Thuốc Vimotram là thuốc gì?
Nhà sản xuất
VCP Pharmaceutical Joint – Stock Company.
Quy cách đóng gói
Hộp 10 lọ.
Dạng bào chế
Thuốc bột pha tiêm.
Thành phần
Mỗi lọ thuốc Vimotram có những hoạt chất:
– Amoxicillin (Amoxicillin Natri) 1g.
– Sulbactam (Sulbactam Natri) 0,5g.
Tác dụng của thuốc là gì?
Công dụng của thành phần chính trong công thức
– Amoxicillin:
+ Kháng sinh bán tổng hợp có khả năng ngăn cản sự tổng hợp của thành tế bào vi khuẩn.
+ Phổ tác dụng trên nhiều vi khuẩn gram (-) và Gram (+).
– Sulbactam:
+ Có khả năng ức chế Beta – Lactamase, là những enzym làm bất hoạt Amoxicillin
+ Phối hợp làm hiệp đồng tác dụng, tăng phổ kháng khuẩn đối với những vi khuẩn đã kháng Amoxicillin.
– Phổ kháng khuẩn:
+ Vi khuẩn Gram (+): Staphylococcus Epidermidis, Staphylococcus Faecalis, Staphylococcus Aureus, Streptococcus Pneumoniae, Streptococcus Viridans, Streptococcus Pyogenes.
+ Vi khuẩn Gram (-): Moraxella Catarrhalis, Haemophilus Influenzae, Klebsiella sp., Proteus Mirabilis, Proteus Vulgaris, Neisseria Gonorrhoeae, Providencia Rettgeri.
+ Vi khuẩn kỵ khí: Bao gồm các loài Clostridium, Peptococcus, Bacteroides.
Chỉ định
Thuốc được dùng điều trị nhiễm khuẩn trong các trường hợp:
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới.
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
– Viêm thận, bể thận.
– Nhiễm khuẩn trong ổ bụng.
– Bệnh phụ khoa nghi ngờ do vi khuẩn kỵ khí.
– Lậu không biến chứng.
– Bệnh thương hàn.
– Nhiễm khuẩn da, xương, khớp.
– Dự phòng và điều trị viêm nội tâm mạc.
Cách dùng
Cách sử dụng
Tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng:
– Có thể tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch.
– Tiêm bắp:
+ Hòa tan lọ thuốc với 3,2ml nước cất pha tiêm.
+ Có thể pha với Lidocain Hydroclorid 0,5% hoặc 2%.
+ Sử dụng trong vòng 1 giờ sau khi pha.
– Tiêm tĩnh mạch: Tiêm chậm trong ít nhất 10 đến 15 phút.
– Truyền tĩnh mạch: Pha loãng dung dịch tiêm với 50-100ml dung dịch pha loãng vô khuẩn, không chứa chất gây sốt. truyền trong vòng 15 đến 30 phút.
Liều dùng
Tham khảo liều lượng sau:
– Người lớn tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn: Liều 1,5-3g/lần, cách 6 giờ sử dụng một lần. Tổng liều không vượt quá 4g/ngày.
+ Nhiễm khuẩn nhẹ: 1,5 – 3g/ngày.
+ Nhiễm khuẩn vừa: Sử dụng tối đa 6 lọ.
+ Nhiễm khuẩn nặng: Tối đa 12 lọ.
– Trị lậu không biến chứng:
+ Tiêm bắp 1,5-3g/lần/ngày.
+ Có thể phối hợp với uống 1g Probenecid.
– Trẻ em:
+ Chưa có báo cáo về tính an toàn và hiệu quả đối với trẻ em dưới 12 tuổi. Có thể sử dụng 100mg Amoxicillin kết hợp 50ml Sulbactam/ngày. Chia liều, sử dụng cách nhau từ 6 đến 8 giờ.
+ Trẻ sơ sinh < 7 ngày tuổi: Liều tương tự với trẻ em dưới 12 tuổi. Chia liều, mỗi lần sử dụng cách nhau 12 giờ.
Thời gian điều trị ở người lớn và trẻ em thường kéo dài từ 5 đến 14 ngày hoặc hơn, cho đến khi hết sốt 48 giờ.
– Bệnh nhân suy thận:
+ Liều thay đổi theo độ thanh thải Creatinin.
+ Sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Quên liều:
+ Sử dụng liều thay thế khi nhớ ra.
+ Bỏ qua liều quên nếu gần đến thời điểm sử dụng kế tiếp.
+ Tuyệt đối không tiêm gấp đôi để bù lại.
– Quá liều:
+ Triệu chứng: Chưa có báo cáo về triệu chứng khi sử dụng quá liều thuốc.
+ Xử trí: Thẩm phân máu để loại bỏ thuốc ra khỏi tuần hoàn, có thể làm tăng thải trừ thuốc đối với bệnh nhân suy thận.
Chống chỉ định
Không dùng thuốc trong các trường hợp:
– Dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc hoặc kháng sinh nhóm Penicillin và Cephalosporin.
– Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.
– Nhiễm virus Herpes.
Tác dụng không mong muốn
Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng được báo cáo theo tần suất cụ thể dưới đây:
– Thường gặp: Ỉa chảy, phát ban, đau tại vị trí tiêm, viêm tĩnh mạch huyết khối.
– Ít gặp: Mẩn ngứa, buồn nôn, nôn, đau đầu, mệt mỏi, phù, đau ngực, viêm dạ dày, mày đay, sốc phản vệ, viêm đại tràng màng giả, giảm bạch cầu hạt.
Nếu trong quá trình sử dụng có xuất hiện bất cứ tác dụng ngoại ý nào, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để nhận được sự hỗ trợ thích hợp.
Tương tác thuốc
Một số tương tác khi phối hợp thuốc Vimotram với thuốc khác như:
– Probenecid: Giảm thải trừ Amoxicillin và Sulbactam qua thận, làm tăng nồng độ thuốc trong huyết thanh.
– Giảm hiệu quả của thuốc tránh thai.
– Nifedipin: Tăng hấp thu Amoxicillin.
– Allopurinol: Tăng khả năng phát ban của thuốc.
– Đối kháng với các chất kìm khuẩn như Cloramphenicol, Tetracyclin.
Báo cho bác sĩ/dược sĩ thông tin về các thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng để được tư vấn về các tương tác có thể xảy ra.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ mang thai: Chưa có báo cáo về tính an toàn của thuốc khi sử dụng đối với phụ nữ mang thai. Nghiên cứu trên chuột và thỏ với liều gấp 10 lần liều thông thường không thấy các tác hại đối với bào thai. Cần thận trọng khi sử dụng đối với phụ nữ cho con bú.
– Thuốc bài tiết qua sữa mẹ với lượng nhỏ, với các vấn đề tiềm tàng với trẻ như: Biến đổi hệ vi khuẩn đường ruột, các phản ứng trực tiếp của thuốc (dị ứng), cản trở kết quả phân tích xét nghiệm nuôi cấy khi trẻ bị sốt. Cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi đưa ra quyết định sử dụng thuốc.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Không có báo cáo về tác động của thuốc đối với người lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, thuốc có thể gây đau đầu mệt mỏi. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng đối với người lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
– Thuốc Vimotram gây tương kỵ với các thuốc như: Hydrocortison, dịch thủy phân Protein, Hydroclorid Neosynephrin, dung dịch acid Amin, dung dịch Manitol. Cần thận trọng khi kết hợp các thuốc này.
– Trước khi sử dụng, nên tìm hiểu tiền sử dị ứng với Penicillin và Cephalosporin, tránh gây sốc quá mẫn.
– Thuốc có thể gây viêm đại tràng màng giả, cần chẩn đoán phân biệt nếu bệnh nhân bị ỉa chảy trong quá trình sử dụng.
– Bệnh nhân tăng bạch cầu đơn nhân có thể làm tăng phát ban, mẩn đỏ khi sử dụng thuốc. Do đó cần tránh sử dụng đối với những người mắc bệnh này.
– Tương tự các kháng sinh khác, sử dụng thuốc có thể xảy ra hiện tượng một số vi khuẩn không nhạy cảm. Cần theo dõi tình trạng sức khỏe người bệnh, nếu xảy ra bội nhiễm, cần ngưng sử dụng và có biện pháp điều trị thích hợp.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản thuốc nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.
– Nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Tránh xa tầm tay của trẻ em.
Thuốc Vimotram giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay thuốc Vimotram đang được bán trên thị trường tại một số nhà thuốc, quầy thuốc được cấp phép với nhiều mức giá khác nhau. Trên trang web của chúng tôi, thuốc đang có giá vô cùng ưu đãi, chỉ 540000 VNĐ.
Nếu có nhu cầu mua thuốc, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline hoặc đặt hàng trực tiếp trên website để mua được thuốc với chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
Sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam lớn nhất xuyên suốt mọi hoạt động của Dược Điển Việt Nam.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm như thế nào?
Thuốc Vimotram Có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Điều trị nhiễm khuẩn một cách hiệu quả.
– Sản xuất trên dây chuyền, hiện đại, đảm bảo chất lượng thuốc tiêm.
– Thời gian tác dụng nhanh.
Nhược điểm
– Cần có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
– Gây ra một số tương tác, thận trọng khi phối hợp với các thuốc khác.
– Có thể gây đau tại vị trí tiêm.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.