Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì và kiêng gì?

Trào ngược dạ dày thực quản ăn gì? Kiêng gì?

Trào ngược dạ dày thực quản ăn gì? Kiêng gì?

Trào ngược dạ dày thực quản ảnh hưởng khá nhiều tới chế độ ăn uống. Khi tiêu thụ thực phẩm không tốt khiến trào ngược dẫn đến tổn thương thực quản. Vì vậy, chế độ ăn uống lành mạnh, thích hợp sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.

I. Bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?

Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản như buồn nôn, ho, ợ chua, đau họng… có thể được cải thiện đáng kể nếu có chế độ ăn thích hợp. Để giảm các biểu hiện trên, chúng ta nên bổ sung những loại thực phẩm sau:

1. Hoa quả và rau

Một chế độ ăn giàu chất xơ được chứng minh rằng có nguy cơ mắc bệnh trào ngược thấp. Vì vậy nên bổ sung chất xơ bằng nhiều loại hoa quả, rau xanh trong bữa ăn của bạn.

– Trái cây: Những loại hoa quả không có múi như dưa, táo, chuối, lê,… ít gây ra những biểu hiện của bệnh trào ngược như ợ nóng, ợ chua.

Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn trái cây không múi

Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn trái cây không múi

– Sinh tố là một cách tuyệt vời để gần như tất cả mọi người kết hợp thêm vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn uống. Sinh tố từ rau củ quả lê, cà rốt, dưa chuột… có thể tốt cho người bị trào ngược

– Rau: Nên ăn đa dạng các loại rau. Tuy nhiên cần lựa chọn những món có ít chất béo và đường tự như như bông cải xanh, đậu xanh, măng tây, súp lơ trắng, rau lá xanh, khoai tây và dưa chuột.

2. Gừng

Gừng có tính chất chống viêm tự nhiên. Từ lâu, gừng đã là phương pháp điều trị tự nhiên cho các vấn đề về đường tiêu hóa, đặc biệt là chứng ợ nóng, buồn nôn, nôn. Trong các món ăn nên thêm gừng thái nát hoặc giã nhỏ hoặc có thể sử dụng trà gừng để làm giảm bớt triệu chứng của trào ngược dạ dày. 

3. Protein

Các loại thịt lạc làm giảm các triệu chứng của trào ngược acid. Chúng bao gồm:

– Trứng: là một trong những thực phẩm giàu protein, tốt cho bệnh nhân trào ngược. Tuy nhiên nên bỏ phần lòng đỏ có chứa lượng chất béo nhiều hơn vì nó gây ra các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn thịt nạc

Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn thịt nạc

– Thịt nạc: Một số thực phẩm chiên rán làm giảm áp lực cơ vòng thực quản và làm chậm quá trình tháo rỗng dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược. Do đó, nên chọn loại thịt nạc, ít chất béo và chế biến bằng cách luộc hoặc nướng.

4. Carbohydrate phức tạp

– Bột yến mạch, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt là nguồn bổ sung chất xơ hiệu quả, được lựa chọn đầu tiên cho chế độ ăn cho bệnh nhân trào ngược dạ dày. Chế độ ăn nhiều chất xơ làm giảm nguy cơ trào ngược acid. Bột yến mạch có thể được chế biến thành cháo, súp hoặc làm bánh.

– Một số loại đậu giàu acid amin và chất xơ, cũng cần thiết trong bữa ăn. Tuy nhiên, đậu đen, đậu tương có thể gây đầy hơi. Trước khi sử dụng nên ngâm với nước để làm mềm hạt và ăn từng chút một.

5. Chất béo lành mạnh

Không phải tất cả chất béo đều không tốt cho sức khỏe. Chúng có hàm lượng calo cao, cần thiết trong chế độ ăn.Vì vậy có thể bổ sung chất béo lành mạnh sau trong chế độ ăn cho người bị trào ngược:

– Chất béo không bão hòa đơn: ô liu, dầu hướng dương, mè,…

– Chất béo không bão hòa đa: đậu nành, ngô, quả óc chó, đậu phụ, cá hồi.

Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn đậu phụ

Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn đậu phụ

6. Trà thảo mộc

Trà thảo mộc giúp cải thiện tiêu hóa và làm dịu các vấn đề về dạ dày như đầy hơi, buồn nôn. Hãy thử các loại trà thảo mộc không chứa caffein như trà hoa cúc, cam thảo…

Đặc biệt, cam thảo giúp tăng lớp phủ chất nhầy của niêm mạc thực quản, làm dịu tác động của axit dạ dày.

II. Bị trào ngược dạ dày thực quản không nên ăn gì?

Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm acid nếu bị trào ngược sẽ gây kích ứng niêm mạc thực quản gây đau. Vì vậy nên loại bỏ những loại thực phẩm sau đây để cải thiện triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.

1. Trái cây, rau xanh có chứa nhiều acid

Trào ngược dạ dày thực quản hạn chế trái cây có múi

Trào ngược dạ dày thực quản hạn chế trái cây có múi

Trái cây, rau xanh rất tốt trong một chế độ ăn uống lành mạnh. Nhưng có những loại lại làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, đặc biệt là các trái cây có múi. Vì vậy, nên tránh trái cây và nước ép cam, quýt, chanh, bưởi, dứa,… do chúng có tính acid cao.

Cần hạn chế hoặc giảm nước sốt chứa nhiều chất béo hoặc chất kích thích khác như hành tây, cà chua,… và những thực phẩm cay, nhiều gia vị…

2. Thực phẩm giàu chất béo không lành mạnh

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, béo có thể khiến cơ vòng thực quản giãn ra cho phép nhiều acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Ngoài ra, chúng còn làm chậm quá trình tháo rỗng dạ dày, gây đầy hơi, khó chịu tăng nguy cơ trào ngược. Vì vậy khiến kích hoạt các triệu chứng điển hiện của bệnh.

Do đó nên hạn chế những chất béo không tốt như 

– Chất béo bão hòa trong thịt và sữa hoặc chất béo chuyển hóa trong bơ thực vật, sữa nguyên chất, pho mát…

– Khoai tây chiên, thịt mỡ xông khói, mỡ giăm bông, mỡ lợn.

– Thức ăn chế biến nhiều dầu mỡ.

– Nước sốt salad kem.

3. Socola

Trào ngược dạ dày thực quản hạn chế socola

Trào ngược dạ dày thực quản hạn chế socola

Socola là thực phẩm được ưa chuộng nhiều ở các nước phương Tây. Tuy nhiên gần đây rất nhiều người Việt Nam cũng thường thưởng thức các món ăn chứa thành phần này. Tuy nhiên socola có chứa Methylxanthine, gây giãn cơ trơn thực quản và tăng trào ngược. Do đó, không nên ăn loại thực phẩm này.

4. Tỏi, hành tây và thức ăn cay

Thực phẩm cay và nhiều gia vị như hành và tỏi, không chỉ có mùi mà còn gây ra các triệu chứng ợ chua ở nhiều người.

Những thực phẩm này sẽ không gây ra chứng trào ngược ở tất cả mọi người. Nhưng nếu ăn nhiều hành hoặc tỏi, hãy theo dõi xem nó có ảnh hưởng tới bạn hay không.

5. Cà phê, thức uống có cồn

Trào ngược dạ dày thực quản hạn chế cà phê

Trào ngược dạ dày thực quản hạn chế cà phê

Cà phê buổi sáng là thói quen hàng ngày của nhiều người, nhưng những người bị trào ngược axit nên tránh sử dụng. Cà phê có thể kích thích tiết axit dạ dày dư thừa khiến triệu chứng trào ngược nặng hơn, đặc biệt là khi bạn uống nhiều.

Rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh trào ngược axit. Rượu mạnh có tăng nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược nhanh chóng.

6. Bạc hà

Bạc hà và các sản phẩm có hương bạc hà, như kẹo cao su và kẹo ngậm bạc hà… cũng được chứng minh là có thể gây ra các triệu chứng trào ngược axit.

III. Những lưu ý khác trong chế độ ăn của những người trào ngược dạ dày thực quản

Bị trào ngược cần chú ý những gì?

Bị trào ngược cần chú ý những gì?

Bên cạnh thực phẩm cần bổ sung cũng như hạn chế ở người bị trào ngược thì những lưu ý trong bữa ăn, chế biến món ăn cũng vô cùng quan trọng. Chúng bao gồm:

– Chế biến món ăn đơn giản như luộc, hấp, nước… hạn chế chiên, xào chứa nhiều dầu mỡ.

– Không ăn quá nhiều trong cùng một bữa. Thay vì ăn 3 bữa như các phương pháp truyền thống có thể đổi thành 4-6 bữa trong ngày.

– Ăn chậm nhai kỹ, giúp đường ruột dễ dàng tiêu hóa được thức ăn.

– Giữ tư thế thẳng ít nhất 30 phút sau khi ăn, không được nằm lươn sau khi ăn xong. Bữa cuối cùng trong ngày trước khi đi ngủ khoảng 3-4 tiếng.

Trên đây là những thực phẩm mà người bị trào ngược dạ dày nên ăn và không nên ăn. Chế độ ăn trong trào ngược dạ dày là cực kỳ cần thiết, sử dụng nhiều thực phẩm lành mạnh như rau quả, trái cây, protein nạc,… bằng cách chế biến luộc hoặc nướng. Chỉ cần thực hiện một vài thay đổi và biến chúng trở thành thói quen sẽ giúp hạn chế được nhiều các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *