Nhóm máu AB
Bạn có phải là người mang nhóm máu AB, bạn có biết gì về nhóm máu của mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có những thông tin đầy đủ về nhóm máu này cũng như biết được về nguyên tắc truyền máu như thế nào.
I. Hệ thống nhóm máu ABO là gì?
Nhắc đến máu, người ta hẳn phải tưởng tượng ra chất lỏng sánh, nhớt, mang màu đỏ đặc trưng. Màu đỏ đó chính là màu của hồng cầu – thành phần quan trọng nhất trong máu bên cạnh bạch cầu và tiểu cầu. Và do đó, người ta dựa vào hồng cầu để phân loại ra hệ thống các nhóm máu khác nhau, gọi là hệ thống nhóm máu ABO. Đây là cách phân loại dựa vào sự tồn tại của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu. Dựa vào phản ứng miễn dịch kháng nguyên – kháng thể của hồng cầu và kháng thể trong huyết tương mà ta có thể nhận biết các nhóm máu.
1. Các kháng nguyên của nhóm máu
Trên bề mặt hồng cầu tồn tại hai loại kháng nguyên A và B. Dựa vào tổ hợp sự có mặt của các kháng nguyên này trên bề mặt hồng cầu để phân chia ABO thành 4 nhóm máu khác nhau như sau:
– Nhóm máu O: không có kháng nguyên A và kháng nguyên B.
– Nhóm máu A: chỉ có kháng nguyên A.
– Nhóm máu B: chỉ có kháng nguyên B.
– Nhóm máu AB: tồn tại đồng thời cả kháng nguyên A và kháng nguyên B.
Các kháng nguyên A và B được quyết định bởi hai gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể. Các gen này quyết định trực tiếp tới kiểu kháng nguyên. Có 3 loại kiểu gen là O, A và B, các gen này sẽ quyết định nhóm máu của cơ thể người. Nếu lấy tổ hợp của 2 trong 3 kiểu gen ta được 6 tổ hợp sắp xếp theo thứ tự là OO, OA, OB, AB, AA, BB.
Trong đó:
– Tổ hợp OA và AA quyết định nhóm máu A.
– Tổ hợp OB và BB quyết định nhóm máu B.
– Tổ hợp OO quyết định nhóm máu O.
– Tổ hợp AB quyết định nhóm máu A.
Kháng nguyên
2. Các kháng thể của nhóm máu
Kháng thể của hồng cầu tồn tại trong huyết tương theo quy luật: nếu tồn tại kháng thể trong huyết tương thì trên bề mặt hồng cầu không thể tồn tại kháng nguyên tương ứng. Áp dụng quy luật này ta được:
– Nhóm máu A chứa kháng nguyên A nên trong huyết tương không thể tồn tại kháng thể anti-A. Vì vậy trong huyết tương của người có nhóm máu A sẽ tồn tại kháng thể anti-B.
– Tương tự người có nhóm máu B trong huyết tương chứa kháng thể anti-A.
– Người có nhóm máu O trong huyết tương mang cả hai loại kháng thể anti-A và anti-B.
– Và cuối cùng, người mang nhóm máu AB trong huyết tương không tồn tại kháng thể nào.
Các kháng thể này được cơ thể sản xuất sau 2-8 tháng chào đời, đạt đỉnh ở 10 tuổi và giảm dần trong những năm còn lại. Các kháng thể có bản chất là các globulin miễn dịch IgG và IgM.
II. Bí ẩn về nhóm máu AB
1. Tại sao nhóm máu AB lại là nhóm máu hiếm?
Theo định luật di truyền, nhóm máu của mỗi người chúng ta được hình thành bằng cách nhận một trong 2 gen trong tổ hợp gen A, B, O của bố và mẹ.
Người có nhóm máu AB bắt buộc phải thừa hưởng đồng thời cả 2 gen A và B từ bố mẹ. Tuy nhiên dựa trên số lượng cơ bản của những người mang nhóm máu A và B trong quần thể dân số thì tỷ lệ xảy ra sự kết hợp để tạo ra nhóm máu AB là thấp nhất trong số các trường hợp. Đó chính là lý do giải thích cho câu hỏi vì sao tỷ lệ người có nhóm máu AB là ít nhất.
Để trực quan ta hãy thử làm một phép tính, giả sử tỉ lệ gen A, B, O là bằng nhau thì tỷ lệ nhóm máu O bằng nhóm máu AB và bằng 16,67% còn tỷ lệ nhóm máu A và nhóm máu B sẽ là 33,34%. Tuy nhiên trong quần thể dân số thì lượng người mang nhóm máu O luôn vượt trội so với các nhóm máu còn lại hay nói cách khác số lượng gen O trong quần thể là lớn nhất, do đó tỷ lệ nhóm máu AB luôn là nhỏ nhất đơn giản là vì tỷ lệ gặp nhau của gen A và B là nhỏ nhất.
Theo các nghiên cứu điều tra dân số thì tần suất của các nhóm máu ở người Việt Nam lần lượt như sau:
– Nhóm máu O: 42,1%.
– Nhóm máu A: 21,2%.
– Nhóm máu B: 30,1%.
– Nhóm máu AB: 6,6%.
Ngoài ra mỗi nhóm máu còn chia ra thành Rh+ và Rh- tạo nên 8 nhóm máu cơ bản. Theo một nghiên cứu của trường Y khoa Stanford (Mỹ) thì nhóm máu AB Rh dương tính chiếm 3,4% dân số và AB Rh âm tính chiếm 0,6% dân số toàn cầu. Có thể thấy được tỉ lệ người mang nhóm máu AB là thấp hơn hẳn so với các nhóm máu khác, đặc biệt là AB Rh-.
Nhóm máu AB Rh-
2. Quy tắc về nhận máu trong truyền máu
Các quy tắc được áp dụng trong đường truyền máu như sau:
– Ưu tiên đầu tiên là luôn truyền máu cùng nhóm. Trong trường hợp không có cùng nhóm máu với người nhận thì sẽ tiến hành truyền khác nhóm theo nguyện tắc:
+ Người mang nhóm máu A có thể nhận được máu của người mang nhóm máu A hoặc O.
+ Người mang nhóm máu B có thể nhận được máu của người mang nhóm máu B hoặc O.
+ Người mang nhóm máu O chỉ có thể nhận được máu của người mang nhóm máu O khác.
+ Trong khi đó, người mang nhóm máu AB có thể nhận được máu của bất kỳ loại nhóm máu nào kể trên.
Qua đó ta có thể thấy nếu gặp phải trường hợp cần máu để truyền (bị tai nạn mất máu, phẫu thuật,…) thì người mang nhóm máu AB sẽ luôn nhận được nguồn truyền có sẵn từ các nhóm máu khác. Tuy nhiên, người nhận phải là nhóm máu AB Rh+. Nếu người nhận mang nhóm máu AB Rh- thì chỉ được nhận máu của người cùng mang nhóm máu AB Rh- vì nếu truyền AB Rh+ thì sẽ có thấy gây tai biến nguy hiểm. Do đó những người mang nhóm máu AB Rh- cần tham gia các cộng đồng có cùng nhóm máu với mình để có thể nhờ sự giúp đỡ của họ trong các trường hợp không may cần truyền máu.
Khi hiểu đúng về quy tắc truyền máu sẽ đảm bảo an toàn và hạn chế, ngăn ngừa gây ra các tai biến nghiêm trọng trong truyền máu mà trầm trọng nhất có lẽ là tử vong.
Truyền máu
Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin cần thiết về nhóm máu AB, tại sao nó hiếm và sự kỳ diệu của nhóm máu này.