Viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?

Khi mang thai, nguy cơ bị viêm âm đạo tăng

Khi mang thai, nguy cơ bị viêm âm đạo tăng

Khi mang thai, nội tiết tố của mẹ thay đổi, dịch tiết âm đạo nhiều hơn bình thường. Nếu không được vệ sinh đúng cách rất dễ gây ra viêm nhiễm âm đạo. Nguy hiểm hơn, chúng có thể ảnh hưởng tới cả thai nhi. Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu về căn bệnh này cũng như biện pháp điều trị, phòng ngừa thích hợp.

1. Triệu chứng viêm âm đạo khi mang thai

Nguy cơ viêm phụ khoa ở bà bầu cao hơn do sức đề kháng yếu, vệ sinh vùng kín chưa đúng cách cùng nhiều yếu tố khác. Viêm âm đạo có thể do Trichomonas, nấm Candida, vi khuẩn… gây nên. Tùy thuộc các yếu tố gây bệnh mà có các biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, bệnh thường có các triệu chứng như sau:

– Khí hư ra nhiều, có màu bất thường và có thể có mùi hôi, tanh.

– Cảm giác nóng, rát khi đi vệ sinh, đau khi quan hệ tình dục.

– Ngứa ngáy, khó chịu vùng âm hộ, âm đạo.

Viêm âm đạo do vi khuẩn thường có một số biểu hiện như: Khí hư có mùi hôi, xám, mỏng, có mùi tanh như mùi cá, các triệu chứng nặng hơn sau kỳ kinh nguyệt hoặc quan hệ tình dục.

Nấm Candida là một nguyên nhân phổ biến gây viêm âm đạo ở chị em phụ nữ. Viêm âm đao do nấm thường dẫn đến ngứa ngáy vùng kín, khí hư ra nhiều, màu trắng và vón cục. Ngoài ra còn có cảm giác nóng rát vùng kín, đau khi đi tiểu, đặc biệt là khi quan hệ tình dục. Nếu bị nặng có thể gây sưng tấy, phù nề, lan ra cả vùng bẹn và đùi.

2. Viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?

Mẹ bầu mắc bất cứ bệnh viêm nhiễm phụ khoa nào cũng làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy chúng không quá ảnh hưởng đến tính mạng mẹ và bé nhưng cũng gây ra nhiều biến chứng nếu không điều trị kịp thời.

Viêm âm đạo có thể khiến mẹ bị viêm vùng chậu, viêm tử cung. Trường hợp viêm âm đạo nặng có nguy cơ dẫn đến tình trạng sinh non, thậm chí gây lưu thai trong tử cung.

Mẹ bị viêm âm đạo có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Mẹ bị viêm âm đạo có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Khi sinh thường, thai nhi đi qua âm đạo bị viêm do nấm, có thể dẫn đến viêm da, viêm miệng, hầu họng do nấm. Thậm chí nếu sức đề kháng của trẻ yếu do suy dinh dưỡng, sinh non còn có khả năng mắc bệnh viêm phổi. Tuy nhiên, tỷ lệ này thường hiếm gặp.

3. Điều trị viêm âm đạp khi mang thai

Khi mang thai, âm đạo tiết dịch nhiều hơn bình thường, do đó rất dễ nhầm lẫn hoặc không để ý đến các biểu hiện bất thường báo hiệu tình trạng viêm nhiễm. Nếu nhận thấy có vùng kín có các triệu chứng của viêm âm đạo như khí hư ra nhiều, có mùi hôi, ngứa ngáy… mẹ nên thăm khám để được điều trị kịp thời.

Khi xuất hiện các vấn đề về phụ khoa, người bệnh thường được yêu cầu làm một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh như xét nghiệm soi tươi, nhuộm soi dịch âm đạo. Mẫu bệnh phẩm là dịch âm đạo được lấy khi soi cổ tử cung hoặc dùng tăm bông chọc sâu vào vùng âm đạo. 

Các xét nghiệm này đơn giản, nhanh chóng, cho kết quả chính xác, tin cậy. Nếu có bất thường, mẹ cần điều trị ngay để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

Nên thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời

Nên thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời

Nếu phát hiện bệnh sớm, chỉ cần điều trị 1 – 2 tuần, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn mà không gây bất kỳ ảnh hưởng nào. Thông thường, các bác sĩ thường sử dụng phương pháp đặt thuốc tác dụng tại chỗ. Đôi khi, một số thuốc có thể cải thiện các triệu chứng nhưng không khỏi hẳn và tái phát nhiều lần.

Tuy nhiên, nếu như viêm âm đạo trở nên nặng hơn, uống hoặc đặt thuốc không có tác dụng, người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp can thiệp khác như kỹ thuật Oxygen O3. Đây là cách điều trị viêm âm đạo hiệu quả nhất hiện nay, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau ít gây tổn thương vùng kín và không cần uống thuốc.

Ngoài ra, nếu bệnh nhẹ, mẹ có thể sử dụng các phương pháp dân gian, sử dụng thảo dược xông hơi, rửa vùng kín an toàn mà đơn giản như lá trà xanh, trầu không, muối…

Xem thêm tại đây: TOP 8 cách chữa viêm âm đạo tại nhà nhanh chóng, hiệu quả.

4. Dự phòng viêm âm đạo khi mang thai

Để phòng ngừa viêm âm đạo khi mang thai, bà bầu nên chú ý:

– Vệ sinh vùng kín 2-3 lần/ngày, sử dụng các dung dịch vệ sinh lành tính, không gây kích ứng để tránh làm mất cân bằng pH âm đạo.

– Không thụt rửa sâu bên trong khiến vi khuẩn, nấm dễ xâm nhập sâu, gây viêm cổ tử cung

– Sử dụng đồ lót rộng rãi, thấm hút tốt.

– Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, ăn nhiều trái cây, hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước, hạn chế đồ ăn cay, nóng và các chất kích thích.

– Thường xuyên đi bộ, vận động, không ngồi hoặc nằm quá lâu có thể làm tăng sinh nhiệt vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển.

–  Không tự ý mua thuốc về nhà tự chữa trị khi nếu chưa có sự tư vấn, kiểm tra của các bác sĩ.

Trên đây là một số thông tin về viêm âm đạo ở phụ nữ mang thai. Mong rằng, qua bài viết này mẹ sẽ có được những thông tin hữu ích để phòng ngừa bệnh hiệu quả cũng như điều trị bệnh nhanh khỏi hơn.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *