Thuốc Ultracet là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Janssen Korea Ltd.
Quy cách đóng gói
Hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén.
Thành phần
Mỗi viên thuốc Ultracet gồm có:
– Tramadol Hydroclorid 37,5mg.
– Paracetamol 325mg.
– Tá dược vừa đủ một viên.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của các thành phần chính trong công thức
Tramadol Hydroclorid:
– Là chất thuộc nhóm thuốc giảm đau tổng hợp loại Opioid, có công dụng giảm đau theo cơ chế trung ương. Nó gắn vào thụ thể µ trên nơron thần kinh và làm ức chế sự tái hấp thu monoamine như Norepinephrine, Serotonin.
– Có khả năng gây nghiện như Morphin.
Paracetamol:
– Hay còn gọi là Acetaminophen, là chất chuyển hóa có hoạt tính của Phenacetin.
– Giúp hạ nhiệt nhanh do tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng giãn mạch, tăng lưu lượng máu ngoại vi.
– Dùng để giảm đau, hạ sốt, đặc biệt là ở người cao tuổi, người có chống chỉ định với Salicylat hay các thuốc NSAID khác.
Vậy nên, thuốc có tác dụng giảm đau và cắt cơn sốt nhanh.
Chỉ định
– Thuốc Ultracet được dùng điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng.
– Dùng thuốc giới hạn ở những bệnh nhân mà cơn đau của họ thực sự cần thiết phải dùng đến thuốc.
Cách dùng như thế nào?
Cách sử dụng
– Dùng đường uống.
– Uống với nước lọc, không dùng loại nước khác nếu không có chỉ định của bác sĩ. Dùng thuốc nguyên viên, không bẻ hoặc nhai viên thuốc.
– Thời điểm: khi thực sự cần thiết cơn đau xuất hiện, bị sốt.
Liều lượng
Tùy vào độ tuổi và tình trạng của bệnh nhân, thuốc Ultracet được sử dụng với liều lượng như sau:
Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
– Liều khởi đầu là 2 viên/lần, dùng thêm liều khi thực sự cần thiết.
– Không dùng quá 8 viên/ngày.
– Khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc không được ít hơn 6 giờ.
Trẻ dưới 12 tuổi: không sử dụng.
Không sử dụng cho người suy gan nặng.
Người bị suy thận: tham khảo liều dùng của bác sĩ.
Quá liều và xử trí khi quên liều
Quên liều:
– Thuốc dùng khi thực sự cần thiết để giảm đau và hạ sốt, hiếm khi xảy ra quên liều. Nếu dùng thuốc thường xuyên theo lịch trình, hãy uống ngay khi nhớ ra. Nếu thời điểm đó gần với liều kế tiếp, bỏ qua liều này, tiếp tục uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Không dùng 2 liều cùng lúc.
Quá liều:
– Triệu chứng: có thể gây tổn thương gan, suy thận cấp tính, viêm tụy cấp, gây co giật, co đồng tử, trụy tim mạch, rối loạn ý thức dẫn đến hôn mê, ức chế hô hấp đến ngừng thở.
– Xử trí: nếu thấy biểu hiện bất thường như trên, hãy báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Ultracet trong các trường hợp sau:
– Quá mẫn với Tramadol, Paracetamol, các thuốc Opioid hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Người bị ngộ độc cấp do chất ma túy, rượu, thuốc ngủ, thuốc giảm đau nhóm Opioid, thuốc giảm đau trung ương.
– Bệnh nhân bị suy gan nặng.
– Người đang sử dụng thuốc IMAO hoặc trong vòng 14 ngày sau khi ngưng dùng thuốc.
– Những người bị động kinh không kiểm soát.
– Trẻ dưới 12 tuổi.
Tác dụng không mong muốn
Bên cạnh tác dụng vượt trội, thuốc Ultracet có thể gây tác dụng phụ như sau:
Thường gặp:
– Tăng tiết mồ hôi, buồn nôn, nôn, đau bụng.
– Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, đầy hơi.
– Đau đầu, run rẩy, khô miệng.
– Lơ mơ, biếng ăn, mất ngủ.
– Chóng mặt, nhầm lẫn.
– Rối loạn giấc ngủ, thay đổi tâm trạng bất thường như lo âu, căng thẳng, hưng phấn,…
Ít gặp:
– Suy nhược, mệt mỏi, run.
– Co thắt cơ, ù tai, dị cảm, phù lưỡi.
– Khó nuốt, phân đen.
– Albumin niệu, rối loạn tiểu tiện, đau ngực.
– Quá mẫn như mày đay, sưng đỏ, phát ban,…
– Trầm cảm, ảo giác, suy giảm trí nhớ.
– Tăng nhịp tim, loạn nhịp, tăng huyết áp, đánh trống ngực.
Hiếm gặp:
– Ngất xỉu, nhìn mờ, mê sảng.
– Rối loạn ngôn ngữ.
– Gây quen thuốc, lệ thuộc thuốc khi dùng kéo dài.
Nếu thấy biểu hiện bất thường, báo ngay với bác sĩ, dược sĩ để được tham vấn và có biện pháp xử trí kịp thời.
Tương tác thuốc
Khi phối hợp thuốc Ultracet với các thuốc sau có thể xảy ra tương tác:
– Thuốc ức chế chọn lọc IMAO (MAO-A và MAO-B): gây ra hội chứng Serotonergic, nhầm lẫn, kích động, sốt đổ mồ hôi, tăng phản xạ run, giật cơ, tiêu chảy,…
– Các dẫn xuất khác của Opioid (thuốc ho, thuốc điều trị thay thế), Benzodiazepine: tăng nguy cơ suy hô hấp, có thể dẫn đến tử vong trong trường hợp quá liều.
– Rượu: gây buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi,…
– Thuốc vận chủ đối kháng Opioid (Buprenorphine, Pentazocin, Nalbuphine): làm giảm tác dụng giảm đau do ức chế cạnh tranh ở receptor, có thể gây ra hội chứng cai thuốc.
– Các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, thuốc kháng Histamin có tác dụng giảm đau, thuốc trị tăng huyết áp tác dụng lên thần kinh trung ương, Thalidomide, thuốc chống lo âu khác, thuốc ngủ, thuốc Benzodiazepin, các Barbiturate, thuốc chống trầm cảm,… ức chế thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, gây mất an toàn khi lái xe, vận hành máy móc.
– Các thuốc chống loạn thần, thuốc an thần, thuốc Triptan, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc Serotonin: có thể gây co giật, tăng khả năng co giật, gây cơn động kinh.
– Carbamazepin và các chất gây cảm ứng Enzym khác: giảm sinh khả dụng của thuốc.
Để tránh các tương tác bất lợi, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ mang thai:
– Đã có báo cáo lâm sàng, thuốc qua được hàng rào nhau thai, gây nên hội chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinh.
– Không nên sử dụng thuốc khi đang thai nghén.
Bà mẹ cho con bú: thuốc bài tiết khoảng 0,1% vào trong sữa mẹ. Vì trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và có thể hấp thu được nên không sử dụng thuốc trong thời gian cho con bú.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, suy giảm khả năng nhận thức. Do vậy, không nên dùng đối với những người làm lái xe, vận hành máy móc,…
Lưu ý đặc biệt khác
– Đọc kỹ các thông tin trên tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
– Thận trọng khi sử dụng thuốc, nếu có những phản ứng nghiêm trọng, cầ chú ý theo dõi, báo ngay cho bác sĩ để có giải pháp điều trị phù hợp.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản thuốc nơi khô ráo thoáng mát.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C.
– Để tránh xa tầm tay trẻ em.
– Tuyệt đối không dùng khi hết hạn sử dụng in trên bao bì.
Thuốc Ultracet mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Thuốc Ultracet được bán phổ biến tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc với mức giá từ 350,000 đến 400,000 đồng/hộp.
Để biết thêm thông tin chi tiết và mua được thuốc đảm bảo an toàn chất lượng, với giá cả hợp lý, liên hệ ngay với chúng tôi thông qua website hoặc số hotline.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Ultracet có tốt không? Đây là nỗi trăn trở của hầu hết người dùng. Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số ưu nhược điểm chính của thuốc này như sau:
Ưu điểm
– Hiệu quả giảm đau, hạ sốt nhanh sau 1-2 giờ.
– Giá thuốc phù hợp với người bệnh.
Nhược điểm
– Dùng kéo dài có khả năng gây nghiện.
– Cấm dùng trên phụ nữ có thai, trẻ em dưới 12 tuổi.
– Gây ảnh hưởng với đối tượng lái xe, vận hành máy móc.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.