Thuốc Vidmedol 4 là thuốc gì?
Nhà sản xuất
– Sản xuất tại: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn.
– Phân phối: Công ty Cổ phần Dược phẩm Việt Đức.
Quy cách đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén.
Thành phần
Trong mỗi viên thuốc gồm các thành phần:
– Methylprednisolon 4mg.
– Tá dược vừa đủ.
Tác dụng của thuốc Vidmedol 4
Tác dụng của hoạt chất Methylprednisolon trong công thức
– Methylprednisolon là glucocorticoid, có tác dụng chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch rõ rệt. Thuốc được loại trừ tác dụng trên chuyển hóa muối, ít giữ Na+ và gây phù. Tác dụng chống viêm tăng 20% so với prednisolon.
– Cơ chế:
+ Tăng số lượng bạch cầu trung tính và giảm số lượng tế bào lympho, bạch cầu ưa eosin, bạch cầu đơn nhân trong máu ngoại biên.
+ Ức chế chức năng của các tế bào lympho và các đại thực bào trong mô, giảm đáp ứng của chúng với các kháng nguyên.
+ Giảm tổng hợp Prostaglandin do hoạt hóa phospholipase A2.
+ Giảm tính thấm mao mạch do ức chế hoạt tính của kinin, các nội độc tố vi khuẩn và do làm giảm lượng histamin giải phóng từ bạch cầu ưa base.
– Glucocorticoid được sử dụng trong điều trị bệnh hen, bệnh thấp, viêm khớp, hội chứng thận hư, bệnh sarcoid…
Chỉ định
Thuốc Vidmedol 4 được chỉ định trong các trường hợp:
– Rối loạn nội tiết: Suy thượng thận nguyên và thứ phát, tăng sản thượng thận bẩm sinh.
– Rối loạn huyết học: Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát, thiếu máu tan máu tự miễn.
– Bệnh thấp khớp: Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mạn tính vị thành niên, viêm cột sống dính khớp.
– Bệnh da liễu: Pemphigus, viêm da bọng nước dạng Herpes, hội chứng Stevens-Johnson, viêm da tróc vảy, u sùi dạng nấm, vẩy nến, viêm da tiết bã nhờn thể nặng.
– Bệnh nhãn khoa: Viêm và dị ứng mạn/cấp tính ở mắt và các phần phụ của mắt.
– Bệnh đường hô hấp: Bệnh sarcoid, hội chứng Loeffler không thể điều trị bằng cách khác, nhiễm độc berylli, lao phổi tối cấp hay lan tỏa khi dùng đồng thời hóa trị liệu, viêm phổi hít.
– Bệnh tiêu hóa: Cơn nguy kịch viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.
– Dị ứng nặng: Viêm mũi dị ứng nặng theo mùa và mạn tính, phản ứng quá mẫn với thuốc, viêm da dị ứng tiếp xúc, hen phế quản.
– Ung thư: Leukemia cấp tính, u lympho, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
– Hội chứng thận hư không kèm urê máu cao.
– Lao màng não có tắc nghẽn khoang dưới nhện hoặc dọa tắc khi dùng đồng thời hóa trị liệu, bệnh giun xoắn liên quan đến cơ tim và thần kinh.
– Cấy ghép tạng.
– Bệnh tạo keo/viêm động mạch: Lupus ban đỏ hệ thống, viêm cơ da toàn thân, sốt thấp có viêm cơ tim nặng, viêm động mạch.
Cách dùng
Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có chế độ dùng thuốc cho hiệu quả tốt nhất.
Cách sử dụng
– Thuốc dùng đường uống cùng với nhiều nước. Nuốt nguyên viên không cắn bẻ, nghiền nát viên.
– Nếu chỉ dùng 1 lần/ngày nên uống thuốc lúc 8h sáng.
– Sau khi điều trị dài ngày cần dùng thuốc từ từ. Nếu các triệu chứng quay lại hoặc nặng hơn khi giảm liều Methylprednisolon cần hỏi ý kiến bác sĩ để có cách giải quyết.
Liều dùng
Có thể sử dụng theo liều chỉ định của bác sĩ hoặc tham khảo liều dưới đây:
Liều khởi đầu của thuốc thường là từ 4-48mg mỗi ngày, tùy theo tình trạng và mức độ nặng của bệnh. Cụ thể liều khởi đầu mỗi ngày của từng bệnh như sau
– Viêm khớp dạng thấp:
+ Nặng 12 – 16mg.
+ Nặng vừa 8 – 12mg.
+ Trung bình 4 – 8mg.
+ Trẻ em 4 – 8mg.
– Viêm cơ da toàn thân: 48mg (12 viên).
– Lupus ban đỏ hệ thống 20 – 100mg.
– Thấp khớp cấp tính 48mg cho đến khi ERS bình thường trong 1 tuần.
– Bệnh dị ứng 12 – 40mg.
