Thuốc Maxapin 2g là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty cổ phần Pymepharco.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 lọ 2g.
Dạng bào chế
Dung dịch tiêm.
Thành phần
Mỗi ống có chứa:
– Cefepim hydroclorid tương đương Cefepim 2g.
– Tá dược vừa đủ 2g.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của thành phần Cefepim hydroclorid
– Là kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ tư.
– Có tác dụng kháng khuẩn do khả năng ức chế tổng hợp mucopeptid ở vách tế bào vi khuẩn.
– Phổ tác dụng: vi khuẩn Gram âm như các vi khuẩn nhạy cảm với hầu hết các cephalosporin thế hệ 3, nhưng thuốc cũng có hiệu quả đối với một số vi khuẩn Gram âm đã kháng hầu hết các cephalosporin thế hệ 3, bao gồm Pseudomonas aeruginosa và một số Enterobacteriaceae.
Chỉ định
Thuốc được dùng cho những trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm sau:
– Nhiễm khuẩn nặng đường niệu đã có biến chứng (bao gồm cả có viêm bể thận kèm theo).
– Nhiễm trùng huyết.
– Viêm phổi nặng kèm theo nhiễm khuẩn huyết.
– Viêm màng não.
– Nhiễm khuẩn nặng ở da và cấu trúc da.
– Nhiễm khuẩn trong ổ bụng có biến chứng ở người lớn: kết hợp với Metronidazol tiêm tĩnh mạch.
– Điều trị theo kinh nghiệm: Sốt cùng với giảm bạch cầu trung tính ở người lớn, trẻ em trên 2 tháng tuổi.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Tiêm tĩnh mạch chậm 3-5 phút dung dịch chứa 100mg/ml Cefepim hoặc truyền tĩnh mạch ngắt quãng trong khoảng 30 phút với liều phụ thuộc mức độ nặng nhẹ.
– Kiểm tra bằng mắt các dung dịch trước khi tiêm để xem có tủa không.
– Cách pha dung dịch truyền tĩnh mạch ngắt quãng:
+ Cho 50 ml dịch truyền tĩnh mạch (như dung dịch natri clorid 0,9%, Ringer lactat và dextrose 5%, dextrose 5%) vào lọ thuốc chứa 2g Cefepim thu được dung dịch thuốc có nồng độ là 40mg/ml.
+ Nếu pha 100ml dịch truyền tĩnh mạch thu được dung dịch có nồng độ Cefepim là 20 mg/ml.
+ Hoặc pha 2g Cefepim với 10 ml dịch truyền tĩnh mạch thu được dung dịch có nồng vào khoảng 160 mg/ml. Liều thuốc cần sử dụng sẽ được tính và cho vào dịch truyền tĩnh mạch.
– Các dung dịch thuốc đã pha chế nên được giữ ổn định trong vòng 18 – 24 giờ ở nhiệt độ phòng 20 – 25 °C. Ở tủ lạnh với nhiệt độ 2 – 8°C thì giữ được ổn định 7 ngày.
Liều dùng
Liều thường dùng:
– Trẻ em trên 2 tháng tuổi – 16 tuổi (thể trọng < 40kg): Dùng 50 mg/kg để tiem tĩnh mạch cách 8 – 12 giờ một lần (liều tối đa không vượt quá liều cho người lớn).
– Người lớn: Tiêm tĩnh mạch 1 – 2 g cách 8 – 12 giờ một lần.
Liều dùng gợi ý cho một số bệnh chuyên khoa:
Trẻ em trên 2 tháng tuổi và trẻ thể trạng dưới 40 kg:
+ Nhiễm khuẩn đường niệu: Tiêm tĩnh mạch 50 mg/kg cách 12 giờ/lần, sử dụng trong 7 – 10 ngày.
+ Viêm phổi, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da (không có biến chứng): Tiêm tĩnh mạch 50 mg/kg cách 12 giờ/lần trong 10 ngày.
+ Giảm bạch cầu trung tính, có sốt: Tiêm tĩnh mạch 50 mg/kg cách 8 giờ/lần, trong 7 ngày hoặc tới khi hết giảm bạch cầu trung tính.
Người lớn
+ Nhiễm khuẩn đường niệu (có hoặc không có biến chứng):
Ở mức độ nhẹ đến vừa, tiêm tĩnh mạch 0,5 – 1 g cách 12 giờ/lần trong 7 – 10 ngày.
Mức độ nặng: Tiêm tĩnh mạch 2 g cách 12 giờ/lần trong 10 ngày.
+ Viêm phổi:
Nhiễm khuẩn trong bệnh viện dùng 1 – 2 g cách 8 – 12 giờ/lần. Chú ý: Thời gian điều trị từ 7 – 21 ngày; thường sẽ kéo dài nếu nhiễm Pseudomonas.
Nhiễm khuẩn tại cộng đồng dùng 1 – 2g cách 12 giờ/lần trong 10 ngày.
– Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da (không có biến chứng): Tiêm tĩnh mạch 2 g cách 12 giờ/lần trong 10 ngày.
– Viêm màng não mủ và tổn thương thần kinh trung ương gây ra bởi các vi khuẩn Gram âm nhạy cảm (như P. aeruginosa, H. influenzae, N. meningitis, E. coli) hoặc các vi khuẩn Gram dương nhạy cảm (như S. pneumoniae, S. aureus, S. epidermidis).
+ Người lớn: truyền tĩnh mạch 2 g, cách 8 giờ/lần.
+ Trẻ em trên 2 tháng tuổi – 15 tuổi: liều 50 mg/kg, cách 8 giờ/lần trong 7 – 10 ngày. + Thời gian điều trị phụ thuộc từng người bệnh dựa trên đáp ứng với điều trị. Trường hợp nhiễm khuẩn:
Do H. influenzae, N. meningitidis thường là 7 ngày.
Do S. pneumoniae: 10 – 14 ngày.
Do vi khuẩn Gram âm hiếu khí: 21 ngày.
– Nhiễm khuẩn nặng ở ổ bụng: Tiêm tĩnh mạch 2 g cách 12 giờ/lần trong 7 – 10 ngày, kết hợp với metronidazol (tiêm riêng rẽ).
– Giảm bạch cầu trung tính có sốt (đơn trị liệu): Dùng 2g tiêm tĩnh mạch cách 8 giờ/lần trong 7 ngày hoặc tới khi hết giảm bạch cầu trung tính.
– Áp xe não, phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật thần kinh: 2g để tiêm tĩnh mạch cách 8 giờ/lần, kết hợp với Vancomycin (500 mg x 8 giờ/lần).
Điều chỉnh liều lượng ở người suy thận:
– Người suy thận dựa vào độ thanh thải creatinin < 60 ml/phút): Liều ban đầu bằng liều cho người có chức năng thận bình thường.
Liều duy trì như sau
– Người lớn đang thẩm tách máu dùng liều khởi đầu 1 g/lần/ngày, tiếp theo dùng liều 500 mg/lần/ngày cho các nhiễm khuẩn hoặc dùng 1 g/lần/ngày khi nhiễm khuẩn ở người bệnh giảm bạch cầu trung tính có sốt.
– Sau mỗi lần lọc cần bù đắp lại bằng một liều tương đương với liều ban đầu.
– Người bệnh đang thẩm tách màng bụng ngoại trú nên dùng cách nhau 48 giờ/lần hơn là cách 12 giờ một lần. Liều 2 g cách 48 giờ được dùng cho người giảm bạch cầu trung tính có sốt.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Khi quên liều: Được thực hiện bởi nhân viên y tế nên tránh được tình trạng quên liều.
– Khi quá liều:
+ Triệu chứng: Không có báo cáo nào về các triệu chứng khi quá liều.
+ Nếu xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng, báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời. Cần lọc máu thận nhân tạo hoặc lọc máu qua màng bụng.
Chống chỉ định
Thuốc Maxapin 2g không được sử dụng cho những trường hợp sau:
– Quá mẫn cảm với kháng sinh nhóm cephalosporin và penicilin hay bất kỳ thành phần nào trong công thức.
– Bệnh nhân quá mẫn với L-Arginin.
Tác dụng không mong muốn
– Thường gặp:
+ Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
+ Hệ thần kinh trung ương: Bồn chồn, đau đầu.
+ Da: Phát ban, đau chỗ tiêm, ngứa.
– Ít gặp:
+ Toàn thân: Sốt, nhức đầu.
+ Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, bệnh nấm Candida ở miệng.
+ Máu: Tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu hạt, dương tính test Coombs trực tiếp mà không có tan huyết.
+ Da: Mày đay, ngứa.
+ Tuần hoàn: Viêm tắc tĩnh mạch (nếu tiêm tĩnh mạch).
+ Gan: Tăng các enzym gan (phục hồi được).
+ Thần kinh: Dị cảm.
– Hiếm gặp:
+ Toàn thân: Phản ứng phản vệ, phù, chóng mặt.
+ Tai: Ù tai.
+ Tuần hoàn: Hạ huyết áp, giãn mạch.
+ Cơ – xương: Đau khớp.
+ Tiêu hóa: Viêm đại tràng, viêm đại tràng giả mạc, đau bụng.
+ Thần kinh: Chuột rút, ảo giác, rung giật cơ, co giật.
+ Niệu sinh dục: Viêm âm đạo.
+ Tâm thần: Lú lẫn.
+ Cơ – xương: Đau khớp.
+ Máu: Giảm bạch cầu trung tính.
+ Mắt: Nhìn mờ.
Nếu thấy bất kỳ tác dụng phụ nào, thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được xử lý kịp thời.
Tương tác thuốc
Một số tương tác đã được báo cáo, bao gồm:
– Amikacin kết hợp với cefepim ít gây gây độc với thận hơn là Gentamicin, Tobramycin phối hợp với cefalotin.
– Furosemid: Dễ gây điếc nên tránh sử dụng chung.
– Tác nhân gây uric niệu: Hoạt lực của cefepim tăng.
– Vắc xin thương hàn: Cefepim có thể làm giảm hoạt lực của vaccin này.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ mang thai: Chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết, đã cân nhắc kỹ giữa nguy cơ và lợi ích có thể đạt được.
– Bà mẹ cho con bú: Thuốc được bài xuất vào trong sữa mẹ có nguy cơ thay đổi vi khuẩn tốt trong ruột, khó khăn trong việc đánh giá kết quả nuôi cấy khi có sốt cao, tác động trực tiếp của thuốc lên trẻ. Thận trọng khi dùng cho người đang cho con bú.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
– Thận trọng dùng cho người có tiền sử phản vệ với penicilin (do có khoảng 5 – 10% người dị ứng với kháng sinh nhóm penicillin gây dị ứng chéo với kháng sinh nhóm cephalosporin). Khi nhiễm khuẩn nặng cần điều trị bằng thuốc loại beta lactam thì có thể sử dụng cephalosporin cho người bệnh dị ứng với penicilin tuy nhiên cần phải theo dõi chặt chẽ và luôn sẵn sàng ngay các phương tiện điều trị sốc phản vệ.
– Theo dõi những triệu chứng của sốc phản vệ ở những liều thuốc đầu tiên.
– Giảm liều ở người bệnh suy thận.
– Khi sử dụng thuốc kéo dài có nguy cơ gây nhiễm nấm hoặc tăng sinh nhiễm khuẩn, như nhiễm C. difficile gây tiêu chảy và viêm đại tràng màng giả. Nếu xảy ra tăng sinh nhiễm khuẩn cần có liệu pháp điều trị phù hợp.
– Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tuổi: Chưa xác định được tác dụng và tính an toàn của thuốc.
– Thận trọng cho người có tiền sử bị co giật, nhất ở bệnh nhân suy thận do tăng nguy cơ co giật. Trong quá trình điều trị nếu thấy co giật nên ngừng thuốc và sdùng các thuốc điều trị động kinh thích hợp.
Điều kiện bảo quản
– Nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Tránh ánh sáng.
– Để xa tầm nhìn và tầm với của trẻ.
– Không sử dụng khi hết hạn sử dụng in trên bao bì.
Thuốc Maxapin 2g giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc tiêm chỉ được bán tại một số cơ sở được cấp phép trên toàn quốc. Giá bán có thể chênh lệch tùy từng địa điểm.
Nếu có nhu cầu mua thuốc, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline hoặc đặt hàng trực tiếp trên website để mua được thuốc với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
Sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam lớn nhất xuyên suốt mọi hoạt động của Dược Điển Việt Nam.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Maxapin 2g có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đảm bảo về chất lượng
– Hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác nhau.
Nhược điểm
– Nguy cơ gặp một số tác dụng ngoài ý muốn.
– Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai hoặc bà mẹ cho con bú.
– Chú ý điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.