Thuốc tiêm Pythinam là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty cổ phần Pymepharco.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 lọ thuốc bột.
Dạng bào chế
Bột pha tiêm.
Thành phần
Trong mỗi lọ thuốc có chứa:
– lmipenem 500mg.
– Cilastatin 500mg.
– Tá dược Natri bicarbonat.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của các thành phần chính trong công thức
– Imipenem – Cilastatin là kháng sinh Beta-lactam phổ rộng, được cung cấp dưới dạng bào chế chỉ để truyền tĩnh mạch.
– Imipenem là hoạt chất đầu tiên của kháng sinh nhóm Beta-lactam mới, nhóm Thienamycin.
– Cilastatin có tác dụng ức chế Enzyme đặc hiệu, giúp ức chế chuyển hóa của Imipenem ở thận và làm tăng nồng độ Imipenem nguyên dạng trong đường tiết niệu.
– Imipenem có phổ kháng khuẩn rộng, có công dụng diệt khuẩn trên hầu hết các khuẩn gram dương và gram âm, bao gồm cả ưa khí và kị khí.
– Nếu dùng đơn độc Imipenem, nguy cơ kháng thuốc thường xảy ra khi điều trị nhiễm khuẩn do Pseudomonas aeruginosa nhưng không xảy ra sự kháng chéo với các loại kháng sinh khác. Nếu điều trị nhiễm khuẩn P. aeruginosa có thể điều trị dự phòng kháng thuốc có thể dùng phối hợp với Aminoglycosid.
Chỉ định
Thuốc tiêm Pythinam không phải là lựa chọn đầu tiên trong điều trị nhiễm khuẩn nặng và nhiễm khuẩn bệnh viện. Thuốc được dùng trong các trường hợp:
– Nhiễm khuẩn huyết.
– Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
– Nhiễm khuẩn đường niệu – sinh dục.
– Nhiễm khuẩn ổ bụng.
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.
– Nhiễm khuẩn phụ khoa.
– Nhiễm khuẩn khớp và xương.
– Viêm nội tâm mạc.
– Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật có nguy cơ lây nhiễm nặng.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Thuốc được dùng để tiêm truyền tĩnh mạch.
– Cách pha thuốc:
+ Yêu cầu: Pha thành hỗn dịch với ít nhất 100ml dung dịch tiêm truyền thích hợp (nồng độ cuối cùng không được quá 5 mg/ml).
+ Cho khoảng 10ml dung dịch truyền tương thích vào lọ, lắc kỹ và cho vào chai chứa dịch truyền. Tiếp tục thêm 10ml dịch chuyển cho vào lọ bột để đảm bảo tất cả bột chứa trong lọ được hòa tan hết.
+ Hỗn hợp thu được cần được lắc kỹ tạo thành dung dịch trong suốt không màu hoặc màu vàng.
– Có thể sử dụng các loại dịch truyền: NaCl đẳng trương, Dextrose 5%, Dextrose 10%, hỗn hợp Dextrose 5% và NaCl 0,9%, hỗn hợp Dextrose 5% – NaCl 0,45%, hỗn hợp Dextrose 5% – NaCl 0,225%, hỗn hợp Dextrose 5% – KCl 0,15%, Mannitol 5%, Mannitol 10%.
– Không pha thuốc bằng dịch truyền chứa Lactat. Tuy nhiên, có thể tiêm thuốc vào hệ thống truyền tĩnh mạch đang truyền Lactat.
– Không pha trộn hoặc tiêm trộn lẫn với các kháng sinh khác.
Liều dùng
Người có chức năng thận bình thường và thể trọng >70 kg:
– Liều thông thường: 1 – 2 g/ngày, chia 3- 4 lần. Trường hợp nhiễm khuẩn vừa, có thể dùng 1g/ngày chia làm 2 lần. Nếu nhiễm khuẩn do vi khuẩn ít nhạy cảm hơn, có thể tăng liều lên tối đa 4g/ngày hoặc 50 mg/kg/ngày, tùy theo liều nào thấp hơn.
– Với liều 500mg/lần, cần truyền tĩnh mạch trong 20 – 30 phút, với liều > 500 mg, phải truyền tĩnh mạch trong 40 – 60 phút. Nếu có dấu hiệu buồn nôn khi truyền, cần truyền với tốc độ chậm hơn.
– Liều tối đa không quá 50 mg/kg/ngày hoặc 4g/ngày, tuy theo liều nào thấp hơn. Tuy nhiên, người bị xơ hóa nang với chức năng thận bình thường đã được dùng với liều 90 mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần, nhưng không quá 4g/ngày.
Người bệnh suy thận và/hoặc thể trọng < 70kg: Cần giảm liều điều trị.
