SAI LẦM trong điều trị cao huyết áp là CĂN NGUYÊN CHÍNH dẫn đến ĐỘT QUỴ

Tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ

Tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ

Trong quá trình điều trị cao huyết áp, người bệnh thường mắc một số sai lầm gây nên những ảnh tới sức khỏe người bệnh. Do đó, cần tuyệt đối tránh mắc phải để duy trì sức khỏe. Một trong những hậu quả nặng nề nhất chính là đột quỵ.

I. Tại sao tăng huyết áp lại dẫn đến đột quỵ

Huyết áp cao có thể để lại nhiều biến chứng cho cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Nó gây tổn thương các cơ quan quan trọng như não, tim, thận và mắt. Trong đó đáng chú ý nhất là bệnh tim,và đột quỵ.

1. Đau tim và bệnh tim

Huyết áp cao làm hỏng các động mạch chạy đến tim bằng cách làm chúng kém đàn hồi hơn. Lúc này, khiến lưu lượng máu và oxy đến tim bị giảm, dẫn đến bệnh tim. Cụ thể tình trạng còn gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực sau:

– Đau thắt ngực.

– Đau tim xảy ra do các nguồn cung cấp máu đến tim bị tắc nghẽn và cơ tim bắt đầu chết vì không có đủ oxy. Càng để lâu dòng máu bị tắc nghẽn thì tổn thương tim càng lớn.

– Suy tim nghĩa là tim không thể bơm đủ máu và oxy cho các cơ quan khác.

– Nhồi máu cơ tim: Huyết áp cao làm tăng áp lực lên thành động mạch, khi kéo dài sẽ tạo thành những mảng xơ cứng. Khi chịu một yếu tố kích thích nào rất dễ dẫn đến bong, vỡ mảng này. Chúng di chuyển trong lòng mạnh gây bít tắc hoặc hình thành cục máu đông sẽ gây nhồi máu cơ tim.

Tăng huyết áp dẫn đến bệnh tim

Tăng huyết áp dẫn đến bệnh tim

2. Đột quỵ và các vấn đề về não

Các nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra kết luận rằng: Đối với những người bị huyết áp cao, họ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 4-6 lần so với những người bình thường. Huyết áp cao gặp trong chảy máu não cao gấp 2-3 lần trong nhồi máu não.

Huyết áp cao gây đột quỵ theo 2 cơ chế chính như sau:

– Xơ vữa động mạch: Tăng huyết áp khiến cho các thành mạch trở nên yếu hơn, nguy cơ tích tụ các mảng xơ vữa, lâu dần các mảng xơ vữa dày lên, khiến cho lòng động mạch bị hẹp lại. Điều này cản trở lưu thông máu trong cơ thể, đặc biệt là lên não, gây nên tình trạng đột quỵ thiếu máu cục bộ (nhồi máu não).

– Tổn thương mạch máu: Cao huyết áp gây áp lực lên thành mạch thường xuyên, có thể khiến mạch máu bị rò rỉ, nguy hiểm hơn có thể khiến chúng phình to, vỡ ra, gây nên đột quỵ xuất huyết não (chảy máu não).

Đột quỵ cũng để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm như khuyết tật trong cử chỉ, lời nói và ngày cả những hoạt động cơ bản khác như đi đứng, vệ sinh cá nhân… Thậm chí đột quỵ cũng có thể tử vong.

II. 4 sai lầm trong điều trị tăng huyết áp dễ dẫn tới đột quỵ

1. Tự ý tăng – giảm hoặc ngưng thuốc

Việc tự ý tăng, giảm hoặc ngừng thuốc khiến huyết áp không được kiểm soát, bỏ lỡ cơ hội điều trị, có thể khiến huyết áp tăng đột ngột dẫn đến đột quỵ. Chính vì vậy, bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ điều trị do bác sĩ chỉ định, mọi việc tăng-giảm-ngừng thuốc phải do bác sĩ đưa ra.

2. Không uống thuốc đúng giờ

Đỉnh huyết áp thường xuất hiện vào buổi sáng, do đó hầu hết bệnh nhân nên uống thuốc hạ huyết áp vào trước thời điểm này, nghĩa là vào buổi sáng trước khi làm những công việc khác.

Việc uống thuốc đúng giờ sẽ giúp ổn định huyết áp, tránh các cơn tăng huyết áp đột ngột vô cùng nguy hiểm. Nếu quên dùng thuốc 1 lần, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống bổ sung liều thích hợp, tránh nguy cơ uống hai liều gần nhau gây quá liều.

Tăng huyết áp dẫn đến bệnh tim

Sử dụng thuốc sai thời điểm dẫn đến tăng huyết áp

3. Tự ý mua thuốc huyết áp

Dục tốc bất đạt, đó là nguyên tắc trong điều trị bệnh. Thế nhưng vì tâm lý nôn nóng nên nhiều bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân tự ý tìm hiểu và mua thuốc, thậm chí lấy đơn thuốc của người khác để áp dụng hay tin theo các bài thuốc quảng cáo trên mạng.

Tuy nhiên, bệnh tình mỗi người là khác nhau và phải lựa chọn loại thuốc phù hợp dựa trên nhiều yếu tố về tình trạng bệnh, tuổi tác, tiền sử bệnh lý…

Tự ý mua thuốc không những không làm bệnh tình cải thiện mà còn có thể khiến bệnh nhân bị tăng huyết áp không kiểm soát được, gây đột quỵ, thậm chí tử vong.

4. Không kết hợp điều trị bằng thuốc và chế độ dinh dưỡng

Mục tiêu điều trị bệnh tăng huyết áp ở hầu hết bệnh nhân là duy trì huyết áp trong giới hạn cho phép khoảng 140/90 mmHg. Việc điều trị có thể dùng thuốc hoặc không dùng thuốc và cần sự tuân thủ lâu dài của người bệnh.

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị huyết áp cao, nếu không tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ không thể cải thiện bệnh tình và khiến bệnh nhân có thể phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, trong đó có đột quỵ.

Xem thêm: Huyết áp cao nên ăn gì? Kiêng gì?

Chế độ ăn uống cho người tăng huyết áp

Chế độ ăn uống cho người tăng huyết áp

Huyết áp nếu không được kiểm soát tốt có thể giống như một chiếc tàu lượn siêu tốc, lên xuống thất thường, gây hại cho nhiều cơ quan quan trọng của cơn người. Do đó, cần tuân thủ nguyên tắc sau trong điều trị đúng thuốc – đúng thời điểm để hạn chế biến chứng có thể xảy ra.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *