Thuốc Nisten – F là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty TNHH dược phẩm Đạt Vi Phú.
Quy cách đóng gói
Hộp 4 vỉ x 7 viên.
Dạng bào chế
Viên nén bao phim.
Thành phần
Mỗi viên có chứa:
– Ivabradin 7,5mg.
– Tá dược: Cellulose vi tinh thể, Calci phosphat dibasic khan, Copovidon, Natri bicarbonat, Silicon dioxyd, Magnesi stearat, HPMC, PEG 6000, Talc, Titan dioxyd, Oxyd sắt vàng, Quinolin yellow lake, xanh green’s vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc
Công dụng của Ivabradin
– Ức chế chọn lọc và đặc hiệu kênh If ở nút xoang. Cụ thể là ức chế dòng ion qua kênh f, làm giảm tần số tim đơn thuần mà không tác động đến trương lực mạch ngoại biên, tính co thắt cơ, tính dẫn truyền, tái phân cực tâm thất.
– Từ đó làm giảm nhịp tim phụ thuộc liều dùng, khoảng 10 nhịp/ phút lúc nghỉ và gắng sức. Từ đó làm giảm tải cho tim và tiêu thụ oxy cơ tim.
Chỉ định
Thuốc Nisten – F được chỉ định trong điều trị:
– Bệnh mạch vành.
– Triệu chứng đau thắt ngực ổn định mạn tính ở người mắc bệnh mạch vành với nhịp nút xoang bình thường. Ivabradin được dùng cho:
+ Bệnh nhân chống chỉ định hoặc không dung nạp với các thuốc chẹn Beta.
+ Kết hợp với thuốc chẹn Beta khi không kiểm soát được với thuốc chẹn Beta với liều tối đa và người bệnh có nhịp tim trên 60 nhịp/phút.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dùng đường uống.
– Uống trọn viên với một lượng nước vừa đủ, không nhai hoặc nghiền viên.
Liều dùng
Theo chỉ định của bác sĩ. Tham khảo liều lượng như sau:
– Điều trị bệnh mạch vành
+ Liều khởi đầu: 5mg x 2 lần/ngày.
+ Sau 3 – 4 tuần có thể tăng lên 7,5mg (1 viên) x 2 lần/ngày phụ thuộc vào đáp ứng điều trị. Nếu trong khi điều trị, bệnh nhân có triệu chứng liên quan đến chậm nhịp tim như giảm huyết áp, chóng mặt, mệt mỏi hoặc nhịp tim lúc nghỉ thường xuyên < 50 nhịp/ phút: Điều chỉnh liều khoảng 2,5mg x 2 lần/ ngày.
Nếu nhịp tim chậm kéo dài hoặc nhịp tim vẫn duy trì <50 nhịp/ phút: Ngừng thuốc.
– Người già trên 75 tuổi:
+ Khởi đầu dùng liều thấp (2,5mg x 2 lần/ ngày).
+ Tăng liều nếu cần thiết.
– Suy thận có độ thanh thải creatinin:
+ > 15ml/ phút: Không cần điều chỉnh liều.
+ < 15ml/ phút: Thận trọng.
– Suy gan:
+ Suy gan nhẹ: Không cần điều chỉnh liều.
+ Suy gan trung bình: Thận trọng.
+ Suy gan nặng: Chống chỉ định.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Khi quên liều:
+ Dùng liều đó ngay khi nhớ ra.
+ Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, uống liều tiếp theo như dự định.
+ Không uống gấp đôi liều.
– Khi quá liều:
+ Triệu chứng: Chậm nhịp tim nghiêm trọng và kéo dài.
+ Nếu lỡ dùng quá liều và xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng, đến ngay trung tâm y tế để được xử lý kịp thời. Có thể cần điều trị triệu chứng bằng thuốc kích thích Beta đường tiêm tĩnh mạch (Isoprenalin), đặt máy tạo nhịp nếu cần thiết.
Chống chỉ định
Thuốc Nisten – F không được sử dụng cho những trường hợp sau:
– Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong công thức.
– Giảm huyết áp nặng (< 90/50 mmHg).
– Nhịp tim lúc nghỉ < 60 nhịp/phút trước khi điều trị.
– Hội chứng suy nút xoang.
– Sốc tim.
– Suy tim cấp hoặc không ổn định.
– Dùng máy tạo nhịp.
– Block nhĩ – thất độ 3.
– Đau thắt ngực không ổn định.
– Suy gan nặng.
– Block xoang tâm nhĩ.
– Phụ nữ mang thai và cho con bú.
– Đang dùng thuốc ức chế cytochrom P450 3A4 mạnh:
+ Thuốc kháng nấm Azol (Ketoconazol, Itraconazol).
+ Kháng sinh nhóm Macrolid (Telithromycin, Clarithromycin, Erythromycin uống, Josamycin).
+ Thuốc ức chế HIV Protease (Ritonavir, Nelfinavir,).
+ Nefazodon.
Tác dụng không mong muốn
Trong quá trình điều trị bằng thuốc, có thể gặp một số tác động tiêu cực sau:
– Rất thường gặp: Đom đóm mắt.
– Thường gặp:
+ Nhức đầu trong tháng điều trị đầu tiên.
+ Ngoại tâm thu, mờ mắt, chóng mặt, block nhĩ thất độ 1, chậm nhịp tim.
– Không thường gặp:
+ Ngất, tim đập nhanh, giảm huyết áp.
+ Tăng bạch cầu ưa eosin, tăng Ure huyết.
+ Phù mạch, nổi ban, chuột rút.
+ Khó thở, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy.
+ Suy nhược, mệt mỏi, tăng Creatinin.
– Hiếm gặp: Ban đỏ, khó chịu, ngứa, nổi mày đay.
– Rất hiếm gặp: Rung tâm nhĩ, hội chứng suy nút xoang, block nhĩ thất độ 2, độ 3.
Nếu thấy bất kỳ tác dụng phụ nào, thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được xử lý kịp thời.
Tương tác thuốc
Một số tương tác đã được báo cáo, bao gồm:
– Thuốc có khả năng ức chế CYP3A4: Tăng nồng độ huyết tương trung bình của Ivabradin lên 7 – 8 lần.
– Thuốc có khả năng kéo dài QT:
+ Thuốc tim mạch như Quinidin, Disopyramid,…
+ Không phải thuốc tim mạch như Pimozid, Pentamidin, Ziprasidon,…
Thận trọng khi phối hợp:
– Thuốc ức chế CYP3A4 trung bình: Cần điều chỉnh liều cho thích hợp.
– Nước ép bưởi: Nồng độ Ivabradin tăng khoảng 2 lần.
– Thuốc cảm ứng CYP3A4: Giảm nồng độ và tác dụng Ivabradin. Nên tránh phối hợp hoặc điều chỉnh liều tùy từng trường hợp. St John's wort: Giảm một nửa nồng độ Ivabradin. Do đó không nên phối hợp.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ thông tin về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ mang thai: Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy độc tính của phôi thai, gây quái thai, tăng mất máu sau cấy ghép, tăng tỷ lệ tử vong trong tử cung và sau khi sinh. Không có dữ liệu được kiểm soát trong quá trình mang thai ở người.
– Bà mẹ cho con bú: Có bài xuất vào sữa động vật.
– Do đó chống chỉ định trên đối tượng này.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Tác dụng phụ đom đóm mắt thoáng trong trường hợp thay đổi đột ngột về cường độ ánh sáng, nhất là ban đêm làm ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Thận trọng trong trường hợp này.
Lưu ý đặc biệt khác
– Không hiệu quả trong điều trị loạn nhịp tim, do đó không dùng ở bệnh nhân rung tâm nhĩ hoặc các loạn nhịp tim khác có liên quan chức năng nút xoang. Trong quá trình điều trị cũng cần kiểm tra thường xuyên tình trạng loạn nhịp.
– Không nên dùng ở bệnh nhân:
+ Blốc nhĩ thất độ 2.
+ Nhịp tim lúc nghỉ dưới 60 nhịp/phút trước khi điều trị.
+ Phối hợp với các thuốc chẹn kênh Calci.
+ Ngay sau khi xảy ra sốc.
+ Hội chứng QT bẩm sinh.
+ Đang điều trị với thuốc có khả năng kéo dài QT.
– Thận trọng ở bệnh nhân:
+ Suy tim độ IV theo NYHA.
+ Viêm võng mạc sắc tố. Ngừng thuốc nếu xuất hiện bất kỳ tổn thương thị giác.
+ Giảm huyết áp
Điều kiện bảo quản
– Nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Chú ý tránh ánh sáng.
– Để xa tầm nhìn và tầm với của trẻ.
– Không sử dụng khi hết hạn sử dụng in trên bao bì.
Thuốc Nisten – F giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc được bán rộng rãi trên các nhà thuốc đạt GPP với giá dao động tùy từng thời điểm. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về sản phẩm, hãy liên hệ cho chúng tôi theo số hotline.
Sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam lớn nhất xuyên suốt mọi hoạt động của Dược Điển Việt Nam.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Nisten – F có tốt không? Để nhận được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại một số ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Dạng viên thuận tiện khi sử dụng và mang theo.
– Hiệu quả trong điều trị bệnh mạch vành.
– Không tác động đến trương lực mạch ngoại biên, tính co thắt cơ, tính dẫn truyền, tái phân cực tâm thất.
Nhược điểm
– Nguy cơ gặp nhiều tác dụng ngoài ý muốn như đom đóm mắt, nhức đầu,… ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
– Thận trọng khi phối hợp với thuốc khác.
– Ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.