Thuốc Savi Spirono-Plus là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty cổ phần dược phẩm SaVi.
Quy cách đóng gói
Hộp 2 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén bao phim.
Thành phần
Mỗi viên có chứa:
– Spironolacton 50mg.
– Furosemid 20mg.
– Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của các thành phần chính trong công thức
– Spironolacton: Ức chế tái hấp thu Natri ở ống lượn xa bằng cơ chế ức chế cạnh tranh với Aldosterone, dẫn đến làm tăng bài tiết Natri và nước. Vì vậy mà gây tác dụng lợi tiểu và chống tăng huyết áp.
– Furosemid: Có tác dụng lợi tiểu nhanh, mạnh, phụ thuộc liều lượng nhờ ức chế hệ thống đồng vận chuyển Na+/K+/2Cl- và ngăn chặn sự tái hấp thu K+, Na+,Cl-.
– Kết hợp 2 thành phần trong công thức giúp bổ sung tác dụng chống tăng huyết áp cho nhau.
Chỉ định
Thuốc Savi Spirono-Plus được dùng cho những trường hợp sau:
– Tăng huyết áp vô căn.
– Xơ gan kèm tích tụ dịch lỏng trong khoang bụng (cổ trướng).
– Suy tim xung huyết mạn tính.
– Chống phù nề liên quan tới chứng tăng tiết aldosteron thứ cấp.
– Chứng tăng tiết aldosterone (Hyperaldosteronism).
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dùng đường uống. Uống nguyên viên với một cốc nước lọc.
– Thời điểm sử dụng: Bất cứ lúc nào.
Liều dùng
Theo chỉ định của bác sĩ. Tham khảo liều như sau:
– Người lớn:
+ Uống 1 – 4 viên/ngày theo đáp ứng của bệnh nhân.
+ Đối với bệnh nhân đã ổn định liều từ trước, cần sử dụng liều lượng cao hơn.
– Trẻ em: Không khuyến cáo sử dụng cho đối tượng này.
– Người cao tuổi: Điều chỉnh liều khi cần thiết.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Khi quên liều:
+ Dùng liều đó ngay khi nhớ ra.
+ Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, uống liều tiếp theo như dự định.
+ Không uống gấp đôi liều chỉ định.
– Khi quá liều:
+ Spironolactone: Lo lắng, khó thở, lẫn lộn, yếu cơ.
+ Furosemide: Tụt huyết áp, chuột rút, yếu cơ, đau đầu, mạch nhanh, chán ăn, khát nước.
+ Nếu lỡ dùng quá liều và xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng, đến ngay trung tâm y tế để được xử lý kịp thời.
Chống chỉ định
Thuốc Savi Spirono-Plus không được sử dụng cho những trường hợp sau:
– Quá mẫn cảm với dẫn chất sulfonamide hay bất kỳ thành phần nào trong công thức.
– Bệnh nhân vô niệu, suy thận cấp hoặc suy giảm chức năng thận nghiêm trọng với độ thanh thải creatinin dưới 30ml/phút.
– Tăng Kali máu,bệnh Addison.
– Tiền hôn mê gan, hôn mê gan.
Tác dụng không mong muốn
* Spironolactone:
– Thường gặp:
+ Mệt mỏi, đau đầu, liệt dương, ngủ gà.
+ Tăng prolactin, to vú đàn ông, chảy sữa nhiễu, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, chảy máu sau mãn kinh.
+ Tiêu chảy, buồn nôn.
– Ít gặp:
+ Ban đỏ, ngoại ban, mày đay.
+ Tăng kali huyết, giảm natri huyết.
+ Chuột rút, co thắt cơ, dị cảm.
+ Tăng creatinin huyết thanh.
– Hiếm gặp:
+ Mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.
* Furosemide:
– Thường gặp:
+ Giảm thể tích máu khi dùng liều cao.
+ Hạ huyết áp thế đứng.
+ Giảm kali huyết, giảm natri huyết, nhiễm kiềm do giảm clo huyết, giảm magnesi máu, giảm calci máu, tăng acid uric huyết.
– Ít gặp: Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa.
– Hiếm gặp:
+ Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.
+ Ban da, viêm mạch, dị cảm.
+ Ù tai, giảm thính lực có hồi phục (ở liều cao).
+ Tăng glucose huyết, glucose niệu.
Nếu thấy bất kỳ tác dụng phụ nào, thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được xử lý kịp thời.
Tương tác thuốc
Một số tương tác đã được báo cáo, bao gồm:
– Spironolactone:
+ Corticosteroid: Gây hạ Kali máu.
+ Indomcthacin, thuốc kháng viêm không steroid khác (NSAIDs): Hạ huyết áp và giảm tác dụng lợi tiểu.
+ Các chất ức chế men chuyển (ACE – 1), muối kali: Tăng kali huyết nặng, đe dọa tính mạng, nhất là ở người bị suy thận.
+ Coumarin, dẫn chất indandion, Heparin: Giảm tác dụng chống đông.
+ Lithi: Gây ngộ độc lithi do giảm độ thanh thải.
+ Glycoside tim: Tăng nồng độ của những thuốc này dẫn đến ngộ độc và tăng Kali máu.
– Furosemide:
+ Cephalothin, Cephaloridin: Tăng độc tính cho thận.
+ Muối lithi: Tăng nồng độ lithi trong máu, gây độc.
+ Aminoglycozide: Tăng độc tính cho tai và thận.
+ Glycoside tim: Tăng độc tính do hạ K+ máu.
+ Thuốc chống viêm không steroid: Giảm tác dụng lợi tiểu.
+ Corticosteroid: Làm tăng thải K+.
+ Các thuốc chữa đái tháo đường: Làm tăng glucose huyết. Cần theo dõi và điều chỉnh liều lượng thích hợp.
+ Thuốc giãn cơ không khử cực: Làm tăng tác dụng giãn cơ.
+ Thuốc chống đông: Tăng tác dụng chống đông.
+ Cisplatin: Tăng độc tính thính giác nên tránh sử dụng phối hợp.
+ Các thuốc hạ huyết áp làm tăng tác dụng hạ huyết áp, cần điều chỉnh liều nếu cần thiết. Đặc biệt là thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin.
+ Sucralfate: Làm giảm bài tiết natri niệu và chống tăng huyết áp của Furosemide.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ mang thai: Nghiên cứu trên động vật cho thấy Spironolactone đi qua hàng rào nhau thai gây nữ hóa thai nhi còn Furosemid gây ra các khiếm khuyết cho thai nhi. Do đó, chỉ nên sử dụng khi đã cân nhắc lợi ích và nguy cơ thể gây ra cho thai nhi.
– Bà mẹ cho con bú: Thuốc được bài tiết vào sữa mẹ có thể ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ. Dùng Furosemid có nguy cơ ức chế tiết sữa. Cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng cho bà mẹ đang cho con bú.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Tác dụng phụ mệt mỏi, ngủ gà… làm ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Thận trọng trong trường hợp này.
Lưu ý đặc biệt khác
– Thận trọng khi sử dụng thuốc trong những trường hợp sau:
+ Bệnh nhân đang ở tình trạng thiếu giữ điện giải (do lợi tiểu hoặc tiêu chảy).
+ Tiểu đường, tuyến tiền liệt phình to.
+ Huyết áp thấp và giảm lưu lượng máu (hypovolemia).
+ Suy giảm chức năng thận.
+ Bệnh phì đại tuyến tiền liệt, đái khó vì có thể gây thúc đẩy bí tiểu tiện cấp.
+ Phối hợp với các thuốc lợi tiểu thông thường khác.
– Chú ý các tác dụng phụ có thể gặp phải như:
+ Toan chuyển hóa do tăng clor máu có thể hồi phục hay đi kèm với tăng kali huyết ở người xơ gan mất bù dù chức năng thận bình thường.
+ Chỉ số xét nghiệm máu thay đổi.
Điều kiện bảo quản
– Nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Tránh ánh sáng.
– Để xa tầm nhìn và tầm với của trẻ.
– Không sử dụng khi hết hạn sử dụng in trên bao bì.
Thuốc Savi Spirono-Plus giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc Savi Spirono-Plus đang được bán trên thị trường tại một số nhà thuốc, quầy thuốc với nhiều mức giá khác nhau. Trên trang web của chúng tôi, thuốc đang có giá vô cùng ưu đãi, chỉ 90.000 VNĐ.
Nếu có nhu cầu mua thuốc, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline hoặc đặt hàng trực tiếp trên website để mua được thuốc với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
Sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam lớn nhất xuyên suốt mọi hoạt động của Dược Điển Việt Nam.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Savi Spirono-Plus có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Dạng viên thuận tiện khi sử dụng và mang theo.
– Hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như tăng huyết áp, suy tim sung huyết…
– Giá thành rẻ.
Nhược điểm
– Nguy cơ gặp một số tác dụng ngoài ý muốn.
– Thận trọng khi dùng cho nhiều đối tượng mắc bệnh lý khác.
– Không nên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.