Nước rửa tay khô diệt khuẩn có tốt thật không?
Nước rửa tay khô diệt khuẩn khá tiện lợi, đặc biệt là thời điểm dịch bệnh. Nhưng liệu nó có thực sự tốt như bạn nghĩ. Có khẳ năng phòng ngừa nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay không? Đọc bài viết sau để hiểu đúng về trả lời câu hỏi Liệu nước rửa tay khô diệt khuẩn có tốt hay không?
1. Nước rửa tay khô diệt khuẩn là gì? Thành phần
Thành phần nước rửa tay khô diệt khuẩn?
Nước rửa tay khô là sản phẩm vệ sinh, làm sạch tay mà không cần dùng đến nước. Có thể sử dụng ở bất cứ nơi đâu nên rất tiện lợi, do đó được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, virus corona có nhiều biến chủng nguy hiểm.
Thành phần của nước rửa tay khô kháng khuẩn gồm:
– Ethanol – cồn: Có tác dụng sát trùng đồng thời giúp làm khô nhanh.
– Nước tinh khiết: Dung môi.
– Chất dưỡng ẩm có tác dụng dưỡng da giúp tay đỡ bị khô ráp do tác dụng của cồn. Chất dưỡng ẩm thường dùng là glycerin hoặc vitamin E…
– Benzalkonium Chloride: Sát khuẩn bề mặt.
– Chất tạo mùi thơm: Hương liệu hoặc tinh dầu tạo mùi thơm
Đây là một số thành phần cơ bản của một dung dịch nước rửa tay khô. Nhà sản xuất có thể thêm vào một số thành phần khác như: nano bạc, NaCl,…
Với thành phần chỉ đơn giản như vậy, không biết công dụng của nó như thế nào?
2. Công dụng của nước rửa tay khô diệt khuẩn
Nước rửa tay khô có tác dụng làm sạch tay, rửa tay nhanh mà không cần dùng nước. Các thành phần chứa trong đó có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Một số loại nước rửa tay khô y tế được dùng sát khuẩn trong bệnh viện. Do dung môi là cồn và nước, không chứa xà phòng hay chất tẩy rửa nên nước rửa tay khô phù hợp cho rửa tay không có dầu mỡ.
Tuy nhiên, để nước rửa tay khô diệt khuẩn tốt, cần đảm bảo yêu cầu về thành phần hoạt chất và nồng độ của các chất tiêu diệt vi khuẩn có trong đó. Hơn nữa, khi dùng, cần lấy đủ lượng dung dịch để thoa hết cả bàn tay, đảm bảo tiếp xúc tất cả vi khuẩn trong thời gian đủ lâu để phát huy công dụng loại bỏ chúng. Trên bàn tay, vi khuẩn không chỉ ở ngay trên bề mặt mà còn ở có thể ẩn dưới rất nhiều lớp đất hay lớp hữu cơ nên nước rửa tay khô khó mà làm sạch toàn bộ tay được.
Còn đối với xà phòng rửa tay, cơ chế có khác gì với nước rửa tay khô hay không? Nước rửa tay khô có thể thay thế được xà phòng không? Phần sau đây sẽ giải đáp thắc mắc này.
3. Nước rửa tay khô có thay thế được rửa tay bằng xà phòng không?
Nước rửa tay khô diệt khuẩn có thay thế được xà phòng
Trước hết, nên nói về cơ chế làm sạch của xà phòng. Thành phần chính của xà phòng là muối Natri hoặc Kali của các acid béo. Ngoài ra còn có các chất phụ gia khác như: chất tạo mùi hương, chất làm mềm da tay,…
Muối kim loại của acid béo có 2 đầu trong đó có 1 đầu ưa nước và 1 đầu kị nước. Khi gặp chất bẩn dầu mỡ hoặc chất bẩn hữu cơ thì đều rửa sạch được. Sau đó, rửa tay dưới vòi nước sẽ giúp rửa trôi các vi khuẩn có trên bề mặt tay. Nhờ cơ chế làm sạch này mà các vi khuẩn được rửa sạch đến khoảng 60%. Khi rửa tay dưới vòi nước tăng cao hiệu quả làm sạch. Đó chính là nhược điểm mà nước rửa tay khô gặp phải.
Chưa có bằng chứng hay nghiên cứu nào chỉ ra nước rửa tay khô hiệu quả và an toàn hơn xà phòng. Khuyến cáo nên dùng xà phòng rửa tay hằng ngày vệ sinh, phòng các bệnh như: cúm, giun, lao,…Trường hợp không tiện để dùng xà phòng, có thể dùng nước rửa tay khô tạm thời. Nước rửa tay khô tạm thời không có hiệu quả bằng xà phòng và không thay thế được xà phòng. Vậy nên dùng nước rửa tay khô trong trường hợp nào và có lưu ý gì, theo dõi phần tiếp theo để dùng nước rửa tay khô đúng cách.
4. Những lưu ý khi dùng nước rửa tay khô
Như đã phân tích ở trên, nước rửa tay khô không thay thế được xà phòng. Về tính an toàn của nước rửa tay khô cũng đang được cân nhắc. Vì thế, cần lưu ý khi dùng nước rửa tay khô.
4.1 Các trường hợp có thể dùng nước rửa tay khô
– Sau khi đi ra ngoài về, chạm vào các đồ vật công cộng hay tiền polyme.
– Sau khi đi tàu xe.
– Trước hoặc sau khi ăn mà tay không dính dầu mỡ.
– Sau khi tới bệnh viện.
– Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc các bệnh có thể lây nhiễm.
Một số loại nước rửa tay khô có thêm các thành phần như nano bạc, tinh dầu bạc hà,… Những loại nước rửa tay khô này còn có tác dụng giảm đỏ, giảm ngứa, sát trùng vết thương khi bị côn trùng cắn.
Các trường hợp dùng nước rửa tay khô chủ yếu là tay không dính đất cát, dầu mỡ và không thể rửa tay bằng xà phòng tại thời điểm đó. Nước rửa tay khô chỉ là biện pháp tạm thời thay thế cho xà phòng, không nên lạm dụng và sử dụng quá nhiều.
Lưu ý khi dùng nước rửa tay khô diệt khuẩn
4.2 Một số lưu ý khi sử dụng nước rửa tay khô
– Mặc dù có tác dụng sát khuẩn nhanh nhờ cồn nhưng chỉ có tác dụng trên một số loại virus, vi khuẩn như virus cảm lạnh, viêm họng,… không có tác dụng trên các norovirus.
– Nếu lạm dụng nhiều sẽ gây mất đi lớp bảo vệ bên ngoài của da tay, giảm khả năng tự bảo vệ dẫn đến hay mắc các bệnh ngoài da.
– Nước rửa tay khô thường có mùi hương dễ chịu nên cần để xa trẻ em, nếu nuốt phải hoặc dính vào mắt miệng sẽ rất nguy hiểm. Nếu không may dính vào mắt, phải rửa ngay bằng nước sạch. Nếu vô tình nuốt phải, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.
– Khi dùng có thể gây dị ứng, kích ứng với những trường hợp da nhạy cảm. Nếu có hiện tượng kích ứng nên ngưng sử dụng.
– Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nước rửa tay khô, có những loại nhái, giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Vì vậy, nên chọn loại có nguồn gốc xuất xứ và thành phần rõ ràng.
Nước rửa tay khô diệt khuẩn có tính tiện lợi cao, nhưng chỉ nên dùng như một biện pháp thay thế tạm thời khi không có xà phòng rửa tay. Không lạm dụng và sử dụng đúng cách để có hiệu quả tốt.