Thuốc Torvazin 20mg là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Egis Pharmaceutical PLC – Hungary.
Quy cách đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén bao phim.
Thành phần
Mỗi viên thuốc chứa:
– Atorvastatin Calcium tương đương Atorvastatin 20mg.
– Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Atorvastatin
Thuộc nhóm thuốc điều hòa Lipid, ức chế HMG – CoA reductase. Hoạt động theo cơ chế phong bế chọn lọc và cạnh tranh với HMG – CoA reductase, dẫn đến cản trở quá trình chuyển hóa 3 – Hydroxy – 3 – Methylglutaryl – Coenzyme A thành Mevalonate, đây là tiền chất của các Sterol, trong đó có cả Cholesterol. Nhờ vậy:
– Triglycerid và Cholesterol được giải phóng từ gan vào huyết tương dưới dạng liên hợp với Lipoprotein tỷ trọng rất thấp.
– Lipoprotein tỷ trọng thấp được sản sinh từ VLDL và trải qua quá trình dị hóa phần lớn là từ các thụ thể liên kết mạnh với LDL.
Từ đó, Atorvastatin có công dụng:
– Làm giảm nồng độ Cholesterol và Triglycerid máu.
– Ngăn cản quá trình giải phóng cũng như số lượng tiểu phân LDL, dẫn đến tăng hoàn toàn và bền vững các thụ thể LDL. Bên cạnh đó, thuốc còn tác động làm thay đổi chất lượng của các hạt LDL tuần hoàn theo hướng có lợi hơn.
Chính vì vậy, Atorvastatin hiệu quả trong điều trị giảm LDL – C ở người tăng Cholesterol máu di truyền kiểu đồng hợp tử khi không được kiểm soát tốt bằng các thuốc hạ Lipid khác.
Chỉ định
Thuốc được dùng trong các trường hợp sau:
– Tăng Cholesterol máu:
+ Điều trị hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng để giảm Cholesterol toàn phần, Apolipoprotein B, LDL – Cholesterol, các Triglycerid ở người lớn và trẻ em từ 10 tuổi trở lên mắc các bệnh sau:
+ Tăng Cholesterol máu gia đình kiểu dị hợp tử.
+ Tăng Lipid máu hỗn hợp (Type IIa và IIb theo phân loại Fredrickson).
+ Tăng Cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử ở người lớn.
– Phòng ngừa tai biến tim mạch ở người có nguy cơ cao xảy ra lần đầu tiên.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Mỗi ngày dùng một lần. Có thể uống bất cứ thời điểm nào trong ngày, kèm theo thức ăn hoặc không.
– Bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn kiêng giảm Cholesterol trước khi điều trị và trong suốt quá trình sử dụng thuốc.
– Cần xét nghiệm nồng độ LDL – C trước khi dùng để làm căn cứ xác định liều dùng phù hợp với mỗi người bệnh.
Liều dùng
Tham khảo liều lượng như sau:
– Bắt đầu uống 10mg/lần/ngày.
– Sau 4 tuần hoặc lâu hơn: Điều chỉnh liều tùy thuộc vào dung nạp của bệnh nhân.
– Liều tối đa: 80mg/ngày.
Tăng Cholesterol máu nguyên phát và tăng Lipid máu hỗn hợp:
– Sử dụng 10mg/lần/ngày.
– Đáp ứng đạt được trong vòng 2 tuần và tối đa là khoảng 4 tuần. Sau đó, đáp ứng này được duy trì trong suốt quá trình điều trị kéo dài.
Tăng Cholesterol máu gia đình kiểu dị hợp:
– Khởi đầu 10mg/ngày.
– Sau mỗi 4 tuần, tăng liều lên 40mg/ngày. Tối đa là 80mg/ngày hoặc có thể dùng 40mg Atorvastatin/lần/ngày kết hợp với nhựa gắn Acid mật.
Tăng Cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử: Uống 10 – 80mg/ngày.
Phòng ngừa bệnh tim mạch:
– Liều ban đầu: 10mg/ngày.
– Sau đó, điều chỉnh liều tùy vào đáp ứng của người bệnh.
Trẻ em từ 10 tuổi trở lên:
– Khởi đầu với liều 10mg/ngày.
– Tối đa 20mg/ngày.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Khi quên liều:
+ Sử dụng ngay khi nhớ ra. Trường hợp đã sát thời điểm dùng liều kế tiếp thì bỏ qua, vẫn uống liều tiếp theo đúng kế hoạch đã định.
+ Chú ý: Không dùng gấp đôi số viên khuyến cáo để bù liều đã quên.
– Khi quá liều: Tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ nếu dùng quá liều khuyến cáo, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người dung. Do đó, khi thấy bất cứ biểu hiện khác thường nào, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Torvazin 20mg trong các trường hợp sau:
– Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần có trong thuốc.
– Tăng Transaminase huyết gấp 3 lần giới hạn cho phép, dai dẳng chưa rõ nguyên nhân, bệnh gan hoạt động.
– Phụ nữ có thai và cho con bú.
Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng ngoài ý muốn có thể xuất hiện trong quá trình dùng thuốc như:
– Thường gặp:
+ Táo bón, đầy hơi, khó tiêu, ỉa chảy.
+ Đau đầu.
+ Tăng Alanine Aminotransferase và Creatine Phosphokinase trong máu.
+ Viêm mũi họng, phản ứng dị ứng.
+ Tăng đường huyết.
+ Đau cơ, khớp, đầu chi, lưng, co thắt cơ.
– Ít gặp:
+ Giảm đường huyết, tăng cân, chán ăn.
+ Chóng mặt, rối loạn vị giác, hay quên, giảm độ nhạy cảm.
+ Nhìn mờ, ù tai.
+ Nôn, viêm tuy, đau bụng trên và dưới.
+ Viêm gan.
+ Mày đay, phát ban, ngứa, rụng tóc.
+ Đau cổ, mỏi cơ, yếu mệt,…
– Hiếm gặp:
+ Chứng to vú ở đàn ông.
+ Ứ mật.
+ Rối loạn thị giác, giảm thính giác.
+ Bệnh thần kinh ngoại biên,…
Thông báo ngay với bác sĩ khi thấy bất cứ biểu hiện bất thường nào để được tư vấn hợp lý.
Tương tác với thuốc khác
Tương tác có thể xảy ra khi dùng chung với các thuốc khác như:
– Các thuốc ức chế CYP3A4 (Clarithromycin, Ketoconazol, Itraconazol,…) làm tăng đáng kể nồng độ Atorvastatin trong máu, tăng tỷ lệ xuất hiện các tác dụng ngoài ý muốn.
– Chất ức chế protein vận chuyển (Cyclosporin) gây tăng mức đáp ứng toàn thân của Atorvastatin.
– Gemfibrozil, Ezetimibe hay dẫn xuất của Acid Fibric: Tăng xuất hiện các phản ứng bất lợi liên quan đến cơ, bao gồm cả tiêu cơ vân.
– Diltiazem làm tăng nồng độ Atorvastatin huyết, dẫn đến tăng nguy cơ tiêu cơ vân và suy thận.
– Atorvastatin làm tăng nồng độ của Digoxin, thuốc tránh thai đường uống,… khi phối hợp
– Giảm nhẹ thời giờ hoạt động của Prothrombin khi dùng chung với Warfarin. Tuy nhiên, tình trạng này trở lại bình thường trong vòng 15 ngày điều trị.
– Các nhựa gắn Acid mật như Cholestyramin, Colestipol: Gây ảnh hưởng rõ rệt tới sinh khả dụng của các thuốc điều hòa Lipid khi dùng chung.
– Nước ép bưởi làm tăng hoạt tính của Atorvastatin, tăng nguy cơ các bệnh về cơ.
Các báo cáo trên có thể chưa được đầy đủ, do đó, không tự ý phối hợp thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú
– Phụ nữ mang thai:
Atorvastatin gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, bao gồm:
+ Đã có báo cáo về các trường hợp dị tật bẩm sinh với tỷ lệ rất thấp. Các nghiên cứu trên động vật đã chứng minh thuốc độc tính trên sinh sản.
+ Gây giảm nồng độ Mevalonate, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp Cholesterol của con. Hơn nữa, việc ngừng thuốc trong quá trình mang thai sẽ gây tác động nhỏ đến các nguy cơ dài hạn của tăng Cholesterol máu nguyên phát.
Do vậy, không dùng thuốc trong giai đoạn thai kỳ.
– Phụ nữ cho con bú: Nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc được bài xuất trong sữa mẹ. Những phản ứng bất lợi đối với trẻ bú mẹ chưa được thiết lập. Vậy nên, chống chỉ định ở đối tượng này.
Đối với người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc gây ảnh hưởng không đáng kể đến sự tập trung.
Lưu ý đặc biệt khác
– Thành phần thuốc chứa Lactose không thích hợp dùng cho người mắc bệnh di truyền hiếm gặp không dung nạp được Galactose, thiếu hụt men Lapp Lactose hay kém hấp thu Glucose – Galactose.
– Thuốc gây ảnh hưởng đến chức năng gan:
+ Tiến hành các xét nghiệm chức năng gan ở bệnh nhân có dấu hiệu hoặc biểu hiện tổn thương gan.
+ Người bệnh có nồng độ Transaminase tăng cao cần phải được theo dõi chặt chẽ cho đến khi chỉ số trở lại mức giới hạn cho phép.
+ Nếu mức độ Transaminase vẫn cao gấp 3 lần bình thường thì giảm liều hoặc ngừng dùng thuốc được chỉ định.
+ Thận trọng khi dùng cho người nghiện rượu hoặc có tiền sử mắc các bệnh lý về gan.
– Gây nhiều tác dụng phụ trên cơ xương như đau cơ, viêm cơ, thậm chí có thể tiến triển thành hội chứng tiêu cơ vân.
Trước điều trị: Thận trọng khi dùng thuốc cho người có các yếu tố nguy cơ sau:
+ Nhược giáp.
+ Suy giảm chức năng thận.
+ Tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc bệnh cơ di truyền.
+ Bệnh nhân cao tuổi.
+ Mắc các vấn đề về gan hoặc uống nhiều rượu.
+ Nồng độ thuốc trong máu cao do tương tác với thuốc khác hoặc bệnh lý đặc biệt.
Trong quá trình điều trị:
+ Khi thấy đau cơ, yếu cơ, co cứng cơ, có thể kèm theo mệt mỏi, sốt thì hãy thông báo ngay với bác sĩ để thực hiện xét nghiệm chỉ số CK và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.
+ Nếu các phản ứng bất lợi này gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống hoặc nồng độ CK cao gấp 5 lần bình thường thì nên ngừng điều trị.
+ Khi các triệu chứng thuyên giảm và chỉ số CK trở về mức cho phép nên cân nhắc dùng lại thuốc ở liều thấp nhất và theo dõi chặt chẽ.
+ Phải dùng thuốc ngay nếu nồng độ CK cao gấp 10 lần bình thường hoặc nghi ngờ hay chẩn đoán xác định chứng tiêu cơ vân.
Sau điều trị: Nếu nồng độ CK tăng cao hơn 5 lần giới hạn cho phép thì nên kiểm tra lại trong vòng 5 – 7 ngày.
+ Trong một số trường hợp đã có báo cáo về các triệu chứng của bệnh phổi kẽ như khó thở, ho khan, mệt mỏi, sụt cân, sốt,… nhất là khi điều trị dài ngày.
+ Gây tăng nồng độ đường huyết ở một số người bệnh có nguy cơ cao, dẫn đến cần phải điều trị.
Bảo quản
– Để thuốc trong bao bì kín, đặt trong phòng khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời.
– Nhiệt độ không quá 30℃.
– Để xa tầm tay trẻ em.
Thuốc Torvazin 20mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc hiện đã được phân phối tại các tiệm thuốc tây lớn, nhỏ trên toàn quốc. Tùy vào từng cơ sở bán lẻ, giá thuốc có thể thay đổi ít nhiều. Để mua được hàng chính hãng mà giá cả hợp lý, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline đã cung cấp.
Dược Điển Việt Nam với lời hứa thương hiệu, cam kết: Ở đâu RẺ nhất, chúng tôi RẺ hơn. Phát hiện hàng giả hoàn tiền gấp đôi.
Review của khách hàng về chất lượng thuốc
Thuốc Torvazin 20mg có tốt không? Đây là tâm lý lo lắng chung của mọi người trước khi quyết định dùng thuốc. Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng Dược Điển Việt Nam điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Chỉ dùng 1 lần trong ngày nên hạn chế được việc quên liều, đảm bảo hiệu quả điều trị.
– Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được Bộ y tế cấp giấy phép lưu hành toàn quốc.
– Dạng bào chế viên nén có độ ổn định cao, dễ bảo quản và mang theo người.
Nhược điểm
– Có thể xảy ra tác dụng ngoài ý muốn trong quá trình dùng thuốc.
– Không dùng trên đối tượng phụ nữ có thai và cho con bú.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.