Vai trò của kẽm và cách bổ sung an toàn, hợp lý

Kẽm rất cần thiết đối với cơ thể

Kẽm là một khoáng chất giữ vai trò cần thiết đối với sự phát triển của hầu hết hệ thống cơ quan. Hãy cùng tìm hiểu về các tác dụng cụ thể và nhu cầu về hàm lượng kẽm hàng ngày đối với từng đối tượng khác nhau qua bài viết sau đây!

1. Kẽm là gì?

Kẽm (Zn) là một trong những nguyên tố xuất hiện nhiều trong tự nhiên. Đối với cơ thể người, kẽm là một khoáng chất vi lượng, tuy chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng giữ vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu.

Kẽm là gì?

Kẽm là nguyên tố vi lượng thiết yếu đối với con người

Kẽm không tự tổng hợp được mà chủ yếu đưa vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hấp thụ phần lớn tại ruột non. Hiện nay, ngày càng có nhiều nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng và đưa ra mức độ an toàn về lượng kẽm trong cơ thể.

Kẽm đảm nhiệm nhiều chức năng sinh học quan trọng trong của cơ thể. Do nó tham gia vào cấu trúc của tế bào, có ở hơn 80 loại enzym khác nhau, từ enzym vận chuyển, đồng hóa, thủy phân đến xúc tác các phản ứng gắn kết chuỗi ADN hoặc sản sinh năng lượng khác.

Vai trò của kẽm đối với hệ thống các cơ quan trong cơ thể

Vai trò của kẽm đối với hệ thống các cơ quan trong cơ thể

Vì thế, kẽm tác động đến quá trình hoạt hóa của hầu hết các cơ quan, trong đó gồm một số vai trò nổi bật sau đây:

2.1 Giúp não bộ cải thiện và phát triển tốt

Các nghiên cứu đã chỉ ra kẽm là vi chất đặc biệt cần thiết cho hoạt động của não bộ, nhất là vùng trung tâm bộ nhớ hay còn được gọi là “vùng đồi hải mã”. Nếu được duy trì hàm lượng kẽm thích hợp, não bộ ở trẻ nhỏ đạt được điều kiện phát triển tốt nhất. Từ đó, giúp trẻ có trí thông minh cao, nhận biết và lưu trữ kiến thức nhanh chóng. Đối với người trưởng thành, kẽm cũng có tác dụng cải thiện, phục hồi sức khỏe não bộ sau các chấn thương hoặc suy giảm do bệnh lý.

Kẽm giúp phát triển não bộ và cải thiện trí nhớ

Kẽm giúp phát triển não bộ và cải thiện trí nhớ

Ngoài ra, kẽm còn cùng với vitamin B6 giúp duy trì chức năng dẫn truyền thần kinh ổn định trong não bộ. Nếu không bổ sung đầy đủ kẽm, dễ dẫn đến tình trạng rối loạn hoạt động các chất dẫn truyền, tập tính thay đổi bất thường.

2.2 Điều hòa chức năng nội tiết

Kẽm tham gia vào hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác nhau như: tuyến yên, tuyến sinh dục, thượng thận, tuyến giáp trạng,…

Đặc biệt, kẽm có vai trò quan trọng giúp đảm bảo sức khỏe sinh dục ở cả nam và nữ, nhất là trong giai đoạn dậy thì. Nó giúp điều hòa sinh sản:

– Ở tuyến tiền liệt nam giới, kẽm có nồng độ cao, tham gia vào cân bằng chức năng, duy trì số lượng và tính linh động của tinh trùng. Đồng thời, giúp ổn định nồng độ hormone Testosterone có trong huyết thanh.

– Ở nữ giới, kẽm có tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và làm đẹp da. Bên cạnh đó còn giúp giảm đáng kể các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt như: đau bụng, mỏi lưng, tức ngực,…

2.3 Tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể

Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho quá trình biệt hóa các tế bào miễn dịch từ khi chúng mới được sản sinh đến khi đã trưởng thành để có thể đảm nhiệm đầy đủ chức năng. Đồng thời, kẽm kích thích các tế bào lympho (lympho bào B và T), đại thực bào cùng bạch cầu hoạt động.

Kẽm có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể

Kẽm có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể

Từ đó, tạo thành một hàng rào phòng thủ vững chắc, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, chống nhiễm khuẩn, nhiễm trùng và tăng cường sức đề kháng. Vì vậy, kẽm có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển và hoàn thiện của hệ miễn dịch trong cơ thể.

2.4 Kẽm rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi

Đối với thai nhi, các tế bào phát triển và phân chia rất nhanh. Kẽm lại là thành phần quan trọng cho sự tổng hợp rất nhiều chất trong cơ thể, bao gồm cả việc phân chia, sản sinh ADN, ARN để tạo thành Protein. Do vậy, kẽm có tác dụng thúc đẩy thai nhi phát triển toàn diện cả về cân nặng, chiều cao và trí tuệ.

Kẽm thúc đẩy thai nhi phát triển toàn diện

Kẽm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của thai nhi và trẻ nhỏ

2.5 Phát triển xương chắc khỏe

Bên cạnh Canxi thì kẽm cũng là một trong những nguyên tố giúp cấu tạo nên hệ thống xương trong cơ thể. Vì thế, việc bổ sung kẽm hợp lý hàng ngày cũng góp phần giúp cho xương được phát triển toàn diện, chắc khỏe và dẻo dai. Đồng thời rất cần thiết cho quá trình hồi phục sau các tai nạn dẫn đến tổn thương như: gãy xương, rạn xương,…

Kẽm góp phần giúp xương chắc khỏe, dẻo dai

Kẽm góp phần giúp xương chắc khỏe, dẻo dai

2.6 Tham gia chuyển hóa các chất trong cơ thể

– Kẽm có khả năng tác động đến quá trình hấp thu và chuyển hóa của nhiều nguyên tố vi lượng khác, bao gồm: Magie (Mg), Đồng (Cu), Nhôm (Al), Mangan (Mn),… và rất nhiều các enzyme chức năng khác trong cơ thể. Đồng thời vận chuyển Vitamin A, tổng hợp Protein.

– Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn khẳng định rằng, kẽm có tác dụng ức chế độc tính của một số kim loại nặng như: Asen (As), Cadimin (Cad),… Nhờ đó, hạn chế được tác động gây hại cơ thể, đồng thời làm chậm quá trình oxy hóa tế bào.

2.7 Các chức năng khác của kẽm giúp cơ thể phát triển toàn diện

– Kẽm có trong thành phần cấu tạo nên tóc, da và móng, đem lại mái tóc chắc khỏe, làn da mịn màng, tràn đầy sức sống, móng tay, móng chân mọc nhanh, khỏe mạnh. 

– Làm tăng nhạy cảm vị giác, kích thích tiêu hóa, cảm giác muốn ăn, ăn ngon miệng. Nên rất cần thiết cho quá trình dinh dưỡng của trẻ nhỏ.

– Một nghiên cứu đã cho thấy khi cơ thể bị cảm lạnh, nếu được bổ sung kẽm đầy đủ sẽ làm giảm nhẹ và rút ngắn thời gian trị bệnh.

– Kẽm rất tốt cho mắt, phòng ngừa thoái hóa điểm vàng ở mắt, góp phần chữa lành các tổn thương võng mạc và ngăn cản quá trình suy giảm thị lực.

Kẽm rất tốt cho mắt, ngăn ngừa suy giảm thị lực

Kẽm rất tốt cho mắt, ngăn ngừa suy giảm thị lực

– Nhờ tác dụng giảm lão hóa tế bào, kẽm ngăn ngừa đáng kể nguy cơ mắc phải nhiều bệnh mãn tính thông thường.

Kẽm là vi chất cơ thể không tự tạo ra, cũng không dự trữ được trong thời gian dài. Vì vậy, hàng ngày chỉ nên bổ sung một mức độ vừa phải để cơ thể có thể hấp thu và phát huy hết tác dụng của kẽm.

Hàm lượng kẽm cần bổ sung vào cơ thể mỗi ngày?

Hàm lượng kẽm cần bổ sung vào cơ thể mỗi ngày?

Hàm lượng này được khuyến cáo khác nhau theo giới tính, độ tuổi và từng đối tượng đặc biệt như sau:

nhu cầu kẽm của từng đối tượng là khác nhau

4. Bổ sung kẽm hợp lý, an toàn như thế nào?

Với những vai trò quan trọng như đã nói ở trên, kẽm trở thành một nguyên tố không thể thiếu cho sự phát triển bình thường, toàn diện của cơ thể. Câu hỏi đặt ra là phải bổ sung nó như thế nào cho phù hợp và đạt hiệu quả cao?

– Về liều lượng: Cần tuân thủ triệt để mức liều đã được khuyến cáo đối với từng đối tượng khác nhau. Đây là mức liều cần thiết đã được tính toán hợp lý cho cơ thể hấp thu, chuyển hóa và phát huy hết tác dụng của kẽm. Dù cơ thể thiếu hay thừa kẽm thì cũng gây ra những triệu chứng không tốt, cần phải được chữa trị kịp thời.

– Về nguồn gốc: Có thể dùng các thực phẩm chứa nhiều kẽm trong bữa ăn hàng ngày, đa dạng hóa thực đơn để phòng ngừa cơ thể thiếu kẽm hay các dưỡng chất cần thiết khác.

– Đối với các đối tượng đặc biệt cần bổ sung nhiều kẽm hơn mức bình thường, nên sử dụng thêm các thực phẩm chức năng hoặc thuốc có chứa kẽm dưới dạng viên nén hoặc dung dịch uống.

Có thể sử dụng thêm các thuốc hoặc thực phẩm chức năng có chứa kẽm

Có thể sử dụng thêm các thuốc hoặc thực phẩm chức năng có chứa kẽm

– Tuy nhiên cần lưu ý tránh hiện tượng dư thừa kẽm, tích tụ trong cơ thể. Vì dễ dẫn đến nhiều tình trạng bệnh lý, đồng thời gây hạn chế hấp thu nhiều khoáng chất cần thiết khác như: Canxi, đồng,…

Các thực phẩm giúp bổ sung kẽm cho cơ thể

Các thực phẩm giúp bổ sung kẽm cho cơ thể

Nguồn thực phẩm chứa kẽm rất đa dạng và phong phú, trong đó có thể tham khảo một số thức ăn quen thuộc với thực đơn hàng ngày như sau:

– Thịt: Là nguồn cung cấp kẽm lớn nhất, cùng với nhiều dưỡng chất quan trọng khác trong cơ thể. Ví dụ: Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,…

– Các loại hạt: ngũ cốc, đậu, ngô, lúa mì,… cũng là nguồn bổ sung kẽm quen thuộc, dễ kiếm.

– Rau quả và nấm: Không chỉ giúp cung cấp kẽm cho cơ thể, chúng còn chứa hàm lượng chất xơ và vitamin phong phú. Nhất là rau chân vịt và hầu hết các loại nấm.

– Các động vật có vỏ như: tôm, hàu, hến, sò,… cũng nên được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày nhờ hàm lượng kẽm và vi chất rất lớn.

6.1 Trong trường hợp cơ thể thiếu kẽm

Khi kẽm không được bổ sung đầy đủ trong thời gian dài, cơ thể sẽ xảy ra nhiều rối loạn khác nhau, suy giảm chức năng sinh lý. Các bệnh lý điển hình như sau:

– Rối loạn hệ thống giác quan:

+ Vị giác suy giảm, gây ra trạng thái chán ăn, ăn không ngon miệng, đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển cơ thể mạnh.

+ Thính giác kém, dễ gây ù tai, khó nghe do thiếu chất chống oxy hóa.

+ Thị giác: vitamin A không được chuyển hóa và vận chuyển đến mắt đầy đủ, gây ra suy giảm thị lực.

– Móng tay, móng chân: dễ gãy, giòn, hay bị xước. Nếu thiếu kẽm nặng có thể dẫn đến viêm móng.

– Rụng tóc: cơ thể thiếu kẽm thường dẫn đến tóc bị cứng, xơ, dễ gãy rụng, không còn vẻ mượt mà, óng ả vốn có. Đồng thời, lông mi hay lông mày cũng cứng, hay bị rụng.

Cơ thể thiếu kẽm, tóc dễ bị cứng, xơ và gãy rụng

Tóc dễ bị cứng, xơ và gãy rụng là biểu hiện của việc thiếu kẽm

– Da nổi mụn, thậm chí bị viêm, kết vảy khắp bề mặt nhất là vùng mắt, mũi, đầu chi, tai,… Tình trạng vết thương lâu liền, khó lành.

– Ảnh hưởng đến não bộ: suy giảm trí nhớ, kém tư duy. Tốc độ dẫn truyền thần kinh không được ổn định, tác động xấu đến trạng thái cảm xúc và hành vi. Trong trường hợp nặng có thể gây tâm thần phân liệt.

– Suy giảm chức năng sinh dục: Nữ có thể bị kinh nguyệt không đều, chậm hoặc không có kinh, không rụng trứng. Ở nam giới, số lượng và chất lượng tinh trùng giảm, nặng có thể bị vô sinh.

Thiếu kẽm dẫn đến suy giảm chức năng sinh dục

Thiếu kẽm dẫn đến suy giảm chức năng sinh dục

– Rối loạn quá trình hấp thu và chuyển hóa nhiều dưỡng chất quan trọng khác, nhất là Canxi. Do đó, xương chậm phát triển, dễ gãy, đặc biệt ở trẻ em.

– Ở phụ nữ mang thai, nếu không được bổ sung kẽm đầy đủ sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi.

6.2 Trong trường hợp cơ thể thừa kẽm

Các triệu chứng điển hình khi cơ thể bổ sung quá nhiều kẽm cần phải lưu ý bao gồm:

– Rối loạn tiêu hóa: Thường gặp phải tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng, thậm chí xuất huyết ruột,…

– Nôn hoặc buồn nôn: Đây là cách tốt để loại đi nhiều vi chất thừa, trong đó có cả kẽm.

– Giảm nồng độ cholesterol HDL trong máu: Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, nhất là xơ vữa mạch máu.

Thừa nhiều kẽm làm giảm HDL cholesterol, dễ gây xơ vữa động mạch

Thừa nhiều kẽm làm giảm HDL cholesterol, dễ gây xơ vữa động mạch

– Sức đề kháng suy giảm: Do chức năng của các tế bào miễn dịch bị ảnh hưởng, rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn đến không bảo vệ được cơ thể khỏi sự xâm nhập của yếu tố gây bệnh từ môi trường bên ngoài.

Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu trên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị phù hợp, không nên tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà.

Như vậy, kẽm là một nguyên tố giữ vai trò quan trọng trong quá trình sống và phát triển của cơ thể. Bạn không nên bỏ qua việc cung cấp vi chất này cho cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, cần được bổ sung hợp lý đối với từng đối tượng khác nhau, vì dù thiếu hay thừa kẽm thì cũng gây ra các dấu hiệu bệnh lý không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, cần hết sức lưu ý và có các biện pháp điều chỉnh hàm lượng kẽm phù hợp.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *