Thuốc Ondansetron-BFS là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội.
Quy cách đóng gói
Hộp 10 ống nhựa x 4ml.
Dạng bào chế
Dung dịch tiêm.
Thành phần
Mỗi ống 4ml chứa các thành phần sau:
– Ondansetron (dưới dạng Ondansetron hydrochloride dihydrat) 8mg.
– Tá dược: Natri chlorid, Acid citric monohydrat, Natri citrat dihydrat, Natri hydroxyd, Acid hydroclorie, nước cất pha tiêm vừa đủ.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của thành phần chính Ondansetron
– Ondansetron là chất đối kháng thụ thể 5 – HT3 có chọn lọc ở dây thần kinh ngoại vi và hệ thần kinh trung ương. Giúp ức chế phản xạ giải phóng HT3 khi hóa trị liệu và xạ trị, kiểm soát việc gây nôn.
– Thuốc được dùng để phòng nôn và buồn nôn khi điều trị ung thư bằng hóa chất và sau khi phẫu thuật. Thuốc cũng có hiệu quả trong nôn và buồn nôn khi chiếu xạ.
Chỉ định
Thuốc được dùng cho các trường hợp sau:
– Sau khi hóa trị ung thư (đặc biệt là Ciplastin), người bệnh kháng lại hoặc gặp phải các tác dụng phụ với các liệu pháp chống nôn thông thường.
– Phòng nôn và buồn nôn sau chiếu xạ, sau phẫu thuật.
Chú ý:
– Nên kê đơn cho người dưới 45 tuổi do dễ có phản ứng ngoại tháp khi sử dụng liều cao Metoclopramid và khi phải điều trị bằng những hóa chất gây nôn mạnh. Thuốc vẫn được áp dụng cho người lớn tuổi.
– Không nên kê trong những trường hợp gây nôn thấp.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Phòng nôn khi hóa trị: Pha loãng thuốc tiêm trong 50ml Dextrose 5% hoặc Natri clorid 0,9% và truyền tĩnh mạch trong 15 phút.
– Phòng nôn và buồn nôn sau phẫu thuật: Tiêm tĩnh mạch trực tiếp trong ít nhất 30 giây, tốt nhất tiêm trong 2 – 5 phút.
– Một số dung dịch dùng để pha thuốc: Natri clorid 0,9%, dịch truyền Ringer, dịch truyền Glucose 5%, dịch truyền Kali clorid 0,3% và Natri clorid 0,9%, dịch truyền Manitol 10%.
– Pha thuốc ngay trước khi truyền, đảm bảo vô khuẩn và bảo quản thuốc đã pha ở 2 – 8 độ C trong vòng không quá 24 giờ.
Liều dùng
Liều lượng được khuyến cáo sử dụng như sau:
– Phòng nôn do hóa trị liệu hoặc xạ trị:
+ Liều thông thường 8mg, tiêm tĩnh mạch chậm hoặc uống 1 – 2 giờ ngay trước khi dùng hóa chất. Cứ sau 12 giờ thì uống tiếp 8mg. Đề phòng nôn muộn hoặc kéo dài trong 24 giờ tiếp theo, có thể uống 8mg, 2 lần/ngày cách nhau 4 giờ, trong 5 ngày sau 1 đợt điều trị.
+ Bổ sung liều hiệu quả trong hóa trị liệu gây nôn nhiều như Cisplantin liều cao.
+ Trẻ em 4 – 12 tuổi: Dùng 1 liều 5mg/m2 diện tích cơ thể hoặc 0,15mg/kg, tiêm tĩnh mạch ngay trước khi hóa chất. Cứ sau 12 giờ thì uống 4mg, tối đa trong 5 ngày.
– Nôn và buồn nôn sau phẫu thuật:
+ Người lớn: Liều đơn 4mg, tiêm tĩnh mạch chậm khi gây tiền mê.
+ Trẻ em trên 2 tuổi: 0,1mg/kg, tối đa 4mg, tiêm tĩnh mạch chậm trước, trong hoặc sau gây tiền mê.
– Người bị suy gan:
+ Liều tối đa 8mg/ngày cho người bị xơ gan và suy gan nặng.
– Người cao tuổi giữ nguyên liều, giống như người lớn.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Quên liều: Được thực hiện bởi nhân viên y tế nên tránh được hiện tượng quên liều..
– Quá liều: Sử dụng liều cao gấp 10 lần liều thông thường cũng không gây ra tai biến nào cả. Tuy nhiên, đường uống 48mg Ondansetron đã được báo cáo là giảm huyết áp. Người bệnh cần được theo dõi và hỗ trợ điều trị.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc với những người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong công thức.
Tác dụng không mong muốn
Một số tác dụng phụ của thuốc được báo cáo trong quá trình sử dụng như sau:
– Thường gặp: Đau đầu, sốt, táo bón, ỉa chảy.
– Ít gặp: Chóng mặt, bụng co cứng, khô miệng, yếu thần kinh cơ xương.
– Hiếm gặp: Quá mẫn, sốc phản vệ, nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, huyết áp hạ, có các cơn động kinh, đau đầu nhẹ, ban da, ban xuất huyết, co thắt phế quản, thở ngắn, đau ngực,…
Nếu gặp phải những triệu chứng bất thường kể trên, hãy liên lạc ngay với bác sĩ để có phương pháp xử lý kịp thời.
Tương tác thuốc
Một số tương tác thuốc đã được báo cáo:
– Tăng độc tính: Cimetidin, Allopurinol, Disulfiram.
– Giảm tác dụng: Barbiturat, Carbamazepin, Rifampin, Phenytoin, Phenylbutazon.
– Những thuốc có thể dùng trên nhánh kia của dây truyền: Cisplastin, Carboplatin, Etoposid, Ceftazidim, Cyclophosphamid, Doxorubicin, Dexamethason, 5 – Flouracil nồng độ 0,8mg/ml. Dùng liều cao hơn có thể gây tủa.
– Không tự ý trộn thuốc tiêm Ondansetron-BFS mà chưa xác định được mức độ tương hợp. Đặc biệt, dung dịch kiềm có thể gây tủa.
Để đảm bảo an toàn, hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả các thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang sử dụng cũng như các bệnh đang mắc phải.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chưa có các nghiên cứu đầy đủ khi sử dụng ở phụ nữ mang thai và cho con bú. Khuyến cáo cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Một số tác dụng phụ của thuốc như chóng mặt, đau đầu, sốt,… có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Cân nhắc sử dụng thuốc trước các yếu tố này.
Điều kiện bảo quản
– Nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Tránh ánh sáng.
– Để xa tầm tay trẻ em.
Lưu ý đặc biệt khác
– Chỉ nên dùng thuốc Ondansetron-BFS với mục đích dự phòng chứ không điều trị, vì thuốc chỉ phòng nôn chứ không chữa nôn.
– Dùng thuốc trong 24 – 48 giờ đầu sau khi dùng hóa chất. Nghiên cứu chỉ ra thuốc không tăng hiệu quả trong trường hợp phòng nôn và buồn nôn muộn.
– Dùng thận trọng ở trường hợp nghi tắc ruột và người cao tuổi bị suy chức năng gan.
Thuốc Ondansetron-BFS có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Trên thị trường hiện nay, thuốc Ondansetron-BFS đã được bày bán rộng rãi với mức giá dao động tùy thời điểm. Để được tư vấn chi tiết về thông tin thuốc, cách dùng, liều dùng, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline. Chúng tôi cam kết về chất lượng thuốc tốt nhất, giá cả hợp lý.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Ưu điểm
– Phòng nôn và buồn nôn hiệu quả khi hóa xạ trị liệu, sau phẫu thuật.
– Thuốc được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, bởi công ty CPC1 – là đơn vị nổi tiếng trong lĩnh vực dược phẩm ở Việt Nam.
Nhược điểm
– Thuốc tiêm nên cần sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
– Chưa có nghiên cứu đầy đủ khi dùng trên phụ nữ có thai và cho con bú.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.