– Bệnh nhân suy thận:
Độ thanh thải Creatinin (ml/phút) |
Liều dùng |
30 – 70 |
75% liều thông thường |
20 – 30 |
50% liều thông thường |
20 |
25% liều thông thường |
– Sau khi thẩm tách máu, cần dùng một liều bổ sung.
– Dự phòng nhiễm khuẩn hậu phẫu: Truyền tĩnh mạch 1000mg vào lúc khởi mê và 1000 mg 3 giờ sau đó. Trường hợp các phẫu thuật có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, có thể thêm 2 liều 500 mg vào 8 giờ và 16 giờ sau khi khởi mê.
Trẻ em > 3 tháng tuổi:
+ Trẻ em > 40kg: Dùng liều tương đương người lớn.
+ Trẻ em và trẻ sơ sinh < 40 kg: 15 – 25 mg/kg/lần, cách nhau 6 giờ.
Bệnh nhi dưới 3 tháng tuổi (thể trọng khoảng 1,5 kg):
Tuổi |
Liều dùng (mg/kg) |
Khoảng cách liều (giờ) |
Dưới 1 tuần tuổi |
25 |
12 |
1 – 4 tuần tuổi |
8 |
|
4 tuần – 3 tháng tuổi |
6 |
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều: Thuốc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không xảy ra trường hợp quên liều.
Quá liều:
– Triệu chứng: Có thể xuất hiện tình trạng tăng nhạy cảm thần kinh – cơ, co giật.
– Nếu xảy ra quá liều, ngừng dùng thuốc và áp dụng các biện pháp hỗ trợ, điều trị triệu chứng, có thể thẩm tách máu để loại trừ thuốc ra khỏi máu.
Chống chỉ định
Thuốc tiêm Pythinam không dùng cho người quá mẫn với thành phần của thuốc.
Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc đã được báo cáo, bao gồm:
– Thường gặp:
+ Buồn nôn và nôn, tiêu chảy.
+ Viêm tĩnh mạch.
– Ít gặp:
+ Hạ huyết áp, đánh trống ngực.
+ Động kinh.
+ Ban đỏ.
+ Viêm đại tràng màng giả.
+ Giảm bạch cầu trung tính, tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan.
+ Thiếu máu, kéo dài thời gian đông máu, dương tính giả thử nghiệm Combs.
+ Tăng AST, ALT, Phosphatase kiềm, và Bilirubin.
+ Đau tại nơi tiêm.
+ Tăng ure, Creatinin huyết, xét nghiệm nước tiểu không bình thường.
Thông báo cho bác sĩ tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc
Một số tương tác đã được báo cáo khi dùng thuốc:
– Ganciclovir: Nguy cơ động kinh toàn thể. Không nên dùng đồng thời trừ khi thật cần thiết.
– Probenecid: Tăng độc tính của thuốc.
Báo với bác sĩ về toàn bộ các thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng để được cân nhắc về các tương tác có thể xảy ra.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Chưa có nghiên cứu đầy đủ về hiệu quả của thuốc khi dùng cho bà bầu. Chỉ sử dụng khi lợi ích cho mẹ vượt trội nguy cơ cho thai nhi.
– Imipenem qua được sữa mẹ. Ngưng cho con bú nếu cần dùng thuốc.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, co giật, mất điều hòa vận động ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Không dùng thuốc nếu xuất hiện các triệu chứng trên.
Lưu ý đặc biệt khác
– Thận trọng ở người có tiền sử phản ứng quá mẫn với kháng sinh nhóm beta-lactam, tiền sử mắc các bệnh lý tiêu hóa như viêm đại tràng, người mắc bệnh thần kinh trung ương như tổn thương não, động kinh.
– Thận trọng khi dùng thuốc ở người cao tuổi, trẻ em dưới 3 tháng tuổi. Cần giảm liều dùng ở người suy thận, người cao tuổi.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
– Để xa tầm tay của trẻ em.
Thuốc tiêm Pythinam giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc hiện được bán ở một số nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc với nhiều mức giá khác nhau, chênh lệch tùy thuộc vào từng cơ sở phân phối.
Để mua được sản phẩm chính hãng, với giá cả hợp lý, được dược sĩ tư vấn tận tình, kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline hoặc đặt hàng trực tiếp ngay trên website.
Review của khách hàng về chất lượng thuốc
Thuốc tiêm Pythinam có tốt không? có hiệu quả không? Đây là thông tin về sản phẩm được nhiều người quan tâm. Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng Dược Điển Việt Nam điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiết niệu, nhiễm khuẩn phụ khoa…
– Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật có nguy cơ lây nhiễm nặng.
– Dùng được cho cả trẻ sơ sinh.
Nhược điểm
– Dùng thuốc đồng thời với Probenecid làm tăng độc tính của thuốc và nguy cơ gây độc trên thận.
– Có thể gây chóng mặt, đau đầu, thậm chí là co giật khi sử dụng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.