Thuốc tiêm Cedolcef 1g là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty Cổ phần Pymepharco.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 lọ bột pha tiêm.
Dạng bào chế
Bột pha tiêm.
Thành phần
Mỗi lọ có chứa Cefamandol 1g.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của thành phần chính trong công thức
– Cefamandol là kháng sinh Cephalosporin bán tổng hợp phổ rộng, có tác động các cầu khuẩn Gram dương tương tự hoặc thấp hơn, nhưng lại mạnh hơn đối với vi khuẩn Gram âm, khi so sánh với các Cephalosporin thế hệ 1.
– Cefamandol có hoạt tính đối với vi khuẩn Gram âm hẹp hơn so với các Cephalosporin thế hệ 3.
– Cefamandol có khả năng diệt khuẩn nhờ vào sự ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Nó có tác dụng trên nhiều vi khuẩn Gram âm, Gram dương, vi khuẩn kỵ khí.
Chỉ định
Thuốc tiêm Cedolcef 1g có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với Cefamadol:
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (bao gồm viêm phổi) do bởi Haemophilus influenzae, Klebsiella, Proteus mirabilis, Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae.
– Nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm phúc mạc.
– Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.
– Nhiễm khuẩn xương và khớp.
– Nhiễm hỗn hợp khuẩn hiếu khí và kị khí trong phụ khoa, đường hô hấp dưới, hoặc da và cấu trúc da.
– Dự phòng nhiễm khuẩn trước và sau khi mổ.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Thuốc dùng tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch trong 3 – 5 phút.
– Không được tự ý dùng thuốc mà phải có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
Liều dùng
Dùng theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. Có thể dùng với liều tham khảo sau:
– Người lớn: Có thể tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc truyền ngắt quãng hay liên tục với liều 0,5 – 2 g, mỗi 4 – 8 giờ/lần.
– Trẻ em trên 1 tháng tuổi: 50 – 100 mg/kg/ngày chia ra nhiều lần, nếu nhiễm khuẩn nặng, có thể dùng tối đa 150 mg/kg/ngày.
– Dự phòng nhiễm khuẩn trong và sau khi phẫu thuật: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 1 – 2 g, trước khi mổ 30 phút – 1 giờ, sau đó tiêm 1 – 2 g cứ 6 giờ 1 lần, trong 24 – 48 giờ. Trường hợp ghép các bộ phận giả, tiếp tục sử dụng thuốc cho đến 72 giờ sau khi tiêm.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều: Thuốc được sử dụng dưới sự hỗ trợ của nhân viên ý tế, hiếm khi xảy ra tình trạng quên liều. Nếu quên sử dụng, cần báo cho nhân viên y tế để được tiêm bổ sung kịp thời.
Quá liều: Liều cao có thể gây co giật, ngộ độc hệ thần kinh trung ương, viêm đại tràng màng giả. Nếu có các biểu hiện bất thường, ngừng thuốc ngay và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.
Chống chỉ định
Không dùng thuốc tiêm Cedolcef 1g cho các trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Tác dụng không mong muốn
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc:
– Thường gặp:
+ Viêm tĩnh mạch huyết khối khi tiêm vào tĩnh mạch ngoại biên.
+ Các phản ứng quá mẫn.
– Ít gặp:
+ Gây độc thần kinh, dị ứng Cephalosporin.
+ Thiếu máu tan huyết miễn dịch, tan máu, chảy máu lâm sàng do rối loạn đông máu và chức năng tiểu cầu.
+ Giảm bạch cầu trung tính đến mất bạch cầu hạt.
+ Tăng nhẹ Transaminase và Phosphatase huyết thanh.
+ Viêm thận kẽ cấp tính.
– Hiếm gặp:
+ Buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Dùng thuốc dài ngày có thể gây viêm đại tràng màng giả.
+ Suy thận, đặc biệt suy yếu chức năng thận trong thời gian điều trị.
Nếu có bất thường xảy ra, cần liên hệ ngay với bác sĩ, dược sĩ hoặc đến các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và giúp đỡ.
Tương tác thuốc
Một số tương tác của thuốc tiêm Cedolcef 1g với các thuốc khác có thể kể đến như:
– Không nên uống rượu khi đang dùng Cefamandol do có thể gây ra phản ứng kiểu Disulfiram như co cứng bụng hoặc dạ dày, đau đầu, hạ huyết áp, buồn nôn, nôn, đánh trống ngực, thở nông, tim đập nhanh, vã mồ hôi, đỏ bừng mặt. Những triệu chứng này thường xuất hiện 15 – 30 phút sau khi uống rượu và tự dịu bớt sau vài giờ.
– Probenecid làm giảm bài tiết Cefamandol ở ống thận, do đó làm tăng nồng độ Cefamandol trong huyết thanh, kéo dài nửa đời thải trừ và tăng độc tính của Probenecid với cơ thể.
– Cefamandol làm tăng nguy cơ chảy máu khi dùng đồng thời với các thuốc chống đông. Không nên dùng đồng thời.
Để an toàn, báo với bác sĩ các thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng cũng như tiền sử bệnh để được cân nhắc về các tương tác có thể xảy ra.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Nghiên cứu trên động vật cho thấy, thuốc không gây độc cho thai nhi cũng như không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ở mẹ. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên động vật không phải luôn chính xác khi dùng thuốc ở người, do đó chỉ nên dùng thuốc khi thật cần thiết. Cân nhắc lợi ích điều trị cho mẹ và nguy cơ có thể gây ra cho thai nhi.
– Cefamandol thải trừ qua sữa mẹ với nồng độ thấp. Thận trọng khi sử dụng ở phụ nữ đang cho con bú.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Chưa có báo cáo về ảnh hưởng của thuốc đến khả năng tập trung, tỉnh táo khi làm việc. Thận trọng khi dùng cho người lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
– Có dị ứng chéo một phần giữa các β-lactam bao gồm Penicilin, Cephalosporin, Cephamycin và Carbapenem. kiểm tra tiền sử dị ứng của người bệnh với cephalosporin, penicilin hoặc β-lactam khi dùng thuốc.
– Sử dụng thuốc kéo dài có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc.
– Thận trọng khi dùng thuốc ở người bệnh có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng.
– Mỗi lọ thuốc có chứa khoảng 27,3 mg natri. Cần thận trọng khi dùng thuốc cho người có chế độ kiêng Natri.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
– Dung dịch sau khi pha cần bảo quản ở nhiệt độ 2 – 8 độ C.
– Để xa tầm tay của trẻ em.
Thuốc tiêm Cedolcef 1g giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc hiện được bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc với nhiều mức giá khác nhau.
Để mua được sản phẩm chính hãng, với giá cả hợp lý, được dược sĩ tư vấn tận tình, kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline hoặc đặt hàng trực tiếp ngay trên website.
Dược Điển Việt Nam: Phát hiện hàng giả hoàn tiền gấp đôi. Sức khỏe của khách hàng là sự quan tâm lớn nhất của chúng tôi.
Review của khách hàng về chất lượng thuốc
Thuốc tiêm Cedolcef 1g có tốt không? là thắc mắc của nhiều người trước khi quyết định sử dụng sản phẩm. Để an tâm khi dùng, hãy cùng chúng tôi tóm tắt những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Giá thành hợp lý.
– Điều trị hiệu quả hầu hết các nhiễm khuẩn.
– Dùng được cho cả trẻ nhỏ.
Nhược điểm
– Cần có sự giúp đỡ của nhân viên y tế mới dùng được.
– Thuốc có thể gây co giật, ngộ độc thần kinh khi dùng quá liều.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.