Thuốc Tedini 300mg là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty TNHH Phil Inter Pharma.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nang.
Thành phần
Mỗi viên có chứa:
– Cefdinir 300 mg.
– Tá dược: Colloidal silicon dioxide, Polyoxyl 40 stearate, Magnesium stearate, Carboxymethylcellulose calci vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Cefdinir
– Là kháng sinh Cephalosporin bán tổng hợp.
– Tác dụng: Tiêu diệt vi khuẩn.
– Cơ chế: Ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.
– Chú ý: Nhiều loài vi khuẩn đề kháng với Penicillin và Cephalosporin nhưng nhạy cảm với Cefdinir do Cefdinir bền vững với một số Enzym Beta – lactamase nhưng không bền vững với tất cả Enzym Beta – lactamase.
Chỉ định
Thuốc Tedini 300mg được sử dụng cho các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm như:
– Cơn cấp của viêm phế quản mãn.
– Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng.
– Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da không biến chứng.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Dùng đường uống.
– Thời điểm dùng: Trong hoặc ngoài bữa ăn.
– Uống viên thuốc với một lượng nước vừa đủ.
Liều dùng
Tham khảo liều dùng như sau:
– Tổng liều khi điều trị tất cả các loại nhiễm khuẩn là 600 mg.
– Uống 2 lần/ngày.
– Người lớn và thanh thiếu niên trên 13 tuổi:
+ Cơn cấp của viêm phế quản mãn: Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày trong 5-10 ngày hoặc uống 2 viên/lần/ngày trong 10 ngày.
+ Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng: Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày trong 10 ngày.
+ Viêm họng/viêm amidan: Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày trong 5-10 ngày hoặc uống 2 viên/lần x 1 lần/ngày trong 10 ngày.
+ Viêm xoang cấp: Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày trong 10 ngày hoặc uống 2 viên/lần/ngày trong 10 ngày.
+ Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da không biến chứng: Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày trong 10 ngày.
– Trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi: Nên dùng bột pha hỗn dịch.
– Người bị suy thận (độ thanh thải Creatinin < 30ml/phút): Uống 1 viên/lần/ngày
– Người bệnh chạy thận nhân tạo:
+ Liều khởi đầu: Uống 1 viên nhưng dùng cách ngày.
+ Sau mỗi lần lọc máu uống 1 viên, sau đó lại tiếp tục cách ngày uống 1 viên.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
* Khi quên liều:
– Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, dùng liều kế tiếp như dự định.
– Không dùng gấp đôi liều.
– Hiệu quả điều trị giảm, nguy cơ kháng thuốc tăng nếu bỏ một vài ngày dùng thuốc.
* Khi quá liều:
– Triệu chứng: Chưa có dữ liệu báo cáo trên người. Tuy nhiên khi nghiên cứu ngộ độc cấp tính trên loài gặm nhấm có thể xuất hiện một vài triệu chứng như khó chịu ở dạ dày, tiêu chảy và co giật, nôn, buồn nôn.
– Cách xử lý: Lọc máu để loại Cefdinir ra khỏi cơ thể, ngăn chặn ngộ độc cấp tính, đặc biệt là ở bệnh nhân suy thận.
Chống chỉ định
Thuốc Tedini 300mg không được dùng cho các trường hợp mẫn cảm với kháng sinh nhóm Cephalosporin.
Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng bất lợi có thể gặp trong quá trình điều trị:
– Thường gặp: Táo bón, biếng ăn, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng.
– Hiếm gặp: Viêm miệng, nhiễm nấm, thiếu Vitamin K, Vitamin nhóm B, đau đầu, chóng mặt, cảm giác nặng ngực, giảm bạch cầu, tăng men gan, tăng BUN.
– Rất hiếm: Viêm ruột kẽ, viêm ruột, quá mẫn.
Nếu trong quá trình sử dụng có xuất hiện bất cứ tác dụng ngoại ý nào, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để nhận được sự hỗ trợ thích hợp.
Tương tác thuốc
Cần thận trọng khi phối hợp đồng thời với:
– Probenecid: Tăng AUC, tăng nồng độ đỉnh trong huyết thanh, kéo dài thời gian bán thải của Cefdinir do nó bị ức chế thải trừ qua thận.
– Các thuốc kháng Acid (chứa nhôm hoặc Magnesi): Ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của Cefdinir. Khuyên uống Cefdinir trước hoặc sau khi dùng các thuốc kháng acid ít nhất 2 giờ để giảm ảnh hưởng của các thuốc kháng Acid.
– Thức ăn bổ sung sắt và chế phẩm chứa sắt: Xuất hiện phân màu đỏ nâu khi dùng đồng thời do sự hình thành phức hợp giữa Cefdinir và sắt trong dạ dày. Cần sử dụng Cefdinir trước hoặc sau khi dùng các chế phẩm chứa sắt ít nhất 2 giờ.
– Các xét nghiệm cận lâm sàng:
+ Xét nghiệm Xeton trong nước tiểu bằng Nitroprussid: Dương tính giả, nhưng khi thử với Nitroferricyanid thì không.
+ Xét nghiệm glucose trong nước tiểu bằng Clinitest, dung dịch Benedict hoặc dung dịch Fehling: Dương tính giả.
+ Dương tính với test Coombs trực tiếp.
+ Xét nghiệm Glucose bằng phản ứng Enzym (như Clinistix hoặc Tes-Tape) nếu đang trong thời gian điều trị bằng Cefdinir.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ có thai: Chưa có các nghiên cứu cho thấy tính an toàn khi dùng Cefdinir ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên những thử nghiệm trên động vật cho thấy Cefdinir không gây quái thai. Do đó, chỉ dùng khi lợi ích vượt trội so với nguy cơ.
– Bà mẹ cho con bú: Không phát hiện Cefdinir trong sữa mẹ sau khi dùng 3
600mg Cefdinir. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cần thận trọng khi sử dụng, chỉ dùng khi được bác sĩ kê đơn.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
– Lưu ý chung:
+ Sự phát triển quá mức của các vi khuẩn không nhạy cảm có thể diễn ra khi điều trị bằng Cefdinir dài ngày. Theo dõi bệnh nhân cẩn thận, điều trị bằng các biện pháp thay thế nếu phát hiện bội nhiễm.
+ Không có lợi cho bệnh nhân nếu sử dụng Cefdinir để dự phòng kháng khuẩn khi chưa xác định được loại vi khuẩn gây bệnh.
+ Cẩn trọng khi dùng cho người bị viêm đại tràng mạn.
+ Do có thể xảy ra tình trạng tích luỹ thuốc khi dùng với chế độ liều khuyên dùng nên cần giảm tổng liều trong quá trình điều trị.
– Tư vấn cho người bệnh:
+ Cefdinir chỉ được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn.
+ Cần tuần thủ chỉ định của bác sĩ trong khi dùng thuốc, mặc dù một vài ngày đầu điều trị bệnh có thể thuyên giảm nhưng không được dừng thuốc.
+ Khi điều trị bằng kháng sinh thì hay gặp tiêu chảy phân có máu và nước (có thể kèm hoặc không kèm theo co thắt bụng và sốt) thậm chí có thể xảy ra rất muộn khoảng 1 hoặc 2 tháng sau khi kết thúc điều trị bằng kháng sinh và sẽ khỏi khi ngừng sử dụng.
– Trẻ em: Chưa xác định được độ an toàn và hiệu quả của thuốc khi dùng cho trẻ dưới 6 tháng.
– Người già: Tỷ lệ xảy ra các tác dụng bất lợi cao hơn. Trừ khi có suy chức năng thận, còn lại không cần điều chỉnh liều dùng ở người già.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
– Để xa tầm tay của trẻ.
Thuốc Tedini 300mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc Tedini 300mg được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc với giá dao động khoảng 300000 VNĐ, giá bán thay đổi tùy theo từng cơ sở bán và phân phối. Để mua được sản phẩm chất lượng tốt, giá cả hợp lý, đồng thời được các dược sĩ tư vấn tận tình kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi theo các cách sau đây:
– Gọi điện đến số hotline của nhà thuốc.
– Đặt hàng ngay trên website.
– Chat với dược sĩ tư vấn.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Tedini 300mg có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Có hiệu quả điều trị tốt với bệnh nhiễm khuẩn trên đường hô hấp.
– Dạng viên tiện lợi khi mang theo.
– Phổ kháng khuẩn tương đối rộng.
– Giá thành phù hợp với túi tiền người dân.
Nhược điểm
– Xuất hiện nhiều tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng.
– Chưa có nghiên cứu về tính an toàn khi sử dụng cho trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi.
– Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.