Xơ gan và các dấu hiệu nhận biết sớm

Xơ gan

Xơ gan

I. Tổng quan về xơ gan

1. Xơ gan là gì?

Xơ gan là xơ hoá lan toả tại nhu mô gan, khi đó cấu trúc của gan sẽ bị đảo lộn, xuất hiện tổn thương nghiêm trọng tới tế bào gan do một nguyên nhân nào đó. Các nguyên nhân này có sự tác động lên tế bào gan làm cho chúng trở nên xơ hóa và hình thành sẹo xơ thay thế cho các tế bào gan lành.

Do sự thay đổi cấu trúc tế bào gan nên người mắc xơ gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của gan.

Quá trình xơ hoá tạo nên các xơ tại gan, khi đó quá trình tuần hoàn ở gan bị rối loạn, do tiểu thùy gan bị chia cắt tạo ra các tiểu thùy gan giả khiến cho các tế bào gan tiếp tục bị tổn thương và dẫn đến xơ hoá lan toả trong nhu mô gan.

Theo đó xơ gan không hẳn là chỉ một bệnh riêng lẻ mà nó còn là một hội chứng bệnh lý, là kết quả cuối cùng của tổn thương tế bào gan. Xơ gan có sự kết hợp của 3 quá trình tổn thương:

– Tổn thương tế bào gan.

– Tăng sinh tổ chức liên kết.

– Tái tạo tế bào gan.

3 quá trình này có sự tác động qua lại lẫn nhau làm cho xơ gan ngày càng nghiêm trọng hơn.

2. Nguyên nhân

Các nguyên nhân chính gây xơ gan: 

– Rượu: Người nghiện rượu là đối tượng có tỷ lệ bị xơ gan cao nhất do trong rượu có nhiều chất độc làm tổn thương đến gan.

– Xơ gan do ứ mật: Trường hợp mật bị ứ đọng do viêm hay tắc đường mật làm ảnh hưởng đến gan.

– Xơ gan do viêm gan virus: do virus viêm gan B và C.

– Xơ gan do ký sinh trùng: 3 loại ký sinh trùng hay gặp là amip, ký sinh trùng sốt rét và sán lá gan,… sẽ làm tổn thương gan sau đó dẫn đến xơ gan.

– Các bệnh lý làm giảm lưu lượng máu: suy tim, viêm tắc tĩnh mạch trên gan làm tổn thương gan.

Nguyên nhân gây xơ gan

Nguyên nhân gây xơ gan

Các trường hợp khác:

– Người có phản ứng bất thường với một loại thuốc điều trị bệnh hoặc do tiếp xúc với chất độc lâu ngày.

– Trẻ sau khi sinh không có ống dẫn mật hoặc teo ống dẫn mật cũng sẽ dẫn đến xơ gan.

– Bệnh di truyền: bệnh Hemochromatosis sẽ gây ra tích tụ các ion sắt, đồng trong cơ thể và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tăng.

3. Dịch tễ

Xơ gan có sự liên quan tới cả chủng tộc và giới tính, có nhiều nguyên nhân rất dễ dẫn tới xơ gan như nghiện rượu, virus viêm gan B, virus viêm gan C,… Theo các thống kê của WHO cho thấy, có khoảng 20% số người mắc viêm gan virus có thể phát triển thành xơ gan. Tại Việt Nam có khoảng 71,7% nam giới bị xơ gan do uống rượu bia.

Từ các số liệu thống kê cho thấy tỉ lệ người bị xơ gan ở trên thế giới có khoảng 240 trường hợp trong tổng số 1 triệu người (trong 1 năm). Xơ gan là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu (đứng vị trí số 9), và xếp ở vị trí số 5 trong các nguyên nhân gây tử vong ở nhóm tuổi 45 – 65.

1. Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này không có dấu hiệu tổn thương gan rõ ràng, tuy nhiên gan đã bắt đầu bị viêm. Các tế bào gan bị viêm liên tục, gan cố gắng đảo ngược lại quá trình này và bắt đầu hình thành sự xơ hóa.

Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng, ăn không ngon miệng, chán ăn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới việc giảm sút cân, gầy đi nhanh chóng. Ở giai đoạn đầu, có thể xuất hiện triệu chứng ngứa, chủ yếu ở chân và lưng.

Nếu không được điều trị đúng cách thì gan không có khả năng hồi phục.

2. Giai đoạn 2

Tại giai đoạn này, biểu hiện của bệnh trầm trọng hơn, bắt đầu xuất hiện có những tổn thương nhất định. Bên cạnh đó áp lực tĩnh mạch cửa tăng dần và các mô sẹo, mô xơ hóa cũng phát triển ngày một nhiều hơn. Chức năng gan đã có dấu hiệu suy yếu rõ rệt.

Các triệu chứng điển hình thường gặp: mệt mỏi thường xuyên, da vàng, nước tiểu vàng đậm, hạ sườn phải đau, chảy máu chân răng và hay bị chảy máu cam,…

Nếu phát hiện và điều trị kịp thời tại giai đoạn này thì gan vẫn có thể phục hồi tốt. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải loại bỏ các nguyên nhân gây ra bệnh.

3. Giai đoạn 3

Lúc này xơ gan đã tiến triển và người bệnh đã có những tổn thương nghiêm trọng, đặc biệt đã xuất hiện hiện tượng cổ trường. Chức năng gan đã bắt đầu rối loạn, các mô xơ, xác mô xơ hóa đã chiếm chủ yếu tại gan. Lượng dịch tại ổ bụng đã tăng nhanh chứng tỏ gan đã xơ hóa rất nhiều.

Giai đoạn này thường xuất hiện nhiều triệu chứng đáng chú ý như:

– Người mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon, sụt cân nhanh.

– Da có màu vàng khác thường, nhợt nhạt, thở nhanh.

– Rối loạn tiêu hóa nặng, phân chuyển màu đen, có thể nôn ra máu.

– Phù chân, mắt cá.

– Đường huyết tăng giảm thất thường.

– Viêm da kèm ngứa không phục hồi.

Tại giai đoạn này gan không thể phục hồi, đồng thời quá trình điều trị gặp tương đối nhiều khó khăn. Việc sử dụng thuốc phải tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ điều trị, kèm theo chế độ ăn, chế độ sinh hoạt nghiêm ngặt để đạt được hiệu quả tốt nhất.

4. Giai đoạn 4

Giai đoạn cuối của xơ gan, quá trình xơ hóa đã xảy ra trên toàn bộ gan. Bệnh nhân thường gặp các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, tăng áp lực tĩnh mạch cửa hay não gan. Bệnh nhân vẫn có thể ghép gan nếu kịp thời phát hiện các biến chứng trên.

Ở giai đoạn này, bệnh nhân chỉ còn sống được khoảng 12 tháng hoặc hơn, tuy nhiên khó có thể sống được quá 2 năm.

Một số triệu chứng điển hình:

– Dễ nhiễm độc, hôn mê do gan đã mất đi chức năng loại bỏ độc tố.

– Suy thận, thậm chí là thiểu niệu.

– Tình trạng thiếu máu trầm trọng, bầm huyết dưới da.

– Tiếp tục sụt cân, gầy gò.

– Viêm màng bụng, dịch ứ ở ổ bụng khiến bụng phình to (cổ trướng). Nếu dịch quá nhiều, gây ra chèn ép, khiến vỡ tĩnh mạch vùng thực quản khiến người bệnh chảy máu ồ ạt, bệnh nhân sẽ bị sốc và dẫn tới tử vong

Nếu không có những điều trị kịp thời và đúng cách thì xơ gan có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

1. Xơ gan cổ trướng

Xơ gan cổ trướng làm cho hiệu suất của việc tổng hợp protein của cơ thể giảm, dẫn tới hồng cầu giảm và giảm áp lực của huyết tương. 

Nguyên nhân do máu và tế bào không giữ được nước nên nước và một số thành phần của huyết tương thoát ra tại khoang ổ bụng, khoang màng phổi và các mô cơ. Khi đó, bụng người bệnh sẽ bị trương lên. Hiện tượng này được gọi là cổ trướng. Khi nước bị tích quá nhiều tại khoang phổi có thể dẫn đến hiện tượng khó thở, phù, đặc biệt là ở bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân.

Xơ gan cổ trướng

Xơ gan cổ trướng

2. Xuất huyết do giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm thường thấy nhất của người bệnh bị xơ gan.

Khi gan bị xơ hóa, dòng máu đi qua gan sẽ bị cản trở gây áp lực máu tại tĩnh mạch và các hệ nối cửa chủ khiến tĩnh mạch thực quản và tĩnh mạch phình dạ dày bị kéo giãn. Khi bị kéo dãn đến mức độ nhất định, tĩnh mạch sẽ bị vỡ, máu trong cơ thể sẽ thoát ra ngoài theo các con đường chính như: nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu,…

Các phương pháp truyền thuốc, truyền máu, nội soi dạ dày để thắt hoặc để chích xơ các búi giãn tĩnh mạch là những phương pháp điều trị thường thấy ở bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch.

3. Hội chứng gan thận

Thống kê cho thấy có tới 14-25% số người bị mắc bệnh xơ gan sẽ biến chứng suy thận cấp. Thông thường biến chứng này thường gặp ở những bệnh nhân mắc xơ gan cổ trướng. Phương pháp điều trị là sử dụng các biện pháp phục hồi gan và sử dụng phác đồ điều trị của bác sĩ.

4. Nhiễm trùng do vi khuẩn

Gan có vai trò quan trọng trong việc chống lại nhiễm trùng để bảo vệ cho cơ thể. Do đó việc bị nhiễm trùng cũng là biến chứng thường thấy ở người bệnh bị xơ gan.

Bệnh nhân mắc xơ gan cần phải đặc biệt chú ý khi xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau bụng, tăng bạch cầu hoặc nhiễm trùng máu.

5. Bệnh não gan

Khi mắc bệnh xơ gan, gan bị suy giảm chức năng. Bệnh não gan xuất hiện do các chất chuyển hóa qua gan tác động xấu đến não, trong đó Amoniac là chất độc hại nhất. Lượng Amoniac mà gan không chuyển hóa càng lớn thì bệnh não gan sẽ càng nghiêm trọng. 

Cách điều trị là giảm lượng Amoniac ứ đọng bên trong máu bằng các phương pháp hạn chế chất đạm.

6. Ung thư gan

Ung thư gan

Ung thư gan

Tỷ lệ mắc ung thư gan của những người bị mắc xơ gan là tương đối cao. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm có thể ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư, đồng thời sẽ kéo dài sự sống của người bệnh.

1. Phát hiện qua triệu chứng

Các triệu chứng hay gặp ở những bệnh nhân bị xơ gan từ giai đoạn 2 trở đi:

– Người mệt mỏi, choáng váng.

– Chán ăn, ăn không ngon miệng.

– Người bệnh dễ bị chảy máu hoặc bầm tím.

– Sưng phù ở bàn chân, mắt cá và cẳng chân.

– Sự thay đổi ở da như: vàng da, ngứa, sao mạch.

– Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có sự thay đổi về trí tuệ, gặp các vấn đề về trí nhớ và hay mất tập trung.

– Phụ nữ bị mắc xơ gan có thể sẽ không có kinh nguyệt. Trường hợp bệnh nhân là nam giới, sẽ mất khả năng về tình dục.

– Khám sức khỏe theo định kỳ là phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về gan.

2. Dựa vào nguyên nhân

Những người sẽ có tỷ lệ cao mắc phải bệnh lý xơ gan thường do các nguyên nhân chính sau:

– Người nghiện rượu hoặc sử dụng quá nhiều rượu bia.

– Người bị mắc các virus viêm gan B và C.

– Người béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ gan.

3. Dựa vào kết quả xét nghiệm

Việc định kỳ khám sức khỏe 6 tháng 1 lần và sàng lọc gan mật là phương pháp phát hiện sớm ra các bệnh lý về gan như các nghiệm về máu, siêu âm, chụp CT, chụp cộng hưởng từ hoặc sinh thiết gan.

1. Điều trị

Việc điều trị xơ gan sẽ dựa vào mức độ tổn thương của gan. Mục tiêu chính của quá trình điều trị là làm chậm quá trình xơ gan, làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa, hạn chế tối thiểu các biến chứng của xơ gan.

Điều trị xơ gan chủ yếu là điều trị nguyên nhân gây bệnh:

– Với xơ gan do rượu bia: dừng việc sử dụng rượu bia.

– Giảm cân, thực hiện các chế độ ăn, chế độ sinh hoạt hợp lý đối với những người bị béo phì.

Bên cạnh đó còn sử dụng thuốc dựa theo phác đồ điều trị của bác sĩ để ngăn ngừa quá trình tổn thương tế bào gan hoặc làm chậm quá trình diễn biến của xơ gan.

Đối với những bệnh nhân bị xơ gan ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4 thì ghép gan là một phương pháp điều trị đáng được lưu ý đến.

2. Phòng bệnh

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, một số biện pháp phòng bệnh được khuyến cáo như:

– Tiêm phòng vacxin đầy đủ.

– Hạn chế sử dụng rượu bia.

– Có chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ hợp lý.

– Tẩy sán lá gan.

– Chủ động đi khám sức khỏe tổng quan theo định kỳ.

– Có thế sử dụng các thuốc bổ gan, làm mát gan và thanh lọc cơ thể.

Trên đây là những thông tin cơ bản về xơ gan, các cách nhận biết và điều trị bệnh. Để được tư vấn rõ hơn về bệnh hãy liên hệ với số hotline của chúng tôi.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *