Thuốc tiêm Tamiacin 1g là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty cổ phần Pymepharco.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 lọ bột + 1 ống nước cất pha tiêm 15ml.
Dạng bào chế
Thuốc bột đông khô pha tiêm.
Thành phần
Trong mỗi lọ bột thuốc có chứa Vancomycin hydroclorid tương đương Vancomycin 1g.
Mỗi ống chứa 15ml nước cất pha tiêm.
Tác dụng của thuốc tiêm Tamiacin 1g
Tác dụng của Vancomycin
– Là kháng sinh nhóm Glycopeptid, có tác dụng diệt khuẩn tốt. Cơ chế tác động của thuốc bao gồm:
+ Ức chế tạo thành vách tế bào vi khuẩn.
+ Tác động đến quá trình tổng hợp ARN.
+ Thay đổi tính thấm màng tế bào vi khuẩn.
– Thuốc tác dụng tốt trên vi khuẩn Gram âm ưa khí và kỵ khí nhưng đều bị các chủng Gram âm đề kháng và không tác dụng trên nấm, Mycobacteria.
– Các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Vancomycin: Tụ cầu, Streptococcus pneumoniae (kể cả chủng đã kháng Methicillin), liên cầu, Streptococcus pyogenes, S. agalactiae, Enterococcus faecalis, S.bovis.
– Sự kháng thuốc đối với Vancomycin:
+ Các chủng S.aureus hầu như chưa sinh đề kháng.
+ Staphylococcus haemolyticus tan máu đã sinh đề kháng, S. epidermidis sinh ra chất nhứt polysaccharide cản trở hoạt động của Vancomycin.
+ Đối với chủng Enterococcus thuốc chỉ có tác dụng kìm khuẩn. Gần đây gia tăng các chủng kháng vancomycin chủ yếu qua trung gian plasmid.
Chỉ định
Thuốc tiêm Tamiacin 1g được chỉ định trong các trường hợp:
– Điều trị các nhiễm khuẩn nặng ở các chủng vi khuẩn đã kháng Methicillin:
+ Viêm nội tâm mạc.
+ Nhiễm khuẩn máu.
+ Nhiễm khuẩn xương.
+ Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.
+ Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.
+ Nhiễm khuẩn bệnh viện.
– Viêm nội tâm mạc:
+ Do Streptococcus viridans hoặc S.bovis gây ra. Dùng thuốc đơn lẻ hoặc kết hợp cùng aminosid.
+ Dạng bạch cầu khi mới đặt van tim do S. epidermidis hoặc bạch hầu gây ra: Phối hợp cùng Rifampicin hoặc Aminosid hoặc đồng thời với cả 2 thuốc.
– Dự phòng viêm nội tâm mạc trước phẫu thuật cho người bị dị ứng penicillin, đặc biệt là phẫu thuật phụ khoa và đường ruột.
– Nhiễm trùng thần kinh: Viêm áp xe não, nhiễm trùng shunt do tụ cầu kháng methicillin, S. pneumoniae kháng penicillin và cephalosporin.
– Biến chứng do nhiễm trùng Gram dương trong thẩm tách màng bụng lưu động liên tục.
Cách dùng
Trước khi sử dụng thuốc, y bác sĩ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có chế độ dùng thuốc cho hiệu quả tốt nhất.
Cách sử dụng
– Thuốc được truyền tĩnh mạch chậm cho bệnh nhân để điều trị nhiễm khuẩn toàn thân.
– Không được sử dụng đường tiêm bắp vì gây kích ứng mô mạnh, có thể bị đau, ấn đau, hoại tử nếu tiêm bắp hoặc tiêm ngoài mạch. Chưa xác định hiệu quả và an toàn nếu tiêm vào não thất, màng bụng, toàn thân. Khi dùng đường uống không cho tác dụng toàn thân.
– Pha chế thuốc:
+ Hòa tan 1g thuốc trong 20ml nước cất pha tiêm. Dung dịch này ổn định trong 14 ngày nếu để trong tủ lạnh.
+ Sau đó pha loãng dung dịch thu được trong 200ml dung môi tương hợp và truyền tĩnh mạch chậm trong ít nhất 60 phút.
– Các dung môi tương hợp gồm có:
+ Dextrose 5%, NaCl 0,9%: Dung dịch sau pha ổn định trong 14 ngày nếu để trong tủ lạnh.