– Hen phế quản: Tối đa 64mg/ngày hoặc tối đa 100mg/liệu pháp cách ngày.
– Bệnh về mắt 12 – 40 mg.
– Bệnh về máu và bạch cầu 16 – 100mg.
– U lympho ác tính- 16 – 100mg.
– Viêm loét đại 48mg/ngày trong giai đoạn cấp tính.
– Cấy ghép tạng tới 3,6mg/kg/ngày.
– Bệnh sarcoid 32 – 48 mg, dùng cách ngày.
– Đau đa cơ do thấp khớp 64mg.
– Bệnh Pemphigus 80 – 360mg.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều:
– Khi quên 1 liều thuốc, uống ngay khi nhớ ra. Nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo đúng lịch trình nếu gần thời điểm dùng liều tiếp theo.
– Không uống gấp đôi để bù liều đã quên.
Quá liều:
– Cần tuân thủ liều dùng được chỉ định. Không nên dùng thuốc quá lâu hay dừng đột ngột.
– Trong trường hợp quá liều cần báo ngay cho bác sĩ để có cách xử trí kịp thời. Không có thuốc giải độc đặc hiệu, cần hỗ trợ và giảm triệu chứng. Có thể thẩm tách máu để loại Methylprednisolon.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc đối với bệnh nhân:
– Quá mẫn với methylprednisolon hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Đang có nhiễm nấm toàn thân.
– Có nhiễm khuẩn toàn thân trừ khi đang sử dụng liệu pháp điều trị nhiễm khuẩn đặc hiệu.
– Ðang dùng vaccin virus sống hoặc giảm độc lực.
Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng bất lợi mà bệnh nhân có thể gặp phải được báo cáo dưới đây:
– Thường gặp:
+ Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng.
+ Nội tiết: Hội chứng Cushing.
+ Chuyển hóa và dinh dưỡng: Giữ natri, giữ nước.
+ Tâm thần: Rối loạn cảm xúc (bao gồm cả trầm cảm và phấn khích).
+ Mắt: Đục thủy tinh thể dưới bao.
+ Mạch máu: Tăng huyết áp.
+ Tiêu hóa: Loét dạ dày tá tràng.
+ Da và mô dưới da: Teo da, mụn.
+ Xương khớp và mô liên kết: Yếu cơ, chậm phát triển.
+ Chung: Lâu lành bệnh.
+ Nghiên cứu: Giảm kali máu.
– Không rõ tần suất:
+ Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng: Nhiễm khuẩn cơ hội, tái phát lao.
+ Bệnh u Sarcoma Kaposi.
+ Máu và hệ bạch huyết: Tăng bạch cầu.
+ Hệ miễn dịch: Phản ứng phản vệ, phản ứng quá mẫn, giảm phản ứng với các kiểm tra trên da.
+ Nội tiết: Suy tuyến yên, hội chứng cai thuốc steroid.
+ Chuyển hóa và dinh dưỡng: Nhiễm kiềm/toan chuyển hóa, giảm dung nạp glucose, tăng nhu cầu insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, tăng cảm giác thèm ăn (có thể dẫn đến tăng cân), bệnh u mỡ ngoài màng cứng.
+ Tâm thần: Rối loạn tâm thần (giận dữ, hoang tưởng, ảo giác, tâm thần phân liệt), rối loạn tình cảm (cảm xúc không ổn định, có ý định tự tử), thay đổi nhân cách, tâm trạng lâng lâng, lú lẫn, hành vi bất thường, lo lắng, mất ngủ, cáu gắt.
+ Mắt: Tăng nhãn áp, lồi mắt, mỏng giác mạc, mỏng củng mạc, bệnh mạch mạc – võng mạc.
+ Tai và ốc tai: Chóng mặt.
+ Tim: Suy tim sung huyết, rách cơ tim sau nhồi máu cơ tim.
+ Hô hấp, lồng ngực và trung thất: Tắc phổi, nấc cục.
+ Tiêu hóa: Thủng ruột, xuất huyết dạ dày, viêm tụy, viêm thực quản gây loét, đầy bụng; viêm thực quản, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.
+ Da và mô dưới da: Ban đỏ, phù mạch, ngứa, mề đay, bầm máu, xuất huyết, phát ban, rậm lông, tăng tiết mồ hôi, rạn da, giãn mao mạch.
+ Cơ xương khớp và mô liên kết: Gãy xương bệnh lý, hoại tử, nhược cơ, bệnh khớp do thần kinh, bệnh cơ, loãng xương, đau khớp, đau cơ.
+ Hệ thống sinh sản và tuyến vú: Rối loạn kinh nguyệt.
+ Chung: Mệt mỏi, khó chịu, triệu chứng cai thuốc (giảm liều quá nhanh sau khi điều trị kéo dài có thể dẫn đến suy thượng thận cấp, hạ huyết áp và tử vong).
+ Nghiên cứu: Tăng áp lực trong mắt, giảm dung nạp carbohydrate, tăng phosphatase kiềm máu, tăng calci niệu.
+ Chấn thương: Đứt gân (đặc biệt là gân achilles), gãy xương do đè ép cột sống.
Khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần thông báo và hỏi ý kiến bác sĩ để có cách giải quyết kịp thời.
Tương tác thuốc
Các tương tác thuốc cần lưu ý khi sử dụng Vidmedol 4 bao gồm:
– Thuốc chống co giật, aprepitant, fosaprepitant, itraconazol, ketoconazol, thuốc ức chế HIV-protease, diltiazem, ethinylestradiol, norethindron, cyclosporin, cyclophosphamid, tacrolimus, clarithromycin, erythromycin: Ảnh hưởng đến Methylprednisolon, có thể làm tăng tác dụng phụ của mỗi thuốc.
– Isoniazid, troleandomycin, mibefradil, cimetidin, nước ép bưởi chùm làm giảm sự thải trừ qua gan và làm tăng nồng độ trong huyết tương của methylprednisolon, vì vậy cần điều chỉnh liều để tránh ngộ độc methylprednisolon.
– Rifampicin làm giảm nồng độ methylprednisolon trong huyết tương.
– Thuốc chẹn thần kinh cơ, thuốc kháng cholinesterase, aminoglutethimid, thuốc chống đông đường uống, thuốc trị tiểu đường, thuốc làm giảm kali: Có xảy ra tương tác, thận trọng khi dùng.
– NSAIDs: Làm tăng nguy cơ xuất huyết và loét dạ dày – ruột.
– Aspirin: Methylprednisolon có thể làm tăng thải trừ aspirin liều cao, làm giảm nồng độ salicylat huyết thanh. Dừng methylprednisolon có thể làm tăng nồng độ salicylat huyết thanh, do đó làm tăng nguy cơ nhiễm độc salicylat.
– Insulin cần dùng liều cao hơn do Methylprednisolon có thể gây tăng glucose huyết.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng để được tư vấn và điều chỉnh phù hợp.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Vidmedol 4 và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ có thai: Dùng Methylprednisolon trong thời gian dài ở người mẹ có thể giảm nhẹ cân nặng ở trẻ sơ sinh. Do đó chỉ sử dụng ở phụ nữ có thai khi thật cần thiết và cân nhắc kĩ lợi ích có thể đạt được so với những rủi ro có thể xảy ra với mẹ và con.
– Phụ nữ cho con bú: Chỉ dùng cho phụ nữ cho con bú khi lợi ích trên người mẹ lớn hơn những rủi ro tiềm ẩn cho trẻ.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc gây chóng mặt, hoa mắt, rối loạn thị giác, mệt mỏi. Do đó thật cẩn trọng khi dùng thuốc cho người lái xe hay khi vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
– Thuốc có chứa lactose nên cần xin tư vấn của bác sĩ nếu như bệnh nhân bị rối loạn dung nạp đường lactose.
– Thận trọng ở những đối tượng sau:
+ Người bệnh loãng xương, người mới nối thông mạch máu, rối loạn tâm thần, loét dạ dày, loét tá tràng, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, trẻ đang lớn.
+ Suy gan, suy thận, glocom, bệnh tuyến giáp, đục thủy tinh thể.
+ Người cao tuổi: Nên dùng liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể được.
– Suy tuyến thượng thận cấp có thể xảy ra khi ngừng thuốc đột ngột sau thời gian dài điều trị hoặc khi có stress.
– Dùng liều cao có thể ảnh hưởng đến tác dụng của vacxin.
Điều kiện bảo quản
– Thuốc được bảo quản trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh nắng, nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Để ngoài tầm với của trẻ em.
– Không sử dụng thuốc sau ngày hết hạn trên bao bì.
Thuốc Vidmedol 4 giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay thuốc đang được bán trên thị trường tại một số nhà thuốc, quầy thuốc với nhiều mức giá khác nhau. Nếu có nhu cầu mua thuốc, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline hoặc đặt hàng trực tiếp trên website để mua được thuốc với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
Dược Điển Việt Nam cam kết là địa chỉ uy tín cung cấp sản phẩm chính hãng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng với giá tốt nhất đến tay người mua hàng. Sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam lớn nhất xuyên suốt mọi hoạt động của Dược Điển Việt Nam.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Vidmedol 4 có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Thuốc tăng tác dụng chống viêm, chống dị ứng mạnh mẽ, giảm tác dụng giữ muối nước không mong muốn.
– Được sử dụng hiệu quả điều trị các tình trạng viêm, dị ứng nặng, rối loạn miễn dịch của cơ thể.
– Dạng viên sử dụng tiện dụng.
Nhược điểm
– Thuốc có nhiều tác dụng phụ, tương tác thuốc.
– Hạn chế sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
– Với hàm lượng 4mg/viên thì nếu liều cao cần sử dụng nhiều viên trong 1 lần.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.