Nhiều nốt ruồi trên cơ thể, đặc biệt là trên da mặt sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến nhiều người cảm thấy ngại ngùng, mất tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt. Do đó, tẩy nốt ruồi là phương pháp được nhiều người tìm kiếm. Vậy tẩy nốt ruồi có để lại sẹo không, tẩy nốt ruồi bằng cách nào? Tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây để biết thêm chi tiết!
1. Nốt ruồi là gì?
Nốt ruồi là những chấm đen hoặc nâu trên da, được hình thành do sự phân bố không đồng đều các tế bào sắc tố da Melanocytes. Nốt ruồi có thể xuất hiện bất kỳ nơi nào trên da, khi có sự thay đổi màu sắc da thành nâu hoặc đen.
Một người trưởng thành có khoảng 10 – 40 nốt ruồi. Theo thời gian, một số nốt ruồi có thể thay đổi kích thước, lớn hơn, đổi màu sắc, cũng có thể biến mất dần theo thời gian hay có lông phát triển bên trong nốt ruồi.
Phần lớn nốt ruồi đều lành tính và không đổi theo thời gian. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của ung thư ác tính. Với những nốt ruồi có bề ngoài bất thường, xuất hiện sau tuổi 25 thì nguy cơ đó là nốt ruồi ác tính cao hơn.
Phần lớn nốt ruồi đều lành tính và không thay đổi theo thời gian
2. Có nên tẩy nốt ruồi trên mặt không
Các nốt ruồi trên da phần lớn là nốt ruồi lành tính, không gây hại. Tuy nhiên chúng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến nhiều người cảm thấy không tự tin. Ngoài ra, nốt ruồi to, gây kích ứng khi cọ xát với quần áo thì việc tẩy nốt ruồi cũng là lựa chọn của nhiều đối tượng.
Trước khi tẩy nốt ruồi, cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, tư vấn về các phương pháp tẩy nốt ruồi. Không nên tự ý tẩy nốt ruồi ở nhà do nhiều nguyên nhân như:
– Để lại sẹo khi không điều trị đúng cách.
– Chưa được kiểm tra nốt ruồi lành tính hay ác tính, nếu là nốt ruồi ác tính, khi tẩy nốt ruồi có thể kích thích tế bào ung thư phát triển, gây di căn nhanh chóng, gây hại cho sức khỏe.
– Các dung dịch tẩy nốt ruồi tự chế không rõ nguồn gốc dễ gây viêm nhiễm, mưng mủ da, không an toàn khi xóa.
Với những nốt ruồi ác tính, tẩy nốt ruồi là việc làm vô cùng nguy hiểm. Các bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá cụ thể tình trạng sức khỏe, mức độ tiến triển của bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Cần thăm khám bác sĩ trước khi tẩy nốt ruồi
3. Các phương pháp tẩy nốt ruồi
Cách tẩy nốt ruồi
Tẩy nốt ruồi là phương pháp loại bỏ nốt ruồi ra khỏi da, không để lại sẹo, an toàn, nhanh chóng. Hiện nay có nhiều kỹ thuật để tẩy nốt ruồi ở mọi vị trí trên cơ thể mà không gây đau:
– Đốt điện: Dòng điện phá hủy mô tế bào của nốt ruồi, nhưng cũng gây tổn thương vùng da ở xung quanh. Do đó, cân nhắc trước khi sử dụng phương pháp này.
– Dùng hóa chất chấm lên nốt ruồi: Áp dụng khi nốt ruồi lành tính, nhỏ và nông. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện nhưng dễ để lại sẹo lõm hoặc sẹo lồi do hóa chất ăn mòn, gây bỏng da.
– Tẩy nốt ruồi bằng tia Laser: Dưới tác động của tia Laser, nốt ruồi sẽ bị “bốc hơi”, các tế bào hắc sắc tố nằm sâu dưới da cũng bị tiêu diệt.
Tẩy nốt ruồi bằng laser là phương pháp được nhiều người lựa chọn
– Phương pháp tiểu phẫu:
+ Áp dụng khi nốt ruồi lớn, nổi gồ trên da, ăn sâu dưới da hoặc đậm màu. Những nốt ruồi này thường có nguy cơ là u ác tính, do đó, trước khi tiến hành phương pháp này, cần phải sinh thiết nốt ruồi để xét nghiệm xem nó có phải là u ác tính hay không.
+ Bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu ngay để tẩy nốt ruồi nếu lành tính, trường hợp là u ác tính, cần phải xem xét kỹ trước khi tẩy.
+ Khi thực hiện phương pháp này, cần gây tê xung quanh nốt ruồi, đồng thời dùng lưỡi dao cắt bỏ toàn bộ nốt ruồi. Có thể phải khâu lại, tùy thuộc vào độ sâu và kích thước của nốt ruồi.
Tẩy nốt ruồi tại nhà
Tẩy nốt ruồi có thể thực hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Những nốt ruồi nông, nhỏ có thể tự tẩy ở nhà mà không cần đến các cơ sở y tế. Tuy nhiên, những phương pháp tẩy nốt ruồi tại nhà chưa được kiểm chứng và có thể gây nguy hiểm cho người thực hiện.
Do đó, nếu như muốn tẩy nốt ruồi ở nhà, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn bất kỳ phương pháp nào. Có thể kể đến một số mẹo tẩy nốt ruồi tại nhà như:
– Dùng kéo hoặc lưỡi dao cạo sạch, vô khuẩn để tẩy nốt ruồi.
– Muối I-ốt: Giúp làm mờ sắc tố da, giảm nguy cơ nốt ruồi chuyển màu đậm hơn, lớn hơn.
– Dứa: Dứa có chứa enzyme Bromelain, tác dụng phá vỡ lớp sắc tố hình thành nốt ruồi. Chỉ cần cắt 1 lát dứa đắp lên nốt ruồi, sau 1 thời gian nốt ruồi sẽ mờ dần đi.
– Bôi tỏi hoặc tinh dầu tỏi vào nốt ruồi. Tinh dầu tỏi ở nồng độ cao có thể gây bỏng da nhẹ, do đó, bôi tinh dầu tỏi vào nốt ruồi sẽ giúp tiêu diệt các tế bào hắc tố ở sâu bên trong.
Có thể dùng tỏi tẩy nốt ruồi tại nhà
Ngoài ra, có thể sử dụng các nguyên liệu khác để tẩy nốt ruồi như nha đam, hành tây, dầu thầu dầu, vỏ chuối tây… hoặc tìm mua kem tẩy nốt ruồi tại các cửa hàng mỹ phẩm, dược phẩm uy tín, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ gây nguy hiểm cho người dùng.
4. Tẩy nốt ruồi có mọc lại không?
Nốt ruồi là sự phát triển tự nhiên, do các tế bào hắc tố phân bố không đồng đều trên da mà hình thành. Sau 25 tuổi, tỉ lệ nốt ruồi mọc thêm là ít nhưng không phải không có.
Để giảm nguy cơ mọc lại nốt ruồi, nên lưu ý một số vấn đề sau:
– Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ mọc lại nốt ruồi, vì vậy nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
– Thoa kem chống nắng mỗi ngày.
– Nên thường xuyên kiểm tra những nốt ruồi trên cơ thể, ít nhất là 1 tháng một lần để nếu có sự bất thường của những nốt ruồi, có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
5. Tẩy nốt ruồi bao lâu thì lành?
Tùy thuộc vào tình trạng nốt ruồi, phương pháp tẩy và biện pháp chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi mà thời gian lành vết thương ở mỗi người là khác nhau.
– Nốt ruồi nông, nhỏ, nhạt màu thường lành sau 3 – 7 ngày.
– Nốt mụn ruồi to, sậm màu cần thời gian lâu hơn, 7-10 ngày.
Ngoài ra, cũng phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, thời gian lành vết thương cũng có thể nhanh hơn hoặc lâu hơn.
Với những phương pháp hiện đại, tiên tiến như dùng Laser thì vết tẩy nốt ruồi cũng nhỏ hơn, thời gian lành nhanh hơn. Các phương pháp đốt điện, dùng hóa chất hay tiểu phẫu thì thời gian lành cũng chậm hơn.
6. Cần kiêng gì sau khi tẩy nốt ruồi?
Sau khi tẩy nốt ruồi, dùng bất kỳ phương pháp nào thì làn da cũng có sự tổn thương ít nhiều. Do đó, để không có sẹo lồi, sẹo lõm sau khi tẩy, cần chú ý một số vấn đề sau đây:
– Cần sử dụng kem, thuốc sát khuẩn ngoài da để ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, phòng viêm nhiễm và giúp vết thương nhanh lành.
– Dùng các loại kem dưỡng có chứa các vitamin như C, E để bổ sung các dưỡng chất cho da, tăng cường tái tạo và phục hồi làn da từ sâu bên trong.
– Khi mới tẩy nốt ruồi, vùng da xung quanh nó rất nhạy cảm. Tránh đụng nước sau khi tẩy nốt ruồi khoảng 3 ngày để hạn chế các tổn thương. Có thể dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để lau mặt, không nên dùng sữa rửa mặt tròn thời gian này.
Không rửa mặt bằng sữa rửa mặt ngay khi mới tẩy nốt ruồi
– Uống nhiều nước: Giúp cung cấp đủ ẩm cho da, phòng ngừa khô da.
– Tay mang nhiều vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy được. Không dùng tay gãi, sờ, chà xát lên vết thương để tránh viêm nhiễm, khiến vết thương chậm lành.
Ăn gì sau khi tẩy nốt ruồi?
Sau khi tẩy nốt ruồi, nên bổ sung chế độ ăn khoa học, hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng để bảo vệ làn da:
– Các thực phẩm giàu vitamin A: Bí đỏ, cà rốt, ớt chuông, rau xanh… tăng cường sức đề kháng, chống viêm nhiễm, làm mờ sẹo, trẻ hóa da.
– Rau củ, trái cây giàu vitamin C: Cam, quýt, dâu tây, kiwi… Chống oxy hóa, hạn chế tình trạng tăng sắc tố da, ngăn ngừa nốt ruồi mọc lại trên da, làm lành nhanh các tổn thương trên da.
– Thực phẩm giàu vitamin E: Rau cải, bơ, hạt dẻ… Có công dụng giảm khô sạm, giúp da mịn màng, tăng cường tái tạo và phục hồi các tế bào biểu bì da, ngừa sẹo hiệu quả.
Các loại thực phẩm cần tránh sau khi tẩy nốt ruồi
Để nốt ruồi biến mất mà không để lại bất kỳ dấu vết nào, nên tránh xa các loại thực phẩm sau đây:
– Rau muống: Đây là loại rau được liệt vào danh sách cấm không nên ăn sau khi tẩy nốt ruồi. Rau muống có khả năng kích thích tăng sinh tế bào mạnh mẽ, gây ra sẹo lồi không mong muốn, làm mất thẩm mỹ. Do đó, nếu muốn đẹp thì phải kiêng tuyệt đối loại rau này.
– Thịt bò: Đối với những người thường xuyên vận động với lượng lớn, thịt bò là nguồn dinh dưỡng không thể bỏ qua. Tuy nhiên, do có chứa nhiều Protein, việc tiêu thụ thịt bò nhiều sẽ khiến cho các tế bào tăng sinh quá mức, kết quả là hình thành sẹo lồi. Vùng da xung quanh nốt ruồi đã được tẩy cũng có màu sẫm hơn.
Rau muống, thịt bò là một trong những loại thực phẩm cần kiêng sau khi tẩy nốt ruồi
– Trứng: Trứng là thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe, tuy nhiên, trứng sẽ khiến cho vùng da xung quanh không đều màu, thậm chí tạo ra những vết loang lổ màu trắng, như bị lang ben. Kiêng trứng cho đến khi vết thương đã lành hẳn.
– Đồ nếp: Cũng nằm trong danh sách các thực phẩm không nên ăn sau khi tẩy nốt ruồi. Đồ nếp có tính nóng, làm tăng nguy cơ mưng mủ, viêm nhiễm, khiến vết thương chậm lành hơn, thậm chí là để lại sẹo nếu không giữ gìn cẩn thận.
– Thịt gà: Chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể, tuy nhiên, thịt gà có thể gây viêm, ngứa ngáy khó chịu ở vùng da bị tổn thương, khiến bạn muốn gãi. Điều này dễ làm da bị sẹo, dẫn đến mất thẩm mỹ. Vậy nên, để không có sẹo, hãy kiêng thịt gà nhé!
– Hải sản: Các loại thực phẩm có tính “tanh” cũng không nên sử dụng trong thời gian mới tẩy mụn ruồi do nó có thể khiến cho vùng da bị tổn thương có nguy cơ bị kích ứng, ngứa, gây viêm.
Tẩy nốt ruồi là một giải pháp làm đẹp đơn giản, không gây nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, nếu bạn có nhu cầu tẩy nốt ruồi, cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để mang lại hiệu quả cao nhất.