+ Dung dịch Ringer lactat hoặc Ringer lactat + Dextrose 5%: Dung dịch sau pha ổn định trong 96h nếu để trong tủ lạnh.
– Nếu không thể truyền tĩnh mạch giãn đoạn, có thể truyền liên tục: Cho 1-2g Vancomycin đã pha vào dung dịch Dextrose 5% hoặc NaCl 0,9% và truyền nhỏ giọt trong 24h.
Liều dùng
Liều dùng của thuốc được điều chỉnh để phù hợp với từng bệnh nhân và tình trạng của bệnh.
Người có chức năng thận bình thường:
* Người lớn: 1g/lần mỗi 12h.
– Viêm nội tâm mạc do tụ cầu: Thời gian điều trị tối thiểu 3 tuần.
– Đề phòng viêm nội tâm mạc ở người bị dị ứng penicillin:
+ Khi nhổ răng hoặc các thủ thuật ngoại khoa khác: Truyền tĩnh mạch 1 liều 1g Vancomycin duy nhất cùng với truyền gentamycin trước khi làm thủ thuật.
+ Nếu là phẫu thuật tiêu hóa, tiết niệu: Thêm 1 liều thuốc như trên sau 8h.
* Trẻ em và trẻ sơ sinh
– Trẻ em: 10mg/kg/lần, mỗi 6h.
– Trẻ sơ sinh:
+ Liều đầu tiên 15mg/kg.
+ Liều tiếp theo: 10mg/kg/lần mỗi 12h trong 1 tuần đầu tiên. Sau đó cho đến khi trẻ đầy 1 tháng sử dụng liều 10mg/kg/lần mỗi 8h.
– Đề phòng viêm nội tâm mạc ở trẻ bị dị ứng penicillin:
+ Khi nhổ răng hoặc các thủ thuật ngoại khoa khác: Truyền tĩnh mạch liều 20mg/kg trước khi làm thủ thuật 1h và lặp lại liều tương tự sau 8h.
+ Nếu là phẫu thuật dạ dày – ruột, tiết niệu: Truyền tĩnh mạch vancomycin với liều 20mg/kg trước khi làm thủ thuật 1h. Đồng thời kèm theo tiêm bắp/tiêm tĩnh mạch Gentamycin 2mg/kg từ 30 phút cho đến 1h trước phẫu thuật. 8h sau tiêm lại 2 thuốc đó 1 lần nữa.
Người suy giảm chức năng thận và người cao tuổi, trẻ sinh non
– Thay đổi liều dùng và theo dõi nồng độ Vancomycin định kỳ.
– Nếu tính được chính xác tốc độ lọc cầu thận sẽ cho bệnh nhân dùng liều gấp 15 lần tốc độ lọc cầu thận. Ví dụ: Hệ số thanh thải creatinin 100ml/phút thi liều vancomycin là 1545mg/24h.
– Liều đầu tiên không được nhỏ hơn 15mg/kg, liều duy trì 1,9mg/kg/ngày. Sau đó từ 7-10 ngày dùng 1 liều 1g.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều: Thuốc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không xảy ra trường hợp quên liều.
Quá liều:
– Cần tuân thủ liều dùng được chỉ định vì khi quá liều thuốc sẽ thể hiện độc tính.
– Xử trí quá liều:
+ Điều trị hỗ trợ, duy trì mức lọc cầu thận.
+ Loại bỏ vancomycin bằng lọc máu qua màng và qua chất hấp thụ. Thẩm tách máu ít hiệu quả.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc tiêm Tamiacin 1g đối với bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng không mong muốn
Trong quá trình sử dụng, các tác dụng phụ của thuốc liên quan đến truyền dịch nhanh, có thể kéo dài từ 20 phút hoặc trong vài giờ. Tình trạng được khắc phục nếu truyền chậm trong 60 phút.
– Trong hoặc sau khi truyền với tốc độ nhanh, bệnh nhân có thể gặp phản ứng giống phản vệ như tụt huyết áp, thở khò khè, khó thở, ngứa, mề đay.
– Làm phần cơ thể phía trên đỏ bừng (cổ đỏ).
– Cơ ngực hoặc lưng đau, co thắt.
Ngoài ra hiếm khi bệnh nhân có thể bị suy thận, mất thính giác, hoa mắt, ù tai, giảm tiểu cầu và bạch cầu.
Khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào kể trên cần thông báo và hỏi ý kiến bác sĩ để có cách giải quyết kịp thời.
Tương tác thuốc
Các tương tác giữa thuốc tiêm Tamiacin 1g với các thuốc dùng cùng là:
– Thuốc gây mê: Gây ban đỏ, nóng bừng giống phản ứng phản vệ và phản ứng giải phóng histamin.
– Thuốc độc thận và thính giác dùng toàn thân hay tại chỗ, dùng đồng thời hoặc sau Vancomycin: Cần theo dõi cẩn thận đối với Amphotericin B, aminosid, polymicin B, viomycin, colistin, cisplatin. Đối với Aminosid chỉ sử dụng cùng khi thật sự cần thiết như trong các nhiễm khuẩn rất nặng vì độc tính trên thận rất cao.
– Dexamethason làm giảm hiệu quả của Vancomycin khi điều trị viêm màng não do làm giảm khả năng Vancomycin thấm được vào dịch não tủy để phát huy tác dụng. Trong điều trị viêm màng não do Pneumococcus, dexamethason thường được sùng để làm giảm tính viêm của màng não.
– Tính tương kỵ:
+ Do có pH thấp nên dung dịch Vancomycin tương kỵ với các chế phẩm thuốc có tính kiềm hoặc không bền với môi trường có pH thấp.
+ Ví dụ: Aminophylin, aztreonam, barbiturat, benzylpenicilin, ceftriazim, ceftriaxon, cloramphenicol natri…
Tuy nhiên bệnh nhân vẫn cần liệt kê các thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng với y bác sĩ để theo dõi, đề phòng xảy ra tương tác và có thể xử trí nếu có tương tác xảy ra.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ có thai: Các dữ liệu nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc đến mẹ và sự phát triển của thai nhi còn hạn chế. Do đó cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích – nguy cơ nếu dùng thuốc trong thai kỳ.
– Phụ nữ cho con bú: Thuốc có bài tiết vào sữa mẹ nhưng không biết có gây ảnh hưởng trên trẻ bú mẹ hay không. Cần đánh giá tình trạng người mẹ để quyết định nên ngừng thuốc hay ngừng cho con bú.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc không gây ảnh hưởng bất lợi đối với người lái xe hay khi vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
– Trong quá trình truyền theo dõi để phát hiện nếu có hạ huyết áp.
– Nếu dùng Vancomycin kéo dài cần theo dõi cẩn thận đề phòng nhiễm khuẩn cơ hội.
– Cần theo dõi chức năng thận, số lượng bạch cầu, đo thính giác định kỳ trong quá trình sử dụng.
– Có thể xảy ra viêm tắc tĩnh mạch. Để hạn chế tác dụng phụ này nên thay đổi vị trí truyền thuốc thường xuyên và truyền tốc độ chậm với dung dịch pha loãng có nồng độ 1,5-5mg/ml.
Điều kiện bảo quản
– Thuốc được bảo quản trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh nắng, nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Để ngoài tầm với của trẻ em.
– Không sử dụng thuốc sau ngày hết hạn trên bao bì.
Thuốc tiêm Tamiacin 1g giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc tiêm được bán tại một số đơn vị cấp phép trên toàn quốc với giá dao động khoảng 60.000VNĐ/lọ, giá bán thay đổi tùy theo từng cơ sở bán và phân phối. Để mua được sản phẩm chất lượng tốt, giá cả hợp lý, đồng thời được các dược sĩ tư vấn tận tình kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi theo các cách sau đây:
– Gọi điện đến số hotline của nhà thuốc.
– Đặt hàng ngay trên website.
– Chat với dược sĩ tư vấn.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc tiêm Tamiacin 1g có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Thuốc kháng sinh chuyên dụng cho các nhiễm khuẩn nặng với các nhiễm khuẩn do vi khuẩn kháng methicillin gây nê.
– Có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi.
– Giá thuốc không quá cao.
Nhược điểm
– Hạn chế sử dụng trên phụ nữ có thai và cho con bú.
– Độc tính cao, nhiều tai biến xảy ra liên quan đến quá trình truyền thuốc.
– Không có hiệu quả với các nhiễm khuẩn do Gram âm gây ra.
– Lưu ý đến độc tính cao trên thận.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.