhìn và tầm với của trẻ.
– Không sử dụng khi hết hạn sử dụng in trên bao bì.
Thuốc Nafloxin 400mg/200ml giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc đang được bán tại cơ sở y tế được cấp phép với giá dao động khoảng 100.000 VNĐ tùy từng thời điểm.
Để có hộp thuốc chất lượng tốt, chính hãng với giá ưu đãi nhất thì hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline.
Sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam lớn nhất xuyên suốt mọi hoạt động của Dược Điển Việt Nam.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Nafloxin 400mg/200ml có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Dạng tiêm truyền đưa thuốc vào tĩnh mạch, gây tác dụng nhanh.
– Giúp điều trị hiệu quả nhiễm khuẩn da và mô mềm, viêm phổi,…
– Giá thành phù hợp
Nhược điểm
– Cần được thực hiện bởi nhân viên y tế.
– Có thể gặp một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc như buồn nôn, tiêu chảy, phản ứng tại chỗ tiêm.
– Tương tác với một số thuốc, thận trọng khi sử dụng chung.
– Thuốc gây ảnh hưởng lên sụn ở động vật chưa trưởng thành.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.