Tắc tia sữa sau khi sinh

Tắc tia sữa sau khi sinh

Tắc tia sữa sau khi sinh

Sau khi sinh xong người mẹ rất hay gặp phải tình trạng tắc sữa, có thể là tắc 1 tia sữa hoặc tắc cả 2 bên. Tình trạng này gây đau nhức và có thể trở thành nỗi ám ảnh ”kinh hoàng” cho người mẹ. Vậy có cách nào để khắc phục không? Hãy cùng chúng tôi bật mí những thông tin hữu ích giúp mẹ khắc phục tình trạng này một cách tốt nhất.

Tắc tia sữa là tình trạng thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh. Nó xảy ra do các ống dẫn sữa bị bít tắc trong khi việc bài tiết sữa vẫn được diễn ra bình thường. Vì thế, tình trạng sẽ ngày càng nặng thêm nếu không được chữa trị đúng cách.

Mặc dù không gây ảnh hưởng quá nặng nề nhưng tắc tia sữa sẽ gây khó khăn trong việc cho trẻ bú và nếu để lâu dài có thể dẫn đến viêm vú, áp xe vú, u xơ tuyến vú,…

Sữa non bắt đầu được hình thành từ quý thứ 2 của thai kỳ và tồn tại trong vú mẹ đến khi trẻ sinh ra. Khi bé chào đời, hoạt động bú của bé sẽ giúp sữa được bài tiết nhiều hơn. Chính vì thế mà sẽ dễ gây bít tắc ống dẫn sữa. Tình trạng này thường xảy ra trong 1 tháng đầu sau khi sinh và gặp nhiều hơn ở phụ nữ sinh con lần đầu.

Tắc tia sữa thường xảy ra trong 1 tháng đầu sau khi sinh

Tắc tia sữa thường xảy ra trong 1 tháng đầu sau khi sinh

Tắc tia sữa sau khi sinh có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:

– Người mẹ không cho con bú đều đặn, liên tục thay đổi tần suất cho trẻ bú. Do đó, gây tồn đọng sữa và dẫn đến tắc tia sữa. Vì vậy, mẹ nên cho con bú thường xuyên để giải phóng lượng sữa trong bầu vú, tránh để bị ứ đọng.

– Thường xuyên bị stress, căng thẳng làm giảm hoạt động của tuyến sữa do sự ức chế sản xuất Oxytocin – hormone kích thích đẩy sữa ra ngoài.

– Không vắt hết lượng sữa thừa và trẻ bú sai cách trong khi lượng sữa tiết ra nhiều sẽ khiến cho sữa bị tồn đọng gây bít tắc ở ống dẫn.

– Bầu vú của người mẹ bị nhiễm khuẩn gây viêm nhiễm dẫn đến ứ đọng sữa.

– Mặc áo ngực quá sát hay nằm úp nhiều sẽ gây áp lực lớn lên ngực làm cho ống dẫn sữa bị bít tắc.

Stress gây tắc tia sữa

Stress gây tắc tia sữa

Người bị tắc tia sữa thường gặp phải các triệu chứng sau:

– Bầu vú căng tức, đau nhức.

– Sờ thấy các cục cứng ở vú.

– Cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, chóng mặt.

– Lượng sữa tiết ra ít, kể cả khi đã chủ động vắt sữa hay dùng máy hút.

– Có thể xuất hiện các nốt sần nhỏ hay mủ ở đầu vú.

Khi bị tắc tia sữa, hãy áp dụng các mẹo sau để khắc phục và điều trị dứt điểm tình trạng gây khó chịu này:

– Cởi bỏ áo ngực và massage nhẹ vùng vú trước khi cho con bú để tăng sự lưu thông sữa.

– Lấy tay vắt sữa hoặc dùng máy hút bỏ phần sữa còn lại sau mỗi lần cho con bú, tránh để tình trạng ứ đọng sữa.

– Chườm nóng vùng ngực để làm sữa lưu thông hiệu quả hơn.

– Trường hợp bị tắc tia sữa lâu ngày hình thành viêm nhiễm và áp xe tuyến vú thì nên tham khám bác sĩ để được chỉ định tiêm hoặc uống kháng sinh, cần thiết thì phải tiến hành cả chích mủ.

– Trường hợp xuất hiện các cục cứng, cần xoa đều và day nhẹ các vị trí bị đông vón. Day nhẹ theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 lần rồi làm ngược lại. Thực hiện nhiều lần như thế để cục cứng tan dần và biến mất. Có thể kết hợp với chườm ấm để tăng hiệu quả điều trị.

– Nếu người mẹ bị sốt khi tắc tia sữa thì không nên cho bé bú vì sẽ gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

– Thăm khám bác sĩ nếu tình trạng bít tắc lâu ngày không được cải thiện để ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn. Không nên chủ quan vì tắc tia sữa có thể tiến triển thành các bệnh nặng hơn như áp xe tuyến vú hay u xơ tuyến vú,…

– Ngoài ra các mẹ có thể tham khảo một số mẹo dân gian chữa tắc tia sữa bằng các cây lá dược liệu dễ kiếm xung quanh nhà như dùng lá tía tô, lá bồ công anh, đinh lăng…

Dùng máy hút sữa tránh bít tắc

Dùng máy hút sữa tránh bít tắc

Hãy thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa tắc tia sữa sau khi sinh:

– Cho con bú ngay sau khi sinh để tránh bị tắc sữa non.

– Cho con bú đều đặn và nhiều lần trong ngày. Không thay đổi tần suất cho bú liên tục vì sẽ gây tồn đọng sữa.

– Không mặc áo ngực chật, bó sát, không nằm úp ngực xuống để tránh gây áp lực lớn lên ngực.

– Thường xuyên tắm bằng nước ấm.

– Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý. Nên uống nhiều nước và tập các bài tập nhẹ như yoga, ngồi thiền,…

– Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Tránh để bị stress, căng thẳng vì sẽ làm giảm hoạt động của tuyến vú.

– Sử dụng thiết bị hút sữa hoặc vắt sữa bằng tay sau mỗi lần cho con bú để tránh ứ đọng sữa gây bít tắc.

– Thường xuyên massage bầu vú để giúp sữa lưu thông tốt.

– Vệ sinh đầu ti sau mỗi lần cho con bú để tránh viêm nhiễm.

Massage ngực để tăng lưu thông sữa

Massage ngực để tăng lưu thông sữa

Tắc tia sữa sau khi sinh là một tình trạng phổ biến gây ra những ảnh hưởng nhất định đến cả mẹ và bé. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng người mẹ không được chủ quan vì nếu để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *