Nấm móng là tình trạng nhiễm nấm ở móng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều trị nấm nóng thường mất nhiều thời gian. Vậy, các thuốc trị nấm móng chân, móng tay hiệu quả nhất hiện nay là gì? Bài viết dưới đây, Dược Điển Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết
Nấm móng là gì?
Nấm móng là một bệnh nhiễm trùng ở móng tay hoặc móng chân do nấm gây ra, biểu hiện bằng sự đổi màu của móng và dày móng. Nấm móng là bệnh rối loạn phổ biến nhất ảnh hưởng đến các bộ phận móng và chiếm ít nhất 50% trong số tất cả các bệnh về móng.
Dưới đây là hình ảnh nấm móng tay, móng chân:
Biểu hiện nấm móng tay, móng chân
Nấm móng tay, móng chân thường tiến triển âm thầm, ảnh hưởng đến khả năng lao động, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số biểu hiện của nấm móng tay, móng chân mà bạn đọc có thể lưu ý bao gồm:
- Móng có màu đục, trắng, phần móng bị tổn thương thường bị mủn.
- Móng bị sừng hóa, dày hơn bình thường.
- Đối với trường hợp nấm ở bề mặt, thì thường xuất hiện đốm hoặc những khía có màu trắng.
- Vùng da xung quanh những móng bị tổn thương có xu hướng bong tróc, sưng đỏ.
Móng dễ bị gãy.
Thuốc trị nấm móng tại chỗ
Các thuốc điều trị nấm móng tại chỗ thường cần thời gian sử dụng kéo dài, có độ hiệu quả thường kém hơn so với biện pháp điều trị bằng đường uống do khả năng thấm qua da kém. Do đó, đơn trị liệu tại chỗ có thể được xem xét đối với bệnh nấm móng nhẹ đến trung bình, trong đó chỉ ít hơn 50% móng bị ảnh hưởng.
Liệu pháp chống nấm tại chỗ thường được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân không thể sử dụng thuốc chống nấm đường uống hoặc được chỉ định sử dụng kết hợp với các thuốc chống nấm đường uống như một liệu pháp bổ sung nhằm tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
Ở trẻ em, tốc độ móng mọc nhanh hơn đồng thời móng cũng mỏng hơn nên các biện pháp điều trị nấm móng tại chỗ cho đáp ứng tốt hơn so với người lớn.
Đối với trường hợp nấm móng chân, nếu chỉ xuất hiện thương tổn ở bờ ngoài hoặc 1-2 móng bị viêm thì có thể đơn trị liệu bằng kem bôi chống nấm kết hợp thuốc sát khuẩn.
Trong trường hợp viêm từ 3 móng trở lên thì cần kết hợp uống và bôi thuốc chống nấm.
Ciclopiroxolamin (Ciclopirox) dạng dung dịch 8%
Cơ chế tác dụng: Ciclopirox được chỉ định trong các trường hợp nấm bẹn, nấm kẽ ngón chân, nấm móng chân, nấm móng tay ở mức độ nhẹ đến vừa. Ciclopirox vừa có tác dụng kháng nấm vừa có tác dụng diệt khuẩn thông qua ức chế sự vận chuyển các yếu tố cần thiết qua màng tế bào từ đó làm chết các tế bào vi khuẩn và nấm.
Liều dùng – Cách dùng đối với dạng dung dịch 8%: Bệnh nhân cần cắt sạch móng, đối với những bệnh nhân sơn móng thì cần phải loại bỏ hết lớp sơn trước khi bôi, sau khi bôi thuốc, cần chờ ít nhất 8 giờ mới được tắm rửa. Tại các vùng bôi thuốc, móng cần được vệ sinh bằng cồn và cắt sạch sau mỗi 7 ngày.
Một số tác dụng không mong muốn người bệnh có thể gặp phải trong quá trình điều trị bao gồm: Ban đỏ, viêm da, khô da, phát ban,…
Một số sản phẩm trên thị trường hiện nay có chứa Ciclopiroxolamin: Mycoster 8%, Ciclopirox 8% VCP 10ml,…
Amorolfine 5% – Thuốc trị hư móng chân
Cơ chế tác dụng: Amorolfine là một chất chống nấm có hoạt tính tại chỗ, có cấu trúc độc đáo, có cả hoạt tính kìm nấm và diệt nấm trong ống nghiệm. Trong các thử nghiệm lâm sàng, việc điều trị bằng amorolfine 5% một hoặc hai lần mỗi tuần trong tối đa 6 tháng đã giúp chữa khỏi bệnh nấm và lâm sàng ở khoảng 40 đến 55% bệnh nhân mắc bệnh nấm móng nhẹ 3 tháng sau khi ngừng điều trị.
Liều dùng – Cách dùng: Thời gian điều trị đối với nấm móng tay là 6 tháng và 9-12 tháng đối với nấm móng chân.
Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải trong quá trình điều trị bao gồm: Kích ứng, quá mẫn, ngứa, ban đỏ,….
Hiện nay, các chế phẩm trên thị trường chứa Amorolfine 5% tại Việt Nam có rất ít.
Cách sử dụng thuốc bôi trị nấm móng
Thuốc bôi trị nấm móng có ưu điểm là dễ sử dụng, hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn khi sử dụng theo đường uống. Cách sử dụng thuốc bôi trị nấm móng để đảm bảo hiệu quả và an toàn:
- Vệ sinh và cắt sạch phần móng chân, móng tay bị hỏng, sau đó sử dụng một lượng thuốc thích hợp bôi lên vùng móng bị nhiễm nấm và vùng da quanh móng.
- Liều lượng thuốc bôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Sau khi bôi thuốc cần hạn chế tiếp xúc với nước để tránh tình trạng thuốc bị rửa trôi.
- Vệ sinh định kỳ móng chân, móng tay trong suốt quá trình điều trị.
Thuốc trị nấm móng tay, móng chân đường uống
Liệu pháp kháng nấm đường uống được coi là tiêu chuẩn vàng cho bệnh nấm móng ở cả trẻ em và người lớn vì thời gian điều trị ngắn hơn và tỷ lệ chữa khỏi cao hơn khi sử dụng liệu pháp kháng nấm tại chỗ.
Thuốc kháng nấm đường uống được khuyên dùng cho tất cả các loại bệnh nấm móng, đặc biệt khi ≥ 50% móng bị ảnh hưởng, nhiều móng xuất hiện tình trạng nhiễm trùng.
Thuốc chống nấm đường uống, khi sử dụng kết hợp với thuốc chống nấm tại chỗ sẽ làm tăng tỷ lệ khỏi bệnh.
Liệu pháp phối hợp có thể được sử dụng tuần tự hoặc song song. Phác đồ điều trị nên được điều chỉnh cho phù hợp với từng bệnh nhân. Có thể cần phải điều trị lặp đi lặp lại, đặc biệt đối với bệnh nấm móng mãn tính.
Fluconazol
Cơ chế tác dụng
Fluconazole là thuốc chống nấm thuộc nhóm triazole. Cơ chế tác dụng của thuốc là làm biến đổi màng tế bào từ đó làm thoát các yếu tố cần thiết của tế bào nấm.
Liều dùng – Cách dùng:
Người lớn: 150-200mg mỗi tuần, sử dụng trong 9 tháng.
Trẻ em: 6mg/kg/tuần trong 12 đến 16 tuần đối với nấm móng tay và 18-26 tuần đối với nấm móng chân.
Tác dụng phụ:
- Đau đầu.
- Tiêu chảy.
- Buồn nôn.
- Đau bụng.
- Da ban đỏ.
- Ngủ gà.
- Chán ăn.
- Khô miệng.
Một số sản phẩm trên thị trường hiện nay có chứa Fluconazole: Diflucan, Fluconazole STELLA 150mg, Diflazon 150mg,…
Griseofulvin
Cơ chế tác dụng:
Griseofulvin là một loại thuốc chống nấm được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng như nấm ngoài da , nấm bàn chân , ngứa vùng bẹn và nhiễm nấm da đầu, móng tay hoặc móng chân.
Griseofulvin không đáp ứng khi sử dụng tại chỗ hoặc các trường hợp nhiễm nấm ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và trường hợp nhiễm nấm đáp ứng chậm.
Liều dùng – Cách dùng:
Người lớn: 1-2g/ngày, thời gian điều trị kéo dài cho đến khi móng trở về bình thường.
Trẻ em: 20mg/kg/ngày, thời gian điều trị kéo dài cho đến khi móng trở về bình thường.
Một số tác dụng không mong muốn người bệnh có thể gặp phải trong quá trình điều trị bao gồm: Rối loạn tiêu hóa, phát ban, ngứa khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đau đầu,…
Một số sản phẩm trên thị trường hiện nay có chứa Griseofulvin: Grifulvin V, Griseofulvin 500mg Vidipha, Griseofulvin 500mg Mekophar,…
Itraconazole
Cơ chế tác dụng: Itraconazole là thuốc chống nấm phổ rộng, cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế tổng hợp ergosterol từ đó làm tăng tính thấm ở màng tế bào, làm thay đổi hoạt động của enzym gắn màng tế bào nấm.
Liều dùng – Cách dùng:
- Người lớn: 200mg/ngày, trong 12 tuần hoặc 200mg/lần x 2 lần/ngày trong 1 tuần/tháng, điều trị trong vòng 23 tháng.
- Trẻ em dưới 20kg: 5mg/kg cân nặng/ngày.
- Trẻ từ 20-40kg: 100mg/ngày.
- Trẻ từ 40-50kg: 200mg/ngày.
- Trẻ trên 50kg: 200mg/lần x 2 lần/ngày, chỉ uống 1 tuần trong tháng, sử dụng liên tục trong 2 tháng đối với nấm móng tay và liên tục trong 3 tháng đối với nấm móng chân.
Một số tác dụng không mong muốn người bệnh có thể gặp phải trong quá trình điều trị bao gồm: Giảm khả năng co bóp của tim, nhiễm độc gan, rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng). Trong trường hợp sử dụng Itraconazole theo đường tiêm tĩnh mạch, các phản ứng phụ như đau tại chỗ tiêm, phản ứng dị ứng cũng có thể xảy ra.
Một số sản phẩm trên thị trường hiện nay có chứa Itraconazole: Sporanox, Miduc, Eszol Tablet 100mg, Itraxcop,…
Terbinafin
Cơ chế tác dụng: Hầu hết các loại thuốc chống nấm đều hoạt động thông qua việc ức chế sản xuất màng nấm và tổng hợp ergosterol. Terbinafine là một allylamine hoạt động sớm trong con đường như một chất ức chế không cạnh tranh của enzyme squalene epoxidase và sau đó chuyển đổi squalene thành squalene epoxide. Mặc dù không trực tiếp diệt nấm nhưng sự tích tụ squalene nội bào dẫn đến chết tế bào nấm.
Liều dùng – Cách dùng:
- Người lớn: 250mg/ngày, điều trị trong 12 tuần hoặc 250mg/ngày, điều trị trong vòng 4 tuần, cho bệnh nhân nghỉ 4 tuần và tiến hành điều trị tiếp thêm 4 tuần.
- Trẻ em dưới 20kg: 62,5mg/ngày.
- Trẻ em từ 20-40kg: 125mg/ngày.
- Trẻ em trên 40kg: 250mg/ngày.
- Thời gian điều trị cho trẻ là 6 tuần đối với nấm móng tay và 12 tuần đối với nấm móng chân.
Các tác dụng phụ thường gặp nhất trong quá trình điều trị bằng terbinafine thường không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi. Các phản ứng phụ người bệnh có thể gặp phải trong quá trình điều trị bao gồm đau đầu, các triệu chứng tiêu hóa và phát ban. Các tác dụng phụ không phổ biến nhưng nhẹ khác bao gồm rối loạn thị giác, rối loạn vị giác và viêm nhiễm transamin nhẹ.
Một số sản phẩm trên thị trường hiện nay có chứa Terbinafin dạng viên uống: Terbisil 250mg,…
Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc trị nấm móng
Việc sử dụng thuốc bôi tại chỗ hay thuốc chống nấm toàn thân cần có một số lưu ý sau:
- Việc sử dụng thuốc dạng bôi tại chỗ cần sự kiên trì, do đó, khuyến cáo người bệnh nên bôi thuốc thường xuyên, đúng chỉ định.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như ban da, ngứa, nổi mẩn đỏ,…thì cần thông báo với bác sĩ để được xử trí kịp thời.
- Không tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ điều trị.
- Không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc khi chưa có chỉ định.
- Thời gian điều trị nấm móng thường kéo dài, do đó, người bệnh cần điều trị theo đúng phác đồ bác sĩ đưa ra để đảm bảo hiệu quả điều trị.
- Giặt giũ, phơi khô giày dưới ánh nắng mặt trời để diệt các vi khuẩn, vi nấm gây bệnh.
- Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở móng tay, móng chân, người bệnh nên thăm khám kịp thời để có biện pháp điều trị sớm.
Một số câu hỏi thường gặp về thuốc trị nấm móng
Thuốc Nizoral trị nấm móng tay được không?
Nizoral với thành phần chứa Ketoconazol được sử dụng để bôi ngoài da trong các trường hợp nhiễm nấm ở bàn tay, nhiễm nấm bàn chân, nấm bẹn, viêm da tiết bã.
Đối với trường hợp nấm móng tay, móng chân, người bệnh chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc trị nấm móng Varisi của Mỹ
Thành phần: Miconazole.
Cơ chế tác dụng: Miconazole là một dẫn xuất imidazole tổng hợp, là một chất chống nấm tại chỗ mới được sử dụng trong điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm trùng âm đạo, da và móng do nấm men và nấm da. Cơ chế tác dụng của thuốc là làm thay đổi tính thấm và chức năng của màng tế bào vi nấm.
Liều dùng- Cách dùng: Mỗi ngày bôi 2 lần lên vùng móng bị nhiễm nấm, nên sử dụng thuốc trong vòng ít nhất 4 tuần để có hiệu quả tốt nhất.
Cách chữa nấm móng tay theo dân gian
Cách trị nấm móng tay triệt để bằng tỏi
Tỏi là gia vị quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình Việt. Tỏi cũng là một loại dược liệu nổi tiếng với công dụng kháng khuẩn, được ví như một loại kháng sinh tự nhiên. Trong thành phần của tỏi có chứa Allicin có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm. Do đó, tỏi được nhiều người sử dụng để điều trị nấm móng tay, móng chân vì độ hiệu quả cũng như rất dễ tìm kiếm.
Cách thực hiện:
- Tỏi tươi sau khi bóc vỏ, giã nát.
- Thêm nước đun sôi trong 5-10 phút.
- Ngâm chân, ngâm tay vào nước.
- Sau đó lau khô.
- Nên thực hiện từ 3-4 lần mỗi tuần để có hiệu quả tốt nhất.
Trầu không – Cây thuốc chữa nấm móng tay hiệu quả
Trầu không nổi tiếng với đặc tính làm ấm, kháng khuẩn, có tác dụng hỗ trợ điều trị nấm móng, làm sạch móng một cách nhẹ nhàng và an toàn.
Cách thực hiện:
- Sử dụng lá tươi trầu không, thêm muối, nước, đun đến khi sôi.
- Để nguội.
- Vò nát lá trầu không để ngâm chân, ngâm tay.
- Sau khi ngâm nên lau khô, sạch vì môi trường ẩm ướt là điều kiện để nấm phát triển.
- Mỗi tuần thực hiện 4-5 lần.
Cách trị nấm móng chân bằng giấm táo
Giấm táo chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm. Để trị nấm móng tay, móng chân, có thể thực hiện như sau:
- Pha giấm táo với muối và một ít nước ấm.
- Sau đó ngâm móng chân, móng tay vào trong nước.
- Nên thực hiện mỗi ngày một lần.
Các biện pháp phòng ngừa nấm móng
Nấm móng thường gây mất thẩm mỹ, khó chịu cho người bệnh. Thời gian điều trị nấm móng thường kéo dài hàng tuần, hàng tháng. Do đó, để tránh trường hợp tái nhiễm, phòng ngừa nấm móng, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
- Giữ gìn sạch sẽ vùng da ở bàn chân, bàn tay, đặc biệt là kẽ ngón chân, ngón tay.
- Cắt móng chân, móng tay thường xuyên.
- Hạn chế sử dụng chung bộ dụng cụ làm móng với người khác đặc biệt là ở những tiệm làm móng vì dễ có nguy cơ nhiễm nấm.
- Sử dụng bao tay khi tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Hạn chế đi giày quá chật, nên sử dụng các loại giày có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí.
- Không nên đi giày trong thời gian quá lâu, giặt giày thường xuyên để tránh sự phát triển của các loại vi nấm.
Kết luận
Nấm móng là tình trạng bệnh tương đối phổ biến. Các phương pháp điều trị hiện nay bao gồm liệu pháp kháng nấm đường uống, liệu pháp kháng nấm tại chỗ, liệu pháp kháng nấm kết hợp. ác liệu pháp kháng nấm đường uống được khuyên dùng cho bệnh nấm móng, đặc biệt đối với bệnh từ trung bình đến nặng hoặc khi nhiều móng bị ảnh hưởng. Mặt khác, các liệu pháp chống nấm tại chỗ có thể được xem xét đối với bệnh nhẹ đến trung bình. Liệu pháp kháng nấm tại chỗ cũng có thể được sử dụng kết hợp với liệu pháp kháng nấm đường uống để tăng tỷ lệ chữa khỏi cho người bệnh đặc biệt đối với những trường hợp nhiễm nấm nặng. Trên đây là các thuốc điều trị nấm móng mà bạn đọc có thể tham khảo.
Tài liệu tham khảo
Onychomycosis: An Updated Review, NCBI. Địa chỉ truy cập https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7509699/
Amorolfine. A review of its pharmacological properties and therapeutic potential in the treatment of onychomycosis and other superficial fungal infections, PubMed. Địa chỉ truy cập https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7705210/