Thuốc Viticalat là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty Cổ phần dược phẩm VCP.
Quy cách đóng gói
Hộp 10 lọ.
Dạng bào chế
Thuốc bột pha tiêm.
Thành phần
Mỗi lọ thuốc bột chứa các thành phần sau:
– Ticarcillin (dưới dạng Ticarcillin dinatri) 3g.
– Acid clavulanic (dưới dạng Kali clavulanat) 0,2g.
Tác dụng của thuốc là gì?
Tác dụng của các thành phần chính
– Ticarcillin là kháng sinh bán tổng hợp. Phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng với nhiều vi khuẩn Gram dương, Gram âm hiếu khí và vi khuẩn kỵ khí. Ticarcillin dễ bị ức chế bởi enzym Beta-lactamase, do đó phổ hoạt động không bao gồm các vi khuẩn sản xuất loại enzym này.
– Acid clavulanic là một kháng sinh nhóm Beta-lactam, có khả năng bất hoạt các enzym Beta-lactamase, thường tìm thấy ở các vi khuẩn đề kháng với Penicillin và Cephalosporin.
– Việc phối hợp 2 thành phần giúp cho Ticarcillin không bị mất tác dụng bởi Beta-lactamase và mở rộng phổ kháng khuẩn. Do đó, thuốc tiêm Vitacalat có thể chống lại hầu hết các vi khuẩn Gram dương hiếu khí, Gram âm hiếu khí và vi khuẩn kỵ khí.
Chỉ định
Thuốc được dùng cho các trường hợp sau:
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.
– Nhiễm khuẩn ở tủy xương.
– Viêm phổi.
– Nhiễm trùng ở da, mô mềm và cấu trúc da.
– Một số trường hợp nhiễm khuẩn huyết.
– Một số trường hợp nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu, sinh dục, tử cung, vùng chậu, ổ bụng.
– Viêm màng não do chủng vi khuẩn Haemophilus influenzae.
– Nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn Gram âm hiếu khí và sinh vật kháng Cephalosporin, Aminoglycosid hoặc Penicillin đã đáp ứng điều trị. Tốt nhất là sử dụng kháng sinh theo phác đồ điều trị.
Cách dùng
Cách sử dụng
Tuân theo hướng dẫn sử dụng như sau:
– Chỉ dùng tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch chậm.
– Tiêm truyền tĩnh mạch liên tục hay gián đoạn: Hòa tan 1 lọ thuốc bột pha tiêm vào 13ml nước cất pha tiêm, pha loãng với Natri clorid 0.9%, truyền chậm hơn 30 phút.
– Bảo quản: Dung dịch sau pha để ở nhiệt độ phòng 22 độ C hoặc trong tủ lạnh 4 độ C không quá 24 giờ. Không làm nóng dung dịch bằng lò vi sóng hay nước ấm.
Liều dùng
– Người lớn: Liều thường dùng 3,2g mỗi 6 – 8 giờ/lần.
Liều lượng và đường dùng phụ thuộc và mức độ nhiễm khuẩn, tình trạng của từng bệnh nhân, mức độ nhiễm trùng và tính nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh.
– Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi: Tính an toàn khi sử dụng ở trẻ đẻ non dưới 3 tháng tuổi chưa được nghiên cứu đầy đủ, không khuyến khích sử dụng ở trường hợp này.
– Trẻ em trên 3 tháng tuổi – 16 tuổi nặng dưới 60kg: Liều 200mg Ticarcillin/kg thể trọng/ngày, mỗi 6h/lần. Trường hợp nhiễm trùng nặng, có thể tăng liều tối đa 200mg/kg thể trọng/ngày.
– Trẻ em trên 3 tháng tuổi – 16 tuổi nặng trên 60kg: Liều 3,2g, cách nhau mỗi 4 – 6 giờ/lần, tùy vào mức độ nhiễm khuẩn.
– Người bị suy gan, suy thận: Liều phụ thuộc vào độ thanh thải Creatinin trong máu.
+ Từ 30 – 60ml/phút: Liều 2g, cách nhau 4h/lần.
+ Từ 10 – 30ml/phút: Liều 2g, cách nhau 8h/lần.
+ Dưới 10ml/phút: Liều 2g, cách nhau 12h/lần.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Quên liều: Thuốc được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Hiếm khi xảy ra trường hợp quên liều.
– Quá liều:
+ Nếu người bệnh bị co giật, ngừng thuốc ngay lập tức. Cần bảo vệ đường hô hấp, hỗ trợ thông khí và truyền dịch. Theo dõi cẩn thận hàm lượng khí – máu, các chất điện giải trong huyết thanh,…
+ Trường hợp quá liều nghiêm trọng, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận, có thể kết hợp lọc máu và truyền máu nếu điều trị bảo tồn thất bại. Tuy nhiên, chưa có dữ liệu ủng hộ cách điều trị này.
Chống chỉ định
Thuốc không dùng cho đối tượng có tiền sử mẫn cảm với kháng sinh nhóm Penicillin.
Tác dụng không mong muốn
Một số tác dụng phụ đã được báo cáo trong quá trình sử dụng:
– Thường gặp:
+ Quá mẫn với biểu hiện phát ban, nổi mày đay, ngứa, sốt.
+ Tiêu hóa: Khô miệng, khát nước, tiểu nhiều.
+ Gan: Tăng thoáng qua men AST, ALT và Phosphat kiềm.
+ Huyết học: Tăng thoáng qua bạch cầu, giảm bạch cầu. Một số trường hợp có xét nghiệm Coombs dương tính.
+ Tại vị trí tiêm: Sưng đỏ, chai cứng, viêm tĩnh mạch huyết khối, viêm da.
– Ít gặp:
+ Phản ứng dị ứng, sốc phản vệ.
+ Tiêu hóa: Rối loạn vị giác và khứu giác, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
+ Gan: Tăng Bilirubin, LDH huyết thanh, vàng da, ứ mật.
+ Thận: Tăng Creatinin huyết tương.
+ Tiết niệu – sinh dục: Viêm âm đạo, viêm bàng quang xuất huyết.
+ Các triệu chứng khác: Đau đầu, đau ngực, đau cơ, rối loạn thần kinh, nhịp tim nhanh, có thể co giật.
+ Trong và sau khi dùng kháng sinh, có thể xuất hiện viêm đại tràng giả mạc.
+ Hội chứng Stevens – Johnson: Xuất huyết, ban đỏ, hoại tử biểu bì, Prothrombin kéo dài.
Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra trong quá trình sử dụng, hãy thông báo ngay với bác sĩ để có phương pháp xử lý kịp thời.
Tương tác thuốc
Một số tương tác thuốc đã được ghi nhận trong quá trình sử dụng:
– Aminoglycoside (AG): Làm mất tác dụng của AG và tăng tác dụng phụ gây suy thận.
– Probenecid: Làm tăng nồng độ và thời gian bán thải của Ticarcillin, không ảnh hưởng đến Acid clavulanic.
– Sử dụng phối hợp với các kháng sinh khác có thể làm tăng tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.
Vì vậy, để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả các thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang sử dụng cũng như các bệnh đang mắc phải.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ mang thai: Nghiên cứu trên chuột và thỏ không cho thấy sự ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và thai nhi. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu trên người, do đó chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
– Phụ nữ cho con bú: Cả 2 hoạt chất đều được bài tiết vào sữa mẹ với nồng độ thấp. Cẩn thận khi sử dụng ở đối tượng này, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc của người dùng.
Điều kiện bảo quản
– Nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Tránh ánh sáng.
– Chú ý để xa tầm tay trẻ em.
– Không dùng khi hết hạn sử dụng trên bao bì.
Lưu ý đặc biệt khác
– Thận trọng khi sử dụng ở bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt viêm đại tràng.
– Quá trình sử dụng thuốc phải theo dõi, đánh giá chức năng thận, đặc biệt ở người bị bệnh nặng dùng liều tối đa và người trên 65 tuổi.
– Trước khi tiêm phải test phản ứng của thuốc.
Thuốc Viticalat có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc Viticalat được bày bán ở một số nhà thuốc với mức giá đa dạng. Để được giải đáp miễn phí về thông tin thuốc và mua thuốc với giá ưu đãi, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline.
Sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam lớn nhất xuyên suốt mọi hoạt động của Dược Điển Việt Nam.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Viticalat có tốt không? Để nhận được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại một số ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng với hầu hết các vi khuẩn.
– Sự phối hợp của 2 thành phần tạo nên tác dụng vượt trội, trị nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, đường tiết niệu sinh dục,…
– Điều trị nhiễm khuẩn được cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên.
– Giá thành rẻ.
Nhược điểm
– Dạng tiêm cần đến sự trợ giúp từ nhân viên y tế.
– Chưa có bằng chứng về mức độ an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Cần thận trọng khi sử dụng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.