Tỏi đen: Những tác dụng thần kỳ đối với sức khỏe

Tỏi đen - Thần dược tự nhiên

Tỏi đen – Thần dược tự nhiên

Tỏi đen có nhiều công dụng đối với sức khỏe như phòng và điều trị ung thư, ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch, giảm mỡ máu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những công dụng tuyệt vời này của chúng. Tác dụng của tỏi đen? Sử dụng tỏi đen như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay những thông tin cơ bản nhất về tỏi đen qua bài viết sau đây!

1. Tỏi đen là gì?

Tỏi đen thực chất là tỏi trắng được lên men ở nhiệt độ cao, độ ẩm thích hợp trong thời gian dài. Quá trình lên men ở nhiệt độ cao sẽ làm giảm bớt mùi hăng của tỏi và bất hoạt một số Enzyme có hại. Khi cả nhiệt độ và độ ẩm đạt tối ưu, hàm lượng các hoạt chất chống Oxy hóa trong tỏi sẽ tăng lên, đồng thời làm tăng tổng hợp nhiều hoạt chất mới.

2. Thành phần dinh dưỡng trong tỏi đen

2.1 Thành phần trong tỏi tươi

Từ bao đời này, tỏi được dùng làm nguyên liệu trong chế biến thức ăn, giúp tăng mùi vị và sức hấp dẫn cho món ăn. Không đơn thuần tỏi được dùng hằng ngày trong căn bếp của mỗi gia đình. Tỏi rất giàu dinh dưỡng, trong tỏi chứa hàm lượng cao Protein, Carbohydrat, Calo, nhiều loại Vitamin và muối khoáng.

Allicin - thành phần chính trong tỏi đen

Allicin – thành phần chính trong tỏi đen

Hoạt chất quyết định tác dụng cơ bản của tỏi là Allicin. Tuy nhiên, trong tỏi tươi chỉ chứa tiền chất của Allicin là Alliin. Chỉ khi chế biến (băm nhỏ, giã nát) thì mới tác động các Enzym trong tỏi hoạt động và chuyển tiền chất thành chất có hoạt tính. Khi lên men tỏi tươi chính là điều kiện thuận lợi để tổng hợp Allicin. Do đó, trong tỏi đen thành phần chủ yếu là Allicin.

Ngoài ra, trong tỏi còn chứa nhiều loại hợp chất có giá trị cao như Sulfur, Glycoside, Germanium, Selen, …

2.2 Giá trị dinh dưỡng của tỏi đen

Tỏi đen chứa các thành phần giống tỏi tươi. Tuy nhiên, điều đặc biệt là sau khi lên men, các thành phần có giá trị dinh dưỡng cao, quyết định đến tác dụng sinh học của tỏi đều tăng lên nhiều lần. Ngoài ra, việc lên men làm cho tỏi đen có vị ngọt, không hăng, dễ ăn hơn, có thể ăn trực tiếp mà không cần qua chế biến nấu nướng như tỏi tươi.

Theo nghiên cứu, tổng lượng Carbohydrate trong tỏi đen gấp khoảng 13 lần so với tỏi chưa chế biến, trong đó lượng đường Fructose tăng 52 lần. Hàm lượng S Allyl Cysteine cũng tăng 6 lần.

Bảng so sánh giá trị dinh dưỡng trong tỏi đen và tỏi tươi như sau:

Chỉ tiêu

Tỏi tươi Tỏi đen
Năng lượng 138 kcal 217,4 kcal
Protein 8,4 g 9 g
Lipid 0,1 g 0,1 g
Glucid 28,7 g 42,9 g
Polyphenol 82 mg 475 mg
Superoxide Dismutase Enzyme (SOD – Enzyme) 220 g 90 g

3. Tác dụng của tỏi đen đối với sức khỏe

Khi sử dụng tỏi đen đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, hỗ trợ chữa bệnh, phòng bệnh hiệu quả. Do đó, nên dùng tỏi đen để chăm sóc sức khỏe cho cả bản thân và các thành viên trong gia đình.

Một số công dụng chính của tỏi đen

Một số công dụng chính của tỏi đen

3.1 Tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm

Nhóm hợp chất Sulfur và Allicin có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn mạnh, đạt hiệu quả cao đối với các bệnh do vi khuẩn gây ra. Đặc biệt đối với các chủng đã kháng kháng sinh (như Staphylococcus aureus kháng Methicillin). Bên cạnh đó, Allicin còn có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm.

3.2 Tác dụng chống Oxy hóa, dọn gốc tự do

Hiện nay, các bệnh lý có nguyên nhân liên quan đến hoạt động của các gốc tự do trở nên rất phổ biến. Vì tỏi đen chứa nhiều thành phần chống Oxy hóa như Allicin, S Allyl Cysteine, SOD Enzyme, do đó, có hiệu quả với các bệnh lý như: xơ gan, viêm gan, xơ vữa động mạch. Với tác dụng này, tỏi đen là “thần dược” để hỗ trợ điều trị và phòng chống các bệnh lý, tai biến tim mạch.

Ăn tỏi đen giúp phòng ngừa bệnh lý tim mạch

Ăn tỏi đen giúp phòng ngừa bệnh lý tim mạch

3.3 Tác dụng ức chế tế bào ung thư

Theo các nghiên cứu, Allicin trong tỏi đen có tác dụng ức chế sự tăng sinh tế bào, trong đó có các dòng tế bào ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư gan, … Do đó, tỏi đen được ứng dụng trong việc hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị ung thư.

3.4 Tác dụng hạ mỡ máu

Một trong những tác dụng nổi bật phải kể đến của tỏi đen là giảm Cholesterol tỷ trọng thấp (LDL, VLDL), Lipid máu và các chất béo gây hại cho sức khỏe. Các yếu tố này là căn nguyên của các bệnh lý tim mạch và đột quỵ. Do vậy, sử dụng tỏi đen giúp phòng nhiều bệnh tật hiệu quả.

3.5 Tác dụng tăng cường sức đề kháng

Tỏi đen được dùng cho các đối tượng suy giảm hệ miễn dịch do tiếp xúc thường xuyên với hóa chất phóng xạ hoặc bệnh nhân ốm lâu ngày không khỏi, cơ thể suy kiệt. Không riêng tỏi đen, ngay cả tỏi tươi cũng có tác dụng tăng sức đề kháng hiệu quả, đặc biệt khi bị cảm, tỏi giúp giải cảm nhanh.

3.6 Phòng ngừa các bệnh về xương khớp

Đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, loãng xương… là một trong những vấn đề về xương khớp mà người già thường gặp phải. Lysine trong tỏi đen giúp tăng khả năng hấp thu Canxi, giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, tỏi đen cũng cung cấp thêm các chất khoáng như Ca, P, Mg, Zn… giúp tăng sức đề kháng, cơ thể khỏe mạnh.

4. Cách dùng tỏi đen đúng cách?

Mặc dù tỏi đen có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng dùng không đúng liều và chuẩn khoa học sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là một số hướng dẫn về cách dùng tỏi đen, bạn đọc có thể tham khảo:

4.1 Dùng tỏi đen trực tiếp

Tỏi đen được bóc vỏ và ăn trực tiếp, không cần qua chế biến. Mỗi ngày nên dùng từ 2 – 3 củ, mỗi bữa 1 củ. Nên dùng trước khi ăn ít nhất 30 phút, nhai kỹ và cảm nhận mùi vị ngọt bùi, đôi khi có vị đắng giống thuốc bắc. Sau đó, uống một cốc nước đầy để các chất dinh dưỡng hấp thu tối ưu nhất.

Đối với những bệnh nhân đang điều trị, người già yếu, phụ nữ mang thai có thể dùng số lượng ít/nhiều hơn lượng thông thường. Ví dụ người bệnh dùng 4 – 5 củ, người già dùng 1 – 2 củ.

Tỏi đen ăn trực tiếp

Tỏi đen ăn trực tiếp

4.2 Nước ép tỏi đen

Tói đen có thể được xay nhuyễn thành sinh tố để uống. Nước ép được bảo quản lạnh và dùng dần. Mỗi lần uống từ 5 – 20 ml. Cách làm này đem lại nhiều thuận tiện như:

– Các hoạt chất hòa tan ở dạng lỏng sẽ dễ dàng hấp thu hơn.

– Người không có khả năng ăn trực tiếp: bệnh nhân già yếu, trẻ em từ 1 – 5 tuổi.

4.3 Tỏi đen ngâm rượu

Tỏi đen ngâm rượu trắng trong khoảng 10 ngày là có thể dùng được. Mỗi lần dùng 1 chén nhỏ, ngày 1 – 2 lần. Rượu ngâm tỏi đen không thích hợp với trẻ nhỏ và phụ nữ. Tuy nhiên, theo cách làm này đã tạo ra được một phương thuốc cực kỳ hiệu quả. Bởi khi tỏi đen ngâm rượu sẽ giữ được toàn bộ Allicin, tăng tác dụng diệt khuẩn, hạ mỡ máu, bảo vệ tim mạch và ngừa ung thư.

Tỏi đen ngâm rượu - Một phương thuốc hiệu quả

Tỏi đen ngâm rượu – Một phương thuốc hiệu quả

4.4 Tỏi đen ngâm mật ong

Tỏi đen bóc vỏ và ngâm với mật ong nguyên chất. Trước mỗi bữa ăn 30 phút nên dùng 1 – 2 củ. Khi ngâm tỏi đen với mật ong vừa giữ được tác dụng, vừa làm tăng mùi vị thơm ngon, ngọt bùi của tỏi. Ngoài ra, mật ong pha nước uống cực hiệu quả trong việc điều trị cảm lạnh, đau họng, ho và giảm đau dạ dày.

Tỏi đen ngâm mật tăng hiệu quả sử dụng

Tỏi đen ngâm mật tăng hiệu quả sử dụng

5. Đối tượng không dùng được tỏi đen?

Tỏi đen rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cần lưu ý một vài đối tượng không nên dùng tỏi đen như:

– Người dị ứng với tỏi và các thành phần có trong tỏi.

– Bệnh nhân huyết áp thấp.

– Người bị tiêu chảy.

– Đối tượng đang sử dụng thuốc chống đông máu.

– Trường hợp bị mắc các bệnh về mắt.

– Phụ nữ có thai, người bị nóng trong hạn chế dùng nhiều.

6. Tỏi đen mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tỏi đen khác nhau, nhưng nổi bật nhất là tỏi đen Học Viện Quân Y; tỏi đen cô đơn; tỏi đen một nhánh; tỏi đen Kochi; tỏi đen đông trùng hạ thảo… Khách hàng có thể mua tại các nhà thuốc uy tín, các cơ quan sản xuất trực tiếp hoặc qua các kênh phân phối khác. Tuy nhiên, để đảm bảo mua được tỏi đen chính hãng, chất lượng, giá ưu đãi thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *