Thuốc Rocephin 250mg IV là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty F.Hoffmann – La Roche Ltd. – Thuỵ Sỹ.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 lọ thuốc + 1 ống 5ml dung môi pha tiêm.
Dạng bào chế
Thuốc bột pha tiêm.
Thành phần
Mỗi lọ thuốc có chứa: Ceftriaxon 250mg dưới dạng Ceftriaxon natri.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của thành phần chính Ceftriaxon
– Là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3, phổ tác dụng rộng. Thuốc có công dụng diệt khuẩn do khả năng ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Thuốc gắn vào một hoặc nhiều protein gắn penicilin (PBP), là các protein tham gia vào thành phần cấu tạo màng tế bào vi khuẩn, ức chế bước cuối cùng của quá trình sinh tổng hợp thành tế bào.
– Có hoạt tính in vitro trên các chủng Staphylococci kém hơn các Cephalosporin thế hệ 1 nhưng có phổ tác dụng trên vi khuẩn Gram âm rộng hơn so với các cephalosporin thế hệ 1và 2. Cụ thể các chủng nhạy cảm:
– Cơ chế đề kháng của Ceftriaxon:
+ Thuỷ phân bởi enzym beta-lactamase.
+ Giảm sự gắn của kháng sinh với PBP.
+ Giảm tính thấm màng tế bào vi khuẩn.
+ Hoạt động của bơm tống thuốc.
Chỉ định
Thuốc Rocephin 250mg IV được chỉ định trong các trường hợp:
– Viêm màng não do vi khuẩn.
– Viêm phổi cộng đồng.
– Viêm phổi bệnh viện.
– Viêm tai giữa cấp tính.
– Nhiễm khuẩn ổ bụng như viêm phúc mạc, nhiễm trùng đường mật, ống tiêu hóa.
– Nhiễm khuẩn tiết niệu biến chứng (bao gồm viêm bể thận).
– Nhiễm trùng cơ xương khớp.
– Nhiễm trùng da và mô mềm có biến chứng.
– Bệnh lậu, giang mai.
– Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn.
– Điều trị đợt cấp của bệnh COPD ở người lớn.
– Điều trị bệnh Lyme lan toả (sớm – giai đoạn 2 và muộn – giai đoạn 3) ở người lớn và trẻ em từ 15 tuổi trở lên.
– Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật.
– Điều trị theo kinh nghiệm sốt giảm bạch cầu trung tính.
– Nhiễm khuẩn huyết nghi ngờ hoặc có liên quan đến các nhiễm khuẩn trên.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dung dịch thuốc nên được sử dụng ngay sau khi pha.
– Tiêm bắp hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.
Tiêm bắp:
– Tiêm bắp sâu, tiêm vào cơ bắp lớn của cơ thể.
– Tiêm liều trên 1g phải thay đổi vị trí tiêm tại nhiều vị trí.
– Hoà tan trong 2ml dung dịch lidocain HCL 1%.
– Không bao giờ được tiêm tĩnh mạch có chứa lidocain.
Tiêm tĩnh mạch:
– Pha trong 5ml nước vô khuẩn để tiêm.
– Tiêm tĩnh mạch chậm trong 2-4 phút.
Truyền tĩnh mạch
– Pha loãng với một thể tích dung dịch thích hợp.
– Truyền ít nhất trong 30 phút.
Chú ý dung dịch pha tiêm:
– Không được hòa tan ceftriaxon với dung dịch chứa calci (như dung dịch Ringer lactat, dung dịch Hartmann) để tránh nguy cơ tạo kết tủa.
– Không được truyền liên tục đồng thời với dung dịch chứa calci (như dung dịch nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch), ngay cả khi dùng dây truyền riêng ở khác vị trí ở mọi lứa tuổi.
– Chống chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh (≤ 28 ngày tuổi) khi đang truyền tĩnh mạch dung dịch chứa calci (dung dịch nuôi dưỡng) liên tục.
– Ở người lớn và ở trẻ trên 28 ngày tuổi, ceftriaxon và dung dịch chứa calci có thể cho tuần tự nếu dây truyền được rửa sạch giữa các lần truyền bằng dung dịch tương thích.
Liều dùng
Liều lượng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, độ nhạy, vị trí, loại nhiễm khuẩn, tuổi và chức năng gan thận của bệnh nhân.
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi (≥ 50kg):
– Viêm phổi cộng đồng, đợt cấp của bệnh COPD, nhiễm khuẩn tiết niệu biến chứng (bao gồm viêm bể thận), nhiễm khuẩn ổ bụng: Tiêm ngày 1 lần với liều 1-2g.
– Viêm phổi bệnh viện, nhiễm khuẩn da và mô mềm có biến chứng, nhiễm khuẩn cơ xương khớp: Ngày 1 lần với liều 2g.
– Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn, viêm màng não, điều trị theo kinh nghiệm sốt giảm bạch cầu trung tính: Ngày 1 lần với liều 2-4g.
– Viêm tai giữa cấp tính: tiêm bắp, liều đơn 1-2g. Nếu bệnh nhân bệnh nặng hoặc trước đó điều trị thất bại, liều có thể cân nhắc 1-2g/ngày trong 3 ngày.
– Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật: liều 2g trước phẫu thuật (30-90 phút).
– Bệnh lậu: tiêm bắp, liều đơn 500mg.
– Giang mai: 500mg-1g/ngày, tăng lên 2g/lần/ngày đối với giang mai thần kinh trong 10-14 ngày.
– Điều trị bệnh Lyme lan toả (sớm-giai đoạn 2 và muộn – giai đoạn 3): 2g/lần/ngày trong 14-21 ngày.
Trẻ em từ 15 ngày tuổi đến 12 tuổi (<50kg): dùng 1 lần/ngày với liều dùng tương ứng cho từng nhiễm khuẩn:
– Viêm phổi cộng đồng, viêm phổi bệnh viện, nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn tiết niệu có biến chứng: 50-80 mg/kg.
– Nhiễm khuẩn da và mô mềm có biến chứng, nhiễm khuẩn cơ xương khớp, điều trị theo kinh nghiệm sốt giảm bạch cầu trung tính: 50-100 mg/kg/lần (tối đa 4g).
– Viêm màng não: 80-100 mg/kg/lần (tối đa 4g).
– Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn: 100 mg/kg/lần (tối đa 4g).
– Viêm tai giữa cấp: tiêm bắp, liều đơn 50 mg/kg. Nếu bệnh nhân bệnh nặng hoặc trước đó điều trị thất bại, liều có thể cân nhắc 50mg/ngày trong 3 ngày.
– Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật: liều đơn 50-80 mg/kg trước phẫu thuật (30-90 phút).
– Bệnh giang mai: 75-100 mg/kg/lần/ngày (tối đa 4g), trong 10-14 ngày.
– Điều trị bệnh Lyme lan toả (sớm-giai đoạn 2 và muộn – giai đoạn 3): 50-80 mg/kg/ngày trong 14-21 ngày.
Trẻ sơ sinh 0-14 ngày: Dùng 1 lần/ngày với liều:
– Viêm phổi cộng đồng, viêm phổi bệnh viện, nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn da và mô mềm có biến chứng, nhiễm khuẩn tiết niệu có biến chứng, nhiễm khuẩn cơ xương khớp, điều trị theo kinh nghiệm sốt giảm bạch cầu trung tính: 20-50 mg/kg.
– Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn, viêm màng não: 50 mg/kg.
– Viêm tai giữa cấp: tiêm bắp, liều đơn 50 mg/kg.
– Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật: liều đơn 20-50 mg/kg trước phẫu thuật (30-90 phút).
– Bệnh giang mai: 50 mg/kg/lần/ngày, trong 10-14 ngày.
Bệnh nhân có suy giảm chức năng thận:
– Nếu có chức năng gan bình thường: không cần hiệu chỉnh liều.
– Nếu có Creatinine clearance ≤ 10ml/min: không dùng quá 2g/ngày.
– Nếu bệnh nhân có thẩm phân máu, không cần bổ sung liều Rocephin sau khi thẩm phân máu.
Thời gian điều trị cân nhắc tuỳ từng bệnh lý.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều: Thuốc tiêm truyền nên hạn chế được tình trạng quên liều.
Quá liều:
– Khi xảy ra tình trạng quá liều Rocephin, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như nôn, buồn nôn, tiêu chảy.
– Xử trí:
+ Không có thuốc giải độc đặc hiệu.
+ Thực hiện các biện pháp điều trị triệu chứng.
Chống chỉ định
Không được sử dụng thuốc Rocephin 250mg IV với các trường hợp:
– Quá mẫn với Ceftriaxon, với các kháng sinh nhóm cephalosporin khác, hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Tiền sử quá mẫn với bất kỳ kháng sinh nào nhóm beta-lactam.
– Trẻ sinh non dưới 41 tuần.
– Trẻ sơ sinh đủ tháng:
+ Tăng bilirubin máu.
+ Đang hoặc sẽ phải dùng dung dịch chứa calci đường tĩnh mạch, kể cả khi truyền tĩnh mạch liên tục dịch dinh dưỡng có chứa calci.
– Dùng cùng với Lidocain, đặc biệt sử dụng làm dung môi tiêm bắp.
Tác dụng không mong muốn
Thuốc dung nạp tốt, tỷ lệ gặp tác dụng phụ thấp. Một số báo cáo theo tần suất được báo cáo cụ thể như sau:
Thường gặp:
– Ỉa chảy.
– Phản ứng da, ngứa, nổi ban.
Ít gặp:
– Sốt, viêm tĩnh mạch, phù.
– Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.
– Nổi mày đay.
Hiếm gặp:
– Đau đầu, chóng mặt, phản vệ.
– Thiếu máu, mất bạch cầu hạt, rối loạn đông máu.
– Viêm đại tràng có màng giả.
– Ban đỏ đa dạng.
– Tiểu ra máu, tăng creatinin huyết thanh.
Lưu ý: Thuốc có thể làm tăng nồng độ bilirubin tự do, đe dọa nhiễm độc thần kinh trung ương; viêm đại tràng Clostridium difficile gây tiêu chảy.
Tương tác thuốc
Một số tương tác thuốc cần chú ý khi phối hợp thuốc:
– Thuốc đối kháng vitamin K: tăng tác dụng khi phối hợp với Rocephin.
– Tác nhân gây acid uric niệu: Hiệu lực của ceftriaxon có thể tăng khi dùng đồng thời
– Chloramphenicol: Khi phối hợp với ceftriaxon có tính đối kháng trên invitro.
– Gentamicin, colistin, furosemid: tăng khả năng độc với thận.
– Ceftriaxon có thể giảm tác dụng của vắc xin thương hàn.
– Tránh dùng đồng thời ceftriaxon với các muối calci (tiêm truyền) và dung dịch tiêm Ringer lactat.
Để tránh các tương tác bất lợi ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, hãy cung cấp với bác sĩ thông tin về tất cả các loại thuốc đang dùng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng thuốc trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ có thai: Thuốc qua được hàng rào nhau thai nhưng không có dữ liệu sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai. Chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết, và có chỉ định từ bác sĩ.
– Bà mẹ cho con bú: Thuốc bài tiết qua sữa ở nồng độ thấp. Thận trọng khi dùng thuốc trên đối tượng này.
Người lái xe và vận hành máy móc
Có thể xảy ra tác dụng không mong muốn như chóng mặt, thận trọng khi dùng trên những người lái xe và vận hành máy móc.
Điều kiện bảo quản
– Ở nhiệt độ dưới 25 độ C.
– Tránh ánh sáng.
– Nên dùng ngay khi mới pha.
– Dung dịch sau khi pha giữ được ổn định trong 6 giờ ở nhiệt độ phòng hoặc 24 giờ ở 2-8 độ C.
Thuốc Rocephin 250mg IV giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc được bán tại một số nhà thuốc trên toàn quốc với giá dao động khoảng 250.000 VND/hộp, giá bán thay đổi tùy theo từng cơ sở bán và phân phối.
Để mua được sản phẩm chất lượng tốt, giá cả hợp lý, đồng thời được các dược sĩ tư vấn tận tình kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi theo các cách sau đây:
– Gọi điện đến số hotline của nhà thuốc.
– Đặt hàng ngay trên website.
– Chat với dược sĩ tư vấn.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc tiêm truyền Rocephin 250mg IV có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Phổ tác dụng rộng, hiệu quả trên nhiều trường hợp nhiễm khuẩn như viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn da và mô mềm…
– Thuốc dung nạp tốt.
– Dùng được an toàn cho cả trẻ sơ sinh đủ tháng, trẻ nhỏ.
Nhược điểm
– Phải có chỉ định bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng. Cần điều chỉnh liều ở người suy chức năng thận.
– Liều dùng phụ thuộc vào bệnh, lứa tuổi, do đó cần được sử dụng cẩn thẩn, đúng liều cho từng đối tượng.
– Tác dụng kém với trực khuẩn mủ xanh.
– Không dùng được cho trẻ sơ sinh thiếu tháng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.