Đau đầu là cảm giác ai cũng từng mắc phải
Đau đầu là cảm giác ai cũng từng trải qua. Nguyên nhân do nhiều yếu tố gây nên như thay đổi thời tiết đột ngột, công việc căng thẳng hoặc sốt kèm đau đầu. Có nhiều dạng biểu hiện của cơn đau: đau âm ỉ, đau dữ dội, đau nửa đầu, đau đỉnh đầu,… Đau đầu ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc, tạo cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Vậy để cải thiện chất lượng cuộc sống, cần biết cách giảm những cơn đau đầu nhanh, an toàn và hiệu quả.
1. Nguyên nhân gây đau đầu
Theo một nghiên cứu về số người bị đau đầu hằng ngày cho kết quả: có tới 50% dân số thế giới mắc hiện tượng này. Đau đầu do nhiều nguyên nhân như:
– Mệt mỏi, căng thẳng, rối loạn cảm xúc.
– Thời tiết thay đổi đột ngột, gây tăng áp lực lên bộ não, dẫn đến đau đầu.
– Bệnh lý thông thường: sốt kèm đau đầu, chóng mặt, thiếu máu lên não.
– Bệnh lý nghiêm trọng: chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, viêm xương sọ, nhiễm khuẩn cấp, …
– Lạm dụng thuốc giảm đau, dẫn đến nhờn thuốc khiến bệnh càng nặng thêm.
Đau đầu đã trở thành bệnh mạn tính đối với nhiều người, đặc biệt là người già, người làm việc nhiều, chịu áp lực công việc cao. Những cơn đau đầu kéo dài cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, các biện giáp làm giảm đau đầu nhanh sẽ giúp cải thiện cuộc sống của người bệnh hiệu quả.
2. Các dạng đau đầu phổ biến
Để tìm ra giải pháp giúp giảm đau đầu nhanh, đầu tiên bạn phải xác định được dạng đau đầu, nguyên nhân do đâu, biểu hiện như thế nào. Đây là cơ sở cần thiết để nhanh chóng tìm ra cách làm dịu cơn đau hiệu quả. Có nhiều kiểu đau đầu, được phân loại như sau:
2.1 Đau nửa đầu
Đây là một dạng đau đầu do mạch máu gây đau rất dữ dội và thường xảy ra một bên đầu. Tình trạng này thường bắt đầu ở tuổi dậy thì, có tính di truyền. Nguyên nhân gây đau nửa đầu chưa được xác định cụ thể. Các chuyên gia cho rằng tình trạng này có thể do sự giãn mạch máu, gây kích thích đầu tận cùng của dây thần kinh. Đau nửa đầu được xem là mãn tính, chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn, không gây đe dọa đến tính mạng.
Các biểu hiện kèm đau nửa đầu:
– Rối loạn thị giác (nhìn mờ, nhìn thấy đốm hoặc đường sọc, cảm giác sợ ánh sáng).
– Triệu chứng về cảm giác (ngứa ran, châm chích, tê cóng).
– Rối loạn phát âm.
Đau nửa đầu do mạch máu gây đau
Một số lời khuyên cho bệnh nhân đau nửa đầu:
– Ngủ đủ giấc, ngủ đúng cách là phương thuốc tốt nhất.
– Tập thở sâu và đều, sao cho bụng và ngực căng khí khi hít vào và xẹp lại khi thở ra.
– Tránh dùng một số thực phẩm nhiều Tyramine (phô mai), Sulfite (rượu vang), Nitrate (quả hạch, thịt hộp).
– Thuốc giảm đau loại không kê đơn có tác dụng chậm. Nếu cần thiết có thể dùng khi bắt đầu bị đau.
– Phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai thì nên ngừng thuốc nếu cơn đau nửa đầu gia tăng.
– Có thể áp dụng các phương pháp châm cứu.
2.2 Đau đầu do căng thẳng
Đây là chứng đau đầu phổ biến nhất hiện nay, tập trung chủ yếu ở độ tuổi trẻ đến trung niên. Nguyên nhân do stress, áp lực công việc, gia đình, xã hội hoặc do những phiền muộn, lo âu không giải tỏa được dẫn đến đau đầu liên tục và kéo dài.
Các biểu hiện đặc trưng của dạng đau đầu do căng thẳng:
– Đau âm ỉ, cả 2 bên đầu.
– Đau từng cơn, tần suất xuất hiện tăng dần.
– Cảm giác đau đè ép, siết chặt.
– Vị trí đau: vùng trán, thái dương, đỉnh và chẩm.
Đau đầu do căng thẳng là dạng phổ biến nhất
Một số lời khuyên cho bệnh nhân đau đầu do căng thẳng:
– Tránh các tác nhân khởi phát đau như căng thẳng, trầm cảm, lo lắng, thiếu ngủ, bỏ bữa ăn, lười vận động, tư thế không đúng.
– Tránh lạm dụng thuốc giảm đau đầu.
– Tránh ngủ quá nhiều.
– Thư giãn toàn thân, vào phòng tối và nằm xuống nghỉ ngơi.
– Chườm khăn mát và ướt lên trán.
2.3 Đau đầu từng chùm
Đây là loại đau đầu có căn nguyên cũng từ thần kinh mạch máu. Đối tượng hay mắc phải là đàn ông tuổi trung niên có hút thuốc lá. Mặc dù vậy, nữ giới cũng đang có dấu hiệu gia tăng mắc chứng bệnh này.
Đặc điểm cùng cơn đau đầu từng chùm:
– Đau vào một giờ cố định.
– Khởi phát cơn đau sau khi ngủ 1 – 3 tiếng. Sau khi thức dậy cảm giác đầu nặng và đau.
– Cơn đau khu trú ở nửa đầu thành từng chùm, đau nhiều nhất là sau mắt sau đó lan sang trán và thái dương.
– Biểu hiện kèm theo gồm nghẹt mũi, nước mắt chảy nhiều, ù tai, buồn nôn, mệt mỏi.
Đau đầu từng chùm có dấu hiệu gia tăng ở phụ nữ
Một số lời khuyên cho bệnh nhân đau đầu từng chùm:
– Xoa bóp cơ cổ.
– Tắm nước ấm.
– Luyện tập các phương pháp thư giãn như thiền, nghe nhạc, thôi miên,…
– Ngừng hút thuốc lá và hạn chế rượu bia.
– Nằm nghỉ ngơi trong phòng tối.
– Có thể dùng thuốc giảm đau (Paracetamol), nhưng tránh dùng thường xuyên.
3. Phải làm gì để giảm đau đầu nhanh, hiệu quả?
3.1 Nghỉ ngơi
Dù là đau đầu do căng thẳng, đau đầu từng chùm hay đau nửa đầu thì biện pháp hữu ích nhất ngay tại thời điểm cơn đau khởi phát, đó là nghỉ ngơi, thư giãn. Đừng cố ép cơ thể hoạt động khi bộ não đã mỏi mệt. Nếu chịu đựng và tiếp tục làm việc thì không đem lại hiệu quả như mong muốn, mà bệnh càng nặng hơn.
Nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách ngủ nhanh 15 – 30 phút trong phòng tối, yên tĩnh. Hoặc có thể tìm đến một không gian thư thái như quán cà phê, nghe một bài nhạc nhẹ sẽ giúp tinh thần của bạn bớt căng thẳng hơn, sau đó tiếp tục công việc.
Nghỉ ngơi để giảm đau đầu
3.2 Ngâm chân nước nóng
Đây là phương pháp cổ truyền được áp dụng phổ biến. Tác dụng của việc ngâm chân nước nóng giúp thư giãn sâu, giảm căng thẳng. Thời gian thư giãn này sẽ giúp bạn cân bằng lại cuộc sống, sắp xếp những suy nghĩ, cảm xúc bộn bề của một ngày làm việc. Đồng thời, phương pháp này còn giúp trị một số bệnh lý như hôi chân, mất ngủ, giảm đau xương khớp … Kết hợp ngâm chân với các loại dược liệu như ngải cứu, lá lốt, gừng, sả, … thì càng làm tăng hiệu quả điều trị bệnh.
3.3 Bấm huyệt, châm cứu, Massage
Massage vùng trán, cổ, thái dương, gáy là cách giúp giảm đau đầu nhanh chóng. Khi kết hợp Massage và bấm huyệt, sẽ làm giảm các cơn đau về lâu dài. Bấm huyệt là phương pháp y học cổ truyền, giúp giải tỏa khó chịu, căng thẳng, cải thiện sức khỏe. Đây là một liệu pháp hiệu quả, nhằm thay thế việc sử dụng thuốc, giảm được những tác dụng không mong muốn của thuốc.
Massage, bấm huyệt để giảm đau đầu hiệu quả
Trong y học cổ truyền còn sử dụng phương pháp châm cứu để chữa các chứng bệnh đau đầu mãn tính. Châm cứu giúp lưu thông khí huyết, tăng cường máu lên não. Ngoài ra, các bài tập Yoga, ngồi thiền hoặc các hoạt động thể chất,… đều có tác dụng giảm sự nghiêm trọng của các cơn đau đầu.
3.4 Ngủ đủ giấc và ngủ đúng cách
Thiếu ngủ là yếu tố gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Khi thiếu ngủ sẽ khiến não bộ không đủ thời gian để nghỉ ngơi, xuất hiện biểu hiện đau đầu. Theo nghiên cứu, những người ngủ không đủ 6 tiếng trở lên mỗi đêm thì tần suất và mức độ các cơn đau đầu cao hơn.
Tuy nhiên, ngủ quá nhiều cũng không tốt. Nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm và luyện tập để có một giấc ngủ sâu. Không nên dùng các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop nhiều trước khi ngủ.
Cần sắp xếp thời gian khoa học để làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Đây là cách phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau một cách đơn giản mà hiệu quả.
3.5 Tránh những mùi hương khó chịu
Nhiều người mẫn cảm với các loại mùi mạnh, nồng nặc của nước tẩy rửa Javen, nước hoa, hóa chất,… Ngửi nhiều những mùi này dẫn đến đau đầu. Vì thể, hãy tránh xa các chất có mùi nặng để giảm đau đầu.
3.6 Chườm nóng hoặc lạnh
Chườm lạnh để làm tê liệt các cơn đau. Chườm nóng để giãn cơ cổ, cơ vai gáy,… làm giảm các biến chứng kèm theo đau đầu như căng cứng cơ cổ, đau vai gáy. Cần kết hợp cả chườm nóng và chườm lạnh để tăng hiệu quả trị đau đầu.
3.7 Dùng thuốc giảm đau
Khi không thể dùng các loại thảo dược dân gian, các bài thuốc đông y để giảm đau thì biện pháp cuối cùng là sử dụng các loại thuốc tây y. Loại hay dùng nhất là nhóm thuốc giảm đau không Steroid (NSAIDs) với hoạt chất phổ biến như Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen, … Sử dụng thuốc là phương pháp giúp giảm đau đầu nhanh, hiệu quả.
Tuy nhiên, chỉ dùng thuốc nếu thực sự cần thiết bởi gây ra một số tác dụng phụ. Paracetamol dùng quá liều gây ngộ độc gan, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp. Hay Aspirin làm tăng nguy cơ đông máu, hình thành huyết khối gây tắc mạch.
Ngoài ra, trước khi sử dụng các loại thuốc tây, cần tìm hiểu kỹ lưỡng và có sự tư vấn của bác sĩ
Sử dụng thuốc giảm đau đầu
Người có những cơn đau đầu kéo dài cần nhanh chóng “giải quyết” chúng để tránh ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống. Thêm vào đó, cần bổ sung chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tích cực tập luyện thể dục thể thao để tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.
Như vậy, bài viết trên đây là một số bí quyết nhỏ giúp bạn “xử lý” những cơn đau đầu. Cần áp dụng linh hoạt các biện pháp trên để đạt hiệu quả tốt nhất và cải thiện chất lượng cuộc sống.