Viêm gan C nên ăn gì và kiêng gì?

viêm gan c nên ăn gì và kiêng gì?

Viêm gan C nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Viêm gan C là loại bệnh gây ra bởi virus HCV, bệnh diễn biến có thể có hoặc không có triệu chứng. Khoảng 70 – 80% người bị viêm gan C mà không cứ bất cứ biểu hiện nào. Viêm gan cấp và tử vong hiếm khi xảy ra. Bệnh có thể phát triển thành xơ gan nhưng hiếm khi thành ung thư biểu mô tế bào gan.

Trong quá trình điều trị, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cần tuân thủ một chế độ ăn nghiêm ngặt để có thể cải thiện tình trạng bệnh một cách tốt nhất. Có những loại thực phẩm viêm gan C nên ăn gì và cũng có một số loại phải kiêng. Đó là loại thực phẩm nào hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

I. Viêm gan C nên ăn gì?

Một số thực phẩm sau có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển, làm giảm các triệu chứng của bệnh:

1. Thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, giải độc gan và giải độc cơ thể. Khi có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, cơ thể sẽ ngăn chặn được các tác nhân có hại, giúp cho việc đào thải virus được nhanh hơn.

Vitamin và khoáng chất có thể được bổ sung từ những thực phẩm sau đây:

– Các loại rau xanh, củ quả: Mỗi ngày nên ăn ít nhất một loại rau màu xanh đậm như cải bẹ, cải bó xôi, súp lơ, xà lách,… và một loại rau màu cam như cà rốt, cà chua, bí đỏ,… 

– Cũng như rau, trái cây tươi cũng rất tốt cho người viêm gan C như táo, củ cải đường, quả anh đào, bưởi, hành tỏi, rau xà lách xoăn, quất, chanh, mộc qua, nho,…

– Các loại hạt như hạt điều, hạt óc chó, hạnh nhân,…

2. Thực phẩm chứa protein

Chất đạm đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, giúp duy trì các hoạt động sống thường ngày, duy trì cơ bắp, giúp hồi sức khỏe và phục hồi tế bào gan.

Người bị nhiễm virus HCV nên bổ sung đầy đủ lượng đạm mỗi ngày. Những thực phẩm giàu protein có thể kể đến như trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại thịt, thịt gà, thị lợn, thịt bò và các loại đậu,…

Tuy nhiên, người bệnh nên bổ sung vừa đủ không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là lòng đỏ trứng gà. Ngoài ra, người bệnh nên tránh ăn các loại thực phẩm đóng hộp, đông lạnh và thức ăn để lâu.

3. Chất xơ

Chất xơ rất cần thiết cho cơ thể bởi các lợi ích mà nó mang lại như ngăn ngừa ung thư, béo phì, tránh mỡ máu và sỏi thận, đặc biệt chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Người bệnh có thể bổ sung chất xơ từ các loại thực phẩm giàu chất xơ như táo, rau bina, chuối, bơ,…

viêm gan c cần bổ sung chất xơ

Cung cấp đầy đủ chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh

4. Uống đủ nước

Ngoài ra, việc cung cấp đủ nước mỗi ngày vô cùng cần thiết. Mỗi ngày mỗi người nên uống từ 1,5 – 2 lít nước. Có thể sử dụng nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây, rau củ thay thế.

5. Thực phẩm giàu chất béo

Các chuyên gia khuyên người bị viêm gan C nên cung cấp đầy đủ chất béo cho cơ thể. Chất béo giúp cơ thể hấp thu được các loại vitamin tan trong dầu, khoáng chất và tham gia quá trình tái tạo tế bào, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Người bệnh nên sử dụng thực phẩm thuộc nhóm chất béo lành mạnh như dầu oliu, dầu dừa, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, sữa và các chế phẩm từ sữa,… Tuy nhiên, không phải tất cả thực phẩm chứa chất béo đều có lợi cho cơ thể. Người bệnh không nên sử dụng chất béo bão hòa, vì chúng gây áp lực lên gan, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

6. Tinh bột

Người mắc bệnh viêm gan C nên bổ sung các loại thực phẩm chứa tinh bột một cách hợp lý, tùy thuộc vào thể trạng mỗi người. Nhóm tinh bột như cơm, bún, mì,… sẽ giúp gan dự trữ được nguồn năng lượng hao hụt trong các hoạt động sống.

Việc loại bỏ hoàn toàn tinh bột trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày giúp cơ thể thiếu năng lượng, không hoạt động được.

bổ sung tinh bột cho người viêm gan c

Bổ sung tinh bột phù hợp sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể

II. Viêm gan C kiêng ăn gì?

1. Đồ uống chứa cồn, chất kích thích ảnh hưởng như thế nào?

Những người bị viêm gan C cần hoàn toàn tránh đồ uống có cồn (bia rượu), cà phê và chất kích thích, bởi đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh lý về gan. Những chất này làm tổn thương gan, khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, quá trình tiến triển thành xơ gan và ung thư gan nhanh hơn. Để việc điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao, bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng rượu bia, các thức uống chứa cồn và chất kích thích.

người viêm gan c không được uống rượu bia

Người mắc bệnh viêm gan C cần hạn chế thức uống chứa cồn, chất kích thích

2. Thực phẩm chứa nhiều Cholesterol

Cholesterol chứa trong thực phẩm làm thúc đẩy virus viêm gan C tấn công gan mạnh mẽ hơn và hoạt động bài tiết mật bị giảm đi vì không thể tiêu hóa hết chất béo. Vì vậy người bị viêm gan C cần hạn chế sử dụng các sản phẩm giàu Cholesterol.

Thực phẩm chứa nhiều Cholesterol điển hình là nội tạng động vật như tim, gan, lòng,… không dành cho người viêm gan C.

3. Thực phẩm nhiều muối, giàu sắt

Thực phẩm giàu sắt và chứa nhiều muối làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn bởi khi cơ thể hấp thu nhiều muối, gan sẽ bị tổn thương do sự giữ nước nhiều của các mạch máu.

Thực phẩm giàu sắt có thể tích tụ ở gan làm giảm hiệu quả điều trị. Những thực phẩm cần chú ý như bí, gan, thịt đỏ…

viêm gan c không nên tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều muối

Ăn nhiều muối làm cho các triệu chứng của viêm gan C nghiêm trọng hơn

4. Đường

Đường, đặc biệt là Fructose là nguyên nhân gây ra các vấn đề về sức khỏe, làm cho quá trình xử lý và chuyển hóa của gan khó khăn hơn. Vì vậy, người mắc bệnh viêm gan C cũng không nên sử dụng nhiều đường.

5. Thực phẩm chứa nhiều gia vị, dầu mỡ

Những thực phẩm chứa nhiều gia vị, dầu mỡ như đồ ăn chua, cay, mặn, nóng, ớt, tiêu, gừng, tỏi,… gây kích thích niêm mạc dạ dày, gây độc đến tế bào gan, ức chế sự thải độc. Đặc biệt, ăn tỏi thường xuyên không tốt cho người mắc bệnh viêm gan C bởi tính cay nóng của tỏi gây tổn thương gan. Cũng chính vì vậy nên tránh chế biến thực phầm theo phương pháp chiên, rán.

người viêm gan c nên hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ

Đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ gây tổn thương gan và ức chế thải độc ở gan

Bên cạnh đó, tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm ôi thiu, hỏng mốc đã chuyển hóa chất dinh dưỡng. Khi ăn những thức ăn này làm cho gan phải hoạt động nhiều hơn, gây tổn thương gan.

6. Thực phẩm có vỏ chưa nấu chín

Các loại động vật có vỏ như nghêu, sò, ốc, hến,… khi chưa nấu chín sẽ ảnh hưởng xấu đến gan. Người bệnh dễ bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus từ thực phẩm chưa nấu chín làm tổn thương gan nghiêm trọng, có thể gây suy gan cấp tính và nhanh chóng dẫn đến tử vong.

Mong rằng bài viết tổng quát của chúng tôi có thể giải đáp được thắc mắc của các bạn trong chế độ ăn uống ở người viêm gan C. Bệnh này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tình trạng bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn nếu không kiểm soát tốt chế độ dinh dưỡng. Vì vậy, việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học là vô cùng cần thiết.

Các bài viết của Dược Điển Việt Nam chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *