Thuốc Tercef 1g là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Balkanpharma Razgrad AD, Bulgaria.
Quy cách đóng gói
Hộp 5 lọ x 30ml.
Dạng bào chế
Bột pha dung dịch tiêm.
Thành phần
Mỗi lọ có chứa Ceftriaxone natri tương đương Ceftriaxone 1g.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Ceftriaxone
– Có hoạt tính kháng khuẩn.
– Cơ chế tác dụng: Ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Ceftriaxone có độ ổn định cao với enzyme Beta-lactamase được sinh ra bởi các vi khuẩn Gram âm và dương.
– Phổ kháng khuẩn: Vi khuẩn Gram dương yếm khí và hiếu khí, Gram âm hiếu khí.
– Đã có một số vi khuẩn kháng thuốc.
Chỉ định
Thuốc được dùng cho những trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm với Ceftriaxone sau:
– Nhiễm khuẩn huyết.
– Nhiễm khuẩn xương, khớp.
– Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
– Nhiễm khuẩn hô hấp như viêm phổi.
– Nhiễm khuẩn ổ bụng như viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn đường mật và đường tiêu hóa
– Nhiễm Salmonella, Shigella.
– Nhiễm khuẩn thận và đường tiết niệu (trong trường hợp Aminoglycosides không phù hợp)
– Nhiễm khuẩn sinh dục như săng mềm (loét da liễu), giang mai (nguyên phát, thứ phát, tiềm ẩn), bệnh lậu.
– Viêm nội tâm mạc.
– Nhiễm khuẩn tai – mũi – họng.
– Bệnh Lyme
– Nhiễm trùng ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch
Đồng thời dự phòng trước phẫu thuật ở những đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn nặng sau phẫu thuật.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Đường dùng:
+ Tiêm tĩnh mạch trực tiếp: Ít nhất trong 2-5 phút.
+ Truyền tĩnh mạch: Liều > 50mg/kg ít nhất 30 phút.
+ Tiêm bắp sâu: Chống chỉ định ở trẻ em. Thận trọng khi tiêm đường này. Ngay sau khi tiêm (không có máu trở lại) cần rút pit-tông syring ngay để tránh sự xâm nhập vào mạch máu. Không dùng quá 1g cho 1 vị trí.
– Nếu có tiền sử dị ứng cần tiến hành epicutaneous test trước, nếu âm tính, sau đó mới test rạch da.
– Khi tiêm bắp sẽ rất đau nên dùng cùng Lidocain. Tuy nhiên không được tiêm tĩnh mạch có Lidocain.
– Không sử dụng dung môi chứa Canxi để pha tiêm.
– Sử dụng thuốc ngay khi pha.
– Cách pha:
+ Tiêm bắp: Hòa tan 1g với 3.6 ml dung dịch Lidocain 1% được nồng độ 250 mg/ml. Có thể pha loãng dung dịch, nếu cần.
+ Tiêm tĩnh mạch trực tiếp: Hòa tan lg với 9.6 ml nước cất pha tiêm được nồng độ 100 mg/ml.
+ Truyền tĩnh mạch nhanh: Pha như dung dịch tiêm tĩnh mạch trực tiếp sau đó pha với 90 ml dung môi thích hợp để được nồng độ 10 mg/ml. Dung dịch pha tiêm phù hợp, bao gồm nước cất pha tiêm, dung dịch NaCl 0.9%, Glucose 5%, Glucose 10% hoặc Glucose 5%. Truyền trong 15-30 phút.
Liều dùng
Theo chỉ định của bác sĩ hoặc tham khảo liều như sau:
Liều thông thường:
– Người lớn và trẻ em > 12 tuổi hoặc khi > 50 kg:
+ Liều thông thường: 1-2 g/lần/ngày.
+ Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm vừa phải, liều có thể lên đến 4g/ngày chia làm hai lần.
– Trẻ sơ sinh (0 – 14 ngày tuổi):
+ Tiêm tĩnh mạch 20 – 50 mg/kg/lần/ngày.
+ Nhiễm khuẩn nặng, liều tối đa 50mg/kg.
– Trẻ em (15 ngày – 12 tuổi) khi <50 kg:
+ Tiêm tĩnh mạch 20-80 mg/kg/lần/ngày.
+ Nhiễm khuẩn nặng, liều tối đa 80mg/kg, trừ viêm màng não.
+ Trẻ em trên 50 kg: Liều như người lớn.
– Người lớn tuổi, suy gan có chức năng thận bình thường, suy thận với chức năng gan bình thường: Không cần điều chỉnh liều.
Liều đặc biệt:
– Viêm màng não
+ Liều khởi đầu: 100 mg/kg/lần/ngày, không quá 4g/ngày.
+ Sau khi xác định độ nhạy của nguyên nhân gây bệnh, liều có thể giảm xuống cho thích hợp.
+ Ở trẻ sơ sinh (0-14 ngày tuổi), liều tối đa 50 mg/kg/24h.
– Dự phòng trước phẫu thuật: Liều duy nhất 30 – 90 phút trước khi tiến hành phẫu thuật.
– Suy thận nặng với độ thanh thải Creatinin < 10 ml/phút: Tối đa 2g/ngày ở người lớn.
– Suy thận và suy gan nặng đồng thời: Theo dõi định kỳ nồng độ Ceftriaxone trong huyết tương và điều chỉnh liều cho phù hợp.
– Chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc: Không cần liều bổ sung sau
khi lọc máu. Với trường hợp nhiễm trùng, có thể tiêm trực tiếp vào dung dịch lọc máu đầu tiên vào ngày điều trị phù hợp khoảng 1 – 2g Ceftriaxone.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Khi quên liều: Được thực hiện bởi nhân viên y tế nên tránh được tình trạng quên liều.
– Khi quá liều:
+ Triệu chứng: Không có báo cáo nào về các triệu chứng khi quá liều, có thể tương tự tác dụng phụ. Colics rất hiếm xảy ra ở bệnh nhân có bệnh thận hoặc sỏi mật dùng cao thường xuyên và nhanh hơn liều khuyến cáo.
+ Nếu xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng, báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời. Điều trị triệu chứng.
Chống chỉ định
Thuốc Tercef 1g không được sử dụng cho những trường hợp sau:
– Quá mẫn cảm với Cephalosporin hay bất kỳ thành phần nào trong công thức.
– Phản ứng quá mẫn tức thời và/hoặc nặng với Penicillin, kháng sinh nhóm Beta-lactam khác.
– Trẻ sơ sinh tăng Bilirubin máu và trẻ sinh non.
– Trẻ sinh non được hiệu chỉnh đến 41 tuần tuổi (tuần thai + tuần tuổi).
– Trẻ sơ sinh đủ tháng (đến 28 ngày tuổi):
+ Bị vàng da hoặc hạ Albumin huyết hoặc toan huyết do có khả năng tác động đến liên kết Billirubin.
+ Cần sử dụng đường tĩnh mạch với chế phẩm chứa Canxi do nguy cơ kết tủa Calcium – Ceftriaxone.
– Ceftriaxone đường tiêm bắp bị chống chỉ định:
+ Trẻ em dưới 2 tuổi.
+ Phụ nữ mang thai và cho con bú.
Tác dụng không mong muốn
– Rất phổ biến: Ở trẻ em có kết tủa của muối Canxi – Ceftriaxone trong túi mật , dạng sỏi mật hồi phục. Hiếm gặp ở người lớn.
– Phổ biến:
+ Viêm tĩnh mạch sau khi tiêm tĩnh mạch. Xử lý: Tiêm chậm hơn, ít nhất là trong 2-5 phút.
+ Tiêm bắp: Đau ở chỗ tiêm, đau và dày lên các mô tại vị trí tiêm.
+ Phản ứng dị ứng da (như viêm da, mày đay, phát ban), ngứa, sưng da và khớp.
+ Tăng men gan trong huyết thanh.
– Không phổ biến:
+ Buồn nôn, nôn, đau bụng.
+ Viêm màng nhày ở miệng và lưỡi, chán ăn.
+ Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.
+ Tiêu phân lỏng hoặc tiêu chảy.
+ Giảm sản xuất nước tiểu, tăng Creatinine huyết thanh.
– Hiểm:
+ Tăng bạch cầu ái toan.
+ Giảm bạch cầu, bạch cầu hạt.
+ Nhiễm nấm cơ quan sinh dục, nhiễm vi khuẩn không nhạy cảm.
+ Viêm tụy (viêm tụy do tắc nghẽn ống mật).
+ Phản ứng quá mẫn nặng cấp tính, sốc phản vệ, ban đỏ đa dạng, hội chứng Lyell, hội chứng Stevens – Johnson, nhiễm độc biểu bì.
+ Tăng men gan.
– Rất hiếm:
+ Giảm số lượng bạch cầu hạt nặng, tiểu cầu.
+ Rối loạn đông máu, thiếu máu.
+ Viêm đại tràng giả mạc.
Nếu thấy bất kỳ tác dụng phụ nào, thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được xử lý kịp thời.
Tương tác thuốc
Một số tương tác đã được báo cáo, bao gồm:
– Aminoglycosides: Nên dùng riêng biệt để tránh tương kỵ hóa – lý.
– Kháng sinh kìm khuẩn như Chloramphenicol, Tetracycline: Giảm tác dụng của Ceftriaxone.
– Probenecid: Tăng nồng độ Ceftriaxone trong máu.
– Thuốc tránh thai nội tiết tố đường uống: Tác động có hồi phục đến hiệu quả của thuốc này.
– Các xét nghiệm chẩn đoán: Gây dương tính giả với phương pháp Non – enzyme để xác định đường niệu và Galactose trong máu, thử nghiệm Coombs.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ mang thai: Không có dữ liệu đầy đủ về việc sử dụng của Ceftriaxone trong thai kỳ. Ceftriaxone đi qua nhau thai. Do đó chỉ nên sử dụng trong thời kỳ mang thai sau khi đã đánh giá được lợi ích vượt trội hơn hẳn nguy cơ, nhất là trong ba tháng đầu tiên.
– Bà mẹ cho con bú: Ceftriaxone được bài tiết một lượng nhỏ trong sữa mẹ. Do đó nên cần thận khi tiêm cho phụ nữ cho con bú. Nếu xuất hiện tiêu chảy và nhiễm nấm niêm mạc ở trẻ bú mẹ nên ngưng cho con bú. Khả năng gây ra phản ứng dị ứng cũng có thể được xem xét.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Tác dụng phụ hạ huyết áp, chóng mặt ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Thận trọng trong trường hợp này.
Lưu ý đặc biệt khác
– Trước khi điều trị cần xác định tiền sử quá mẫn với bất kỳ loại thuốc nào. Thận trọng khi tiêm những mũi đầu tiên cho những người có cơ địa dị ứng.
– Có thể phát triển quá mức những vi khuẩn không nhạy cảm.
– Ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột và nguy cơ gây viêm đại tràng giả mạc. Do đó chú ý khi dùng cho người tiền sử bệnh dạ dày – đường ruột.
– Thuốc có thể gây kết tủa trong túi mật và thận và được phát hiện như bóng mờ trên siêu âm, nhất là ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, liều cao.
– Một số phản ứng nghiêm trọng (đôi khi gây tử vong) được báo cáo khi dùng chung với với Calcium làm chúng kết tủa trong phổi và thận ở trẻ sinh non và sơ sinh đủ tháng.
Điều kiện bảo quản
– Nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Tránh ánh sáng.
– Để xa tầm nhìn và tầm với của trẻ.
– Không sử dụng khi hết hạn sử dụng in trên bao bì.
Thuốc Tercef 1g giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc tiêm chỉ được bán tại một số cơ sở được cấp phép trên toàn quốc. Giá bán có thể chênh lệch tùy từng địa điểm.
Để mua được sản phẩm chính hãng, với giá cả hợp lý, được dược sĩ tư vấn tận tình, kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline hoặc đặt hàng trực tiếp ngay trên website.
Chúng tôi cam kết: Ở ĐÂU RẺ NHẤT, CHÚNG TÔI RẺ HƠN.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc có tốt không? Để nhận được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại một số ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đảm bảo về chất lượng
– Hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm.
Nhược điểm
– Nguy cơ gặp tác dụng ngoài ý muốn như viêm đại tràng giả mạc, có thể đe dọa đến tính mạng.
– Thận trọng khi dùng cho suy chức năng thận.
– Không sử dụng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú theo đường tiêm bắp.
– Kỹ thuật tiêm cần được thực hiện bởi nhân viên y tế.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.