Viêm amidan nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi!

Viêm Amidan nên ăn gì và kiêng gì?

Viêm amidan là chứng bệnh khá phổ biến, thường gặp trong cuộc sống. Bệnh gây nên sự bất tiện, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp nhanh chóng hồi phục. Viêm amidan nên ăn gì, kiêng gì? Hãy giải đáp cùng Dược Điển Việt Nam qua bài viết dưới đây.

Với bất kỳ một bệnh lý nào, chế độ dinh dưỡng cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị, đặc biệt là viêm Amidan. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khỏi bệnh.

– Amidan là bộ phận nằm giữa đường ăn và đường thở. Khi thức ăn đi vào cơ thể, sẽ tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc họng, gây ảnh hưởng tới các triệu chứng của bệnh viêm Amidan.

– Chức năng chính của Amidan là ngăn chặn vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Khi Amidan bị viêm, chức năng này bị suy giảm thì việc tiêu thụ các thực phẩm không phù hợp có nguy cơ làm tăng vi khuẩn tại đây, tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.

– Các thực phẩm phù hợp sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch, tạo hàng rào tự nhiên, giúp tình trạng viêm sớm được đẩy lùi, quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

– Chế độ ăn uống phù hợp là giải pháp tự nhiên giúp làm giảm cơn đau ở người bị viêm Amidan, đồng thời thúc đẩy quá trình tự chữa lành của cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình điều trị và phục hồi của bệnh

Bên cạnh việc điều trị amidan bằng thuốc, sử dụng các bài thuốc dân gian hay thậm chí cắt amidan, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Khuyến cáo nên sử dụng thức ăn mềm, các loại rau xanh, thực phẩm giàu protein… để bệnh nhanh khỏi.

Các loại đồ ăn mềm và lỏng như cháo, súp, đồ nấu nhừ,… là lựa chọn phù hợp cho người bị viêm Amidan. Những thực phẩm này vừa dễ nuốt, vừa hạn chế sự ma sát với vòm họng, tạo cảm giác dễ chịu khi ăn uống, giảm đau rát, sưng đỏ do viêm Amidan gây nên.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ (ACS), bạn có thể nghiền hoặc xay nhuyễn các thực phẩm như khoai lang, chuối làm thành sinh tố. Các món ăn này vừa dễ ăn, dễ nuốt vừa giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

Các loại súp, cháo,… là lựa chọn phù hợp với người bị viêm Amidan

Rau xanh là nhóm thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất, có tác dụng chống viêm, khả năng phục hồi các tổn thương rất tốt. Người bị viêm Amidan có thể bổ sung các loại rau xanh trong bữa ăn, đặc biệt các loại rau như rau mồng tơi, súp lơ, bắp cải, rau đay,… Đây đều là những loại rau chứa nhiều nước và chất xơ, cung cấp nước cho cơ thể, giúp cân bằng điện giải, giảm bớt sự mệt mỏi khi bị bệnh. Tốt nhất nên chế biến theo cách luộc hoặc ép các loại rau này để giữ nguyên được các dưỡng chất tốt cho cơ thể.

Trái cây tươi chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C giúp tăng sức đề kháng, làm vững bền thành mạch, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương như viêm amidan. Có thể kể đến như trái cây họ cam quýt, táo…

Khi bị viêm Amidan, người bệnh thường gặp các biểu hiện nóng sốt, khô rát cổ họng. Vì vậy, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là điều vô cùng cần thiết. Bổ sung nước đầy đủ sẽ làm loãng đờm, dịu cổ họng, bớt khô miệng và cuốn trôi một phần vi khuẩn bám trên thành họng. Bên cạnh đó, uống đủ nước sẽ giúp cơ thể cân bằng điện giải, bù lại lượng nước bị thiếu hụt do viêm Amidan gây ra. Các nghiên cứu đều chỉ ra, mỗi người nên bổ sung khoảng 2 đến 2,5l nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh. Nước uống không chỉ là nước lọc, có thể bổ sung thêm nước ép trái cây, sinh tố.

Khi bị viêm Amidan, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng sưng nóng, đau rát tại vòm họng. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng kháng sinh và thuốc theo đơn của bác sĩ, bệnh nhân có thể bổ sung thêm các thực phẩm có tính chống viêm, kháng khuẩn như sau:

– Gừng: Không chỉ là loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn, gừng còn là vị thuốc thông dụng ở các bài thuốc cổ truyền. Gừng có tính kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Bạn có thể ngậm gừng trực tiếp, hoặc pha nước gừng, mật ong để uống.

– Nghệ: Nghệ cũng có đặc tính tương tự như gừng, nhưng không cay, không nóng, phù hợp với mọi lứa tuổi. Bạn có thể sử dụng nghệ làm gia vị khi chế biến món ăn, làm sữa nghệ, pha trà nghệ mật ong để uống.

– Mật ong: Mật ong có khả năng bao bọc, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng các tổn thương. Các hoạt chất trong mật ong làm giảm sưng tấy, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Do đó, khi bị viêm họng hoặc viêm Amidan, mật ong thường là loại thực phẩm được khuyên dùng. Bạn có thể sử dụng mật ong bằng cách pha trà gừng mật ong, nghệ mật ong, bạc hà mật ong,…

Thực phẩm có tính chống viêm, kháng khuẩn làm giảm các triệu chứng của viêm Amidan

Protein là thành phần thiết yếu cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện cơ bắp và đem lại nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Nếu thiếu Protein, cơ thể sẽ xanh xao, mệt mỏi. Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ Protein là cần thiết với cả những khỏe mạnh hay người bị viêm Amidan. Đối với người bị viêm Amidan, việc tăng cường các thực phẩm này sẽ nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức chống chọi của cơ thể trước các tác nhân có hại. Tuy nhiên, khi bị viêm Amidan, người bệnh nên bổ sung thực phẩm mềm và dễ tiêu hóa như trứng, sữa, thịt băm, thịt gà xé, cá hồi,… Hạn chế sử dụng đồ ăn đóng hộp, thịt nướng hay thịt xông khói.

Đây là nhóm thực phẩm đầu tiên mà người bị viêm Amidan cần tránh. Bởi trong quá trình nuốt, các loại thực phẩm này sẽ ma sát với vòm họng, làm tăng tổn thương tại Amidan và vùng họng. Từ đó, tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn, thậm chí có thể gây chảy máu tại đây. Đồ ăn cứng, khó nuốt bạn không nên ăn bao gồm các món nướng, món chiên rán, các loại bánh kẹo cứng, khó nhai, bánh mì…

Đồ ăn cứng, khó nuốt là nhóm thực phẩm đầu tiên cần tránh khi bị viêm Amidan

Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, chất béo gây cảm giác khó tiêu, nặng bụng. Đặc biệt, thực phẩm này còn làm tăng độ đậm đặc của đờm, ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, khiến cho các vi khuẩn ở hốc Amidan có khả năng bùng phát gây bất lợi cho quá trình điều trị.

Người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, mỡ động vật,… thay vào đó nên tăng cường sử dụng đồ luộc, hấp.

3. Hải sản

Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào chỉ ra viêm amidan cấm ăn hải sản. Tuy nhiên, hải sản có khả năng gây kích ứng và dị ứng cao, do đó cần đặc biệt hạn chế trong khẩu phần ăn của người đang bị viêm amidan. Chỉ nên ăn một lương nhỏ tôm, cua… nhưng nên được chế biến bằng cách hấp, luộc, hạn chế chiên xào hay các gia vị cay nóng.

Người bị viêm Amidan khi ăn đồ cay nóng sẽ khiến cho cổ họng bị kích thích, dẫn đến tình trạng sưng đỏ, đau rát ở vòm họng, các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, càng gây hại cho amidan vốn đang bị viêm. Nên hạn chế thêm các gia vị như ớt, tiêu, sa tế, tỏi,… khi chế biến đồ ăn. Đồng thời, nên ăn thức ăn ở nhiệt độ bình thường để bảo vệ niêm mạc họng.

Thực phẩm lạnh như nước đá, kem,… sẽ khiến Amidan sưng tấy, bệnh khó phục hồi hơn, kéo dài quá trình điều trị. Vì vậy, nên tránh xa đồ ăn lạnh để có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc, tránh các tổn thương không đáng có.

Đồ uống lạnh là thực phẩm tối kỵ khi bị viêm Amidan, viêm họng

Việc đưa các loại đồ uống chứa cồn như rượu bia, chất kích thích như cà phê, thuốc lá,… vào cơ thể sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, vận chuyển khí huyết, chậm làm lành niêm mạc làm cho tình trạng viêm Amidan trở nên trầm trọng hơn.

Nicotine chứa trong khói thuốc dễ gây tổn thương niêm mạc họng, xuất hiện các triệu chứng ho, khàn tiếng, khạc đờm dai dẳng, khó dứt điểm. Có thể nói hút thuốc lá được liệt vào danh sách tuyệt đối cấm khi bị viêm amidan.

Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn để quá trình điều trị viêm Amidan thuận lợi hơn

Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin và các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị viêm Amidan. Bên cạnh việc can thiệp y tế, chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tiến triển của bệnh và tốc độ phục hồi. Nếu gặp phải các triệu chứng nặng nề hơn, bạn nên đến khám bác sĩ sớm để có phác đồ điều trị phù hợp.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *