Bệnh phong là một căn bệnh truyền nhiễm, nếu khiing được chữa trị kịp thời, nguy cơ lây nhiễm là rất cao. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay các thông tin chi tiết về bệnh để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.
1. Bệnh phong là gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Bệnh phong là bệnh truyền nhiễm mạn tính, gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium leprae. Khi vi khuẩn này tấn công vào cơ thể, chúng gây tổn thương đến dây thần kinh ở các chi, đường hô hấp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh phong có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, gây biến dạng cơ thể và tàn tật vĩnh viễn.
Theo CDC – Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, bệnh phong xuất hiện khá phổ biến ở các nước nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.
Bệnh phong có nguy hiểm không?
2. Con đường lây nhiễm bệnh phong
Cho đến nay, cơ chế lây truyền của bệnh phong vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, dữ liệu từ các thống kê cho thấy, căn bệnh đáng sợ này có thể lây truyền thông qua các con đường sau:
– Vi khuẩn lây nhiễm từ người bệnh sang người lành qua hệ hô hấp khi bạn tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh.
– Sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh như bát đũa, cốc uống nước, khăn mặt, bàn chải,…
– Vi khuẩn Mycobacterium leprae thường xuyên được giải phóng ra ngoài qua dịch tiết từ mũi, họng. Vi khuẩn này có thể tồn tại tới 1 tuần khi ở ngoài môi trường, đặc biệt sinh sôi, phát triển mạnh mẽ ở điều kiện ẩm ướt. Nếu bạn vô tình tiếp xúc, có khả năng mắc bệnh rất cao.
Vi khuẩn gây bệnh phong
3. Triệu chứng và các biến chứng nguy hiểm của bệnh phong
3.1 Triệu chứng
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh phong rất rõ ràng và dễ quan sát. Người bệnh có thể xuất hiện một hoặc một số các dấu hiệu sau:
– Tổn thương ở da, cảm giác ở da giảm hoặc mất đi.
– Xuất hiện các vệt màu trên da.
– Yếu cơ, tê bì ở các chi.
Tổn thương da có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc nhiều theo từng cụm, điển hình là các đốm, vết mẩn đỏ hoặc nốt sần. Mất cảm giác trên da kèm theo yếu cơ là hệ lụy của sự tổn thương dây thần kinh.
Tổn thương da ở người bị bệnh phong
Khi xuất hiện các biểu hiện của bệnh, cần đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế để được chẩn đoán đúng bệnh, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời. Không tự ý chữa bệnh khi chưa có sự đồng ý của bác sỹ hoăc các chuyên gia da liễu khiến bệnh không cải thiện mà còn chuyển biến xấu hơn.
3.2 Các biến chứng nguy hiểm
Bệnh phong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề tới người bệnh như:
– Đa số người bệnh sẽ gặp phải tình trạng rụng lông, tóc, đồng thời bị yếu cơ và thường xuyên tê nhức.
– Nghiêm trọng hơn là các dây thần kinh tứ chi bị tổn thương nặng nề hoặc vĩnh viễn.
– Một vài biến chứng nguy hiểm khác mà bệnh nhân có thể gặp phải: cơ thể biến dạng, mắt và mũi bị ảnh hưởng. Hậu quả có thể dẫn đến người bệnh bị mù, tổn thương vách ngăn mũi,…
Biến chứng nguy hiểm của bệnh phong
4. Phân loại bệnh phong
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, có thể phân loại bệnh thành 5 mức độ.
– Mức độ 1: xuất hiện các đốm màu, cảm giác tê liệt nhẹ ở da.
– Mức độ 2: các tổn thương tương tự như mức độ 1 nhưng nặng hơn và vùng tổn thương lan rộng hơn.
– Mức độ 3: trên da xuất hiện các mảng đỏ, sưng hạch bạch huyết.
– Mức độ 4: nhiều tổn thương khác có thể kể đến như xuất hiện nhiều đốm màu, các nốt sần, nổi da gà,…cảm giác tê bì nặng hơn các mức độ trước.
– Mức độ 5: xảy ra tình trạng nhiễm trùng, rụng tóc, các tổn thương thần kinh ngày càng nghiêm trọng, tê yếu, thậm chí mất cảm giác ở tay và chân.
Ngoài ra, theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh phong được chia thành 2 loại chính:
– Loại ít vi khuẩn: kết quả xét nghiệm vi khuẩn âm tính và có tối đa 5 tổn thương trên da.
– Loại nhiều vi khuẩn: xét nghiệm vi khuẩn dương tính, có ít nhất 6 tổn thương trên da.
5. Phương pháp điều trị
Năm 1995, WHO đã đưa ra phác đồ đa trị liệu để chữa trị các loại bệnh phong. Kháng sinh trong phác đồ được dùng với mục đích tiêu diệt vi khuẩn.
– Thể ít vi khuẩn (PB):
+ Rifampicin 600mg: 1 lần/tháng có kiểm soát.
+ Dapson 100mg: Tự uống hàng ngày.
+ Tổng liều: Điều trị trong 6 tháng.
– Thể nhiều vi khuẩn (MB):
+ Rifampicin 600mg: 1 lần/tháng có kiểm soát.
+ Clofazimin 300mg: 1 lần/tháng có kiểm soát.
+ Clofazimin 50mg: Tự uống hàng ngày.
+ Dapson 50mg: Tự uống hàng ngày.
+ Tổng liều: Điều trị trong 1 năm..
Bên cạnh việc điều trị bằng kháng sinh, một số loại thuốc chống viêm khác cũng được dùng như aspirin, prednisone,…kéo dài trong 1 – 2 tháng tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm trong phác đồ điều trị bệnh phong
6. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả
Hiện nay, bệnh phong vẫn chưa có vacxin phòng bệnh. Tuy nhiên, để phòng tránh bệnh một cách hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau:
– Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, rửa tay thường xuyên.
– Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, vitamin C, kẽm,…nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
– Khi nhận thấy một trong các dấu hiệu kể trên, cần đi khám bác sĩ ngay lập tức để có các biện pháp xử lý kịp thời.
Nhờ sự phát triển của y học hiện đại mà ngày nay bệnh phong có thể điều trị dứt điểm theo nhiều phương pháp. Bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên, mỗi người cần nâng cao tinh thần phòng bệnh để tránh lây nhiễm trong cộng đồng, gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Chế độ ăn uống hợp lý bổ sung vitamin và khoáng chất giúp phòng bệnh hiệu quả
Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, bệnh phong không còn là căn bệnh nguy hiểm, mà có thể điều trị dứt điểm bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, mỗi cá nhân vẫn cần nâng cao tình thần phòng bệnh để tránh sự lây lan trong cộng đồng và gây ra các hậu quả đáng tiếc.