Mách mẹ bí kíp trị biếng ăn cho trẻ

Cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ như thế nào?

Cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ như thế nào?

Nhiều ba mẹ phải bất lực trước đứa con của mình trong việc ăn uống. Mỗi khi ăn là lại quấy khóc, la hét, ngậm hàng chục phút mới nuốt được một miếng… Vậy có cách nào giải quyết tình trạng này không? Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Triệu chứng của trẻ biếng ăn

Trẻ bị biếng ăn có thể bắt đầu bất cứ giai đoạn nào trong 3 năm đầu đời. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nó thường phát sinh ở trong khoảng 9 đến 18 tháng tuổi. Có lẽ do giai đoạn này đánh dấu những bước chuyển biến của trẻ như chuyển sang ăn bằng thìa, rồi sau đó là tự ăn.

Trẻ sơ sinh không chịu ăn đủ thức ăn trong một bữa và có dấu hiệu chậm phát triển. Chúng không có cảm giác đói và thường không quan tâm đến thức ăn. Một số biểu hiện khác nhau mà trẻ cũng có thể gặp phải như:

– Liên tục từ chối thức ăn trong ít nhất một tháng.

– Ngậm thức ăn trong miệng lâu mà không chịu nhai và nuốt.

– Cảm thấy khó chịu, quấy khóc liên quan đến việc ăn uống.

– Ngừng ăn sau một vài lần cắn.

– Không tăng cân, thậm chí là giảm cân.

– Bị suy dinh dưỡng.

– Bị phân tâm khi chơi trong giờ ăn.

– Một số rẻ có thể chỉ thích ăn một loại thức ăn nhất định có mùi vị, nhiệt độ cụ thể. Bé không thích các thức ăn mới, ăn vào là khạc nhổ đi luôn, bịt miệng hoặc quay mặt đi.

Trẻ luôn khó chịu, quấy khóc liên quan đến việc ăn uống

Trẻ luôn khó chịu, quấy khóc liên quan đến việc ăn uống

Nếu trẻ biếng ăn trong một thời gian dài có thể bị chậm phát triển về cả chiều cao và cân nặng so với tiêu chuẩn. Đồng thời còn dễ gặp phải những vấn đề về sức khỏe như thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, giảm mật độ xương và suy dinh dưỡng. Chính vì vậy, dẫu biết là tốt cho con những nhiều ba mẹ thúc ép con nhưng trẻ lại phản kháng và khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn.

II. Nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ biếng ăn

Việc em bé bỏ ăn không nhất thiết phải do bệnh lý hoặc chấn thương nào đó. Biếng ăn trong giai đoạn trẻ sơ sinh cũng khác với biếng ăn tâm lý thường xảy ra ở thanh thiếu niên và người lớn do sợ tăng cân.

Có một số nguyên nhân dẫn đến trẻ biếng ăn giúp các mẹ bớt lo lắng và giúp con ăn tốt hơn nếu như xác định được lý do:

1. Do thói quen xấu mà ba mẹ vô tình tạo ra

Một số thói quen như để bé ngậm thức ăn lâu có thể gây biếng ăn

Một số thói quen như để bé ngậm thức ăn lâu có thể gây biếng ăn

Nghiên cứu cho thấy nguyên nhân mà trẻ biếng ăn thường liên quan đến nhu cầu cảm xúc của trẻ và xung đột của cha mẹ. 

Một số thói quen không tốt diễn ra thường xuyên sẽ vô tình khiến trẻ dẫn đến tình trạng biếng ăn. Có bao giờ bạn kéo dài thời gian ăn của trẻ đến gần 1 tiếng đồng hồ, để cho bé ngậm thức ăn trong miệng lâu, nhá cơm cho trẻ… Điều này dẫn đến việc trẻ chỉ muốn ăn những thức ăn dạng lỏng, sợ nuốt. Ngoài ra, ba mẹ không tập trung cho con ăn, làm chúng cố tình từ chối thức ăn để thu hút sự chú ý của ba mẹ.

2. Cho trẻ ăn không đúng lúc

Đôi khi bé đang còn no nhưng nhiều ba mẹ lại bắt ép con ăn iếp. Việc này khiến trẻ có ấn tượng xấu trong tâm trí. Trẻ chỉ mong muốn ăn khi chúng thực sự đói, vì vậy nên ghi lại thời điểm cho bé ăn để có khoảng thời gian tốt nhất giúp thức ăn được tiêu hóa.

3. Yếu tố môi trường

Với những trẻ cảm nhận được những lời nói từ xung quanh về cân nặng của mình, dù còn nhỏ có thể dẫn đến tự ti hoặc thậm chí chán nản về cân nặng của mình. 

Trong một số trường hợp, áp lực từ bạn bè và bắt nạt ở trường cũng có thể khiến trẻ biếng ăn từ nhỏ.

Các nguyên nhân phổ biến khác được quan sát bao gồm mất người thân, cha mẹ ly hôn, chúng gây tổn hại nghiêm trọng đến tâm hồn của đứa trẻ..

4. Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền có ảnh hưởng tới tình trạng biếng ăn của trẻ. Trẻ em có tiền sử gia đình bị viêm đại tràng, viêm khớp, xơ gan và suy thận có nguy cơ bị biếng ăn cao hơn so với những trẻ khỏe mạnh hơn.

Một số mẹ gặp phải tình trạng trầm cảm sau sinh hoặc rối loạn ăn uống có thể gây ra chứng biếng ăn ở trẻ. Điều này có thể gây hại cho cảm xúc và khiến bé từ chối ăn.

Mẹ bị trầm cảm sau sinh có khiến bé bị biếng ăn

Mẹ bị trầm cảm sau sinh có khiến bé bị biếng ăn

5. Không khí căng thẳng trong bữa ăn

Một vài bà mẹ không kiên nhẫn khi cho trẻ em ăn, thường xuyên quát mắng, đánh lạc hướng, la hét, khiến trẻ sợ hãi, sinh ra biếng ăn. Những biện pháp này có thể hiệu quả trong vài ngày nhưng không phải là giải pháp lâu dài.

Việc cho trẻ ăn một mình, không ăn cùng với gia đình cũng là một trong những lý do khiến trẻ không muốn ăn.

III. Con biếng ăn thì phải làm sao?

Điều trị kịp thời chứng biếng ăn ở trẻ sơ sinh là việc cần thiết để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng ở trẻ. Có 3 cách điều trị chính có thể giúp trẻ sơ sinh hết biếng ăn:

– Khuyến khích và giúp em bé truyền đạt tín hiệu bên trong về cảm giác đói cũng như cảm giác no.

– Khuyến khích em bé ăn các loại thức ăn khác nhau và cung cấp thức ăn toàn phần.

– Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.

Việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn tập trung vào việc thiết kế một chế độ ăn uống đáp ứng các nội dung sau:

– Cung cấp mức năng lượng cần thiết cho hoạt động thể chất lành mạnh của trẻ.

– Cung cấp chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu phát triển.

– Khuyến khích em bé tự ăn.

Trong khi thực hiện những thay đổi này, trẻ cần được theo dõi về bất kỳ sự thay đổi nào về trọng lượng cơ thể, các vấn đề tiêu hóa, đặc biệt như tiêu chảy hoặc táo bón

IV. Mẹo giúp cải thiện tình trạng biếng ăn

Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn mà mẹ có cách giải quyết cho phù hợp.

1. Để cho bữa ăn trở nên vui vẻ hơn

Tạo cảm giác thoải mái giúp trẻ hết biếng ăn

Tạo cảm giác thoải mái giúp trẻ hết biếng ăn

Hạn chế cáu gắt trong buổi ăn, khi bé ăn được nhiều nên vỗ tay khen ngợi, khuyến khích trẻ ăn tiếp. Từ đó giúp trẻ thích thú và ăn ngon miệng hơn.

Nếu có sự xích mích liên tục giữa mẹ và con thì có thể đề nghị sự can thiệp của bố. Bố có thể là nhân tố bù đắp và cân bằng giữa mẹ – em bé. Một sự thay đổi có thể khuyến khích bé ăn nhiều loại thức ăn bổ dưỡng hơn.

Khuyến khích trẻ ngồi vào bàn ăn cùng với gia đình. Một em bé học cách ngồi kiên nhẫn có thể ăn tốt hơn.

2. Chú ý thời gian cho mỗi bữa ăn

Trẻ nhỏ thường thích vận động ngay cả khi ăn. Vì vậy, việc tập trung cho bé ăn uống có vẻ khó khăn, tuy nhiên nên chấm dứt bữa ăn của bé trong vòng 30 phút, ngay cả khi trẻ chưa ăn đủ để hạn chế tình trạng ngậm thức ăn ở trẻ.

3. Khoảng cách giữa các bữa ăn phải khoa học

Khoảng cách các bữa nên kéo dài 4-5 tiếng

Khoảng cách các bữa nên kéo dài 4-5 tiếng

Khi khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần, lúc này bé chưa có cảm giác đói, nếu bắt ép khiến trẻ càng đối kháng và không ăn. Vì vậy, khoảng cách các bữa nên kéo dài 4-5 tiếng. Giữa các lần không cho bé ăn vặt, chỉ nên cho trẻ uống nước lọc trong khoảng thời gian này.

4. Tạo món ăn với các hình thù thích thú

Điều này khiến trẻ ăn ngon miệng hơn, kích thích sự thèm ăn của trẻ. Đồng thời thực đơn nên có nhiều món khác nhau để giúp con lựa chọn được món mình thích.

5. Không dùng đồ ăn làm phần thưởng

Nhiều gia đình dùng đồ ăn vặt làm phần thưởng cho con hoặc mỗi khi trẻ ăn hết thì cho con dùng điện thoại. Điều này khiến con ăn đối phó để đạt phần thưởng. Đánh giá cao trẻ tự ăn là đúng nhưng không dùng số lượng thức ăn đã tiêu thụ như một biện pháp khuyến khích để trẻ ăn nhiều hơn.

Đừng mua chuộc trẻ bằng cách nói rằng bạn có thể tặng chúng một món gì đó nếu chúng ăn xong.

6. Tập trung trẻ ăn

Không nên cho bé sử dụng điện thoại trong khi ăn

Không nên cho bé sử dụng điện thoại trong khi ăn

Không cho phép bất cứ sự phân tâm nào trong khi trẻ ăn như phương tiện điện tử, đồ chơi, sách.. Nó chỉ có tác dụng tạm thời và sẽ không giúp bé học và hiểu dấu hiệu bên trong cơ thể khi trẻ đói hoặc no.

7. Luôn kiên nhẫn khi thử đồ ăn mới

Việc giúp bé thử những đồ ăn mới giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn nhưng không hề dễ dàng với bậc cha mẹ. Vì vậy, hãy thử ăn trước rồi cho con học bắt chước theo. Lúc đầu trẻ có thể nhè ra, nhưng đừng bắt ép mà hãy thử lại lần sau.

8. Cho con vận động trong ngày

Dù cuộc sống hiện đại khiến trẻ thu hẹp giao tiếp với những đứa trẻ xung quanh nhưng việc cùng con đi dạo, cho con chạy nhảy nô đùa… sẽ giúp con tiêu hao năng lượng và giúp bé có cảm giác đói, ăn uống sẽ ngon miệng hơn.

Làm cho đứa trẻ hiểu rằng việc ăn uống là một thói quen cần thiết và không phải là sự ép buộc. Tìm được nguyên nhân và giải quyết chúng sẽ giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn của mình.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *