Chữa viêm đại tràng bằng phương pháp dân gian là biện pháp được nhiều người bệnh lựa chọn thay vì dùng các thuốc Tây y do sự an toàn, lành tính của các loại thảo dược. Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu về các thảo dược chữa viêm đại tràng qua bài viết dưới đây.
I. Ưu nhược điểm khi dùng mẹo dân gian chữa viêm đại tràng
Sử dụng các phương pháp dân gian để trị bệnh tại nhà được nhiều bệnh nhân áp dụng do sự an toàn, lành tính và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có nhiều ưu nhược điểm có thể kể đến như sau:
1. Ưu điểm
– Các phương pháp dân gian thường là những vị dược liệu dễ kiếm, hầu hết có sẵn trong vườn nhà.
– An toàn, lành tính, không gây ra nhiều tác dụng phụ như các thuốc Tây y.
– Tiết kiệm chi phí điều trị cho người bệnh.
2. Nhược điểm
– Hiệu quả điều trị chậm hơn so với khi dùng thuốc Tây y, người bệnh cần phải kiên trì sử dụng, có khi phải dùng một vài tháng mới thấy tác dụng rõ rệt.
– Các phương thuốc gan gian chỉ thích hợp khi bệnh còn nhẹ, chưa gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Chúng không có tác dụng điều trị nhanh các cơn đau cấp mà chỉ sử dụng hỗ trợ điều trị lâu dài, duy trì.
– Hiệu quả phụ thuộc vào tình trạng bệnh và đáp ứng của từng người, phương thuốc có thể tốt người này nhưng lại không có hiệu quả với người kia.
II. Vị thuốc nam chữa viêm đại tràng
1. Mật ong và nghệ
Thành phần chính trong nghệ là Curcumin và Beta-caroten, có hiệu quả chống Oxy hóa, phục hồi niêm mạc, điều hòa hoạt động co thắt ở đường ruột. Mật ong giúp ức chế vi khuẩn gây hại. Hydro Peroxide trong mật ong có khả năng ức chế Helicobacter pylori – tác nhân chủ yếu gây bệnh ở đường tiêu hóa.
Kết hợp 2 thành phần này giúp hỗ trợ hồi phục các tổn thương trên đường tiêu hóa, cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra như đau bụng, trướng bụng, tiêu chảy, táo bón…
Mật ong & nghệ giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng viêm đại tràng
Cách thực hiện:
– Lấy khoảng 1kg nghệ cạo vỏ, rửa sạch, để ráo nước.
– Cắt thành miếng nhỏ, cho vào bình thủy tinh. Đổ mật ong vào bình, ngâm trong 14 ngày.
– Sử dụng 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 1 thìa mật ong và ăn kèm với nghệ.
– Nên dùng trước khi ăn và kiên trì đều đặn mỗi ngày.
Ngoài ra, có thể sử dụng tinh bột nghệ và mật ong:
+ 2 thìa tinh bột nghệ với 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất, khuấy đều.
+ Uống 1 lần/ngày trước khi ăn, kiên trì tối thiểu 1 tháng để đạt hiệu quả.
2. Nha đam
Theo y học cổ truyền, nha đam có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan, nhuận tràng, thông tiện… Một số thành phần phần trong nha đam có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt.
Khi sử dụng để điều trị viêm đại tràng, nha đam giúp hỗ trợ làm lành vết thương, ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Nha đam hỗ trợ làm lành các tổn thương của viêm đại tràng
Cách thực hiện:
– 5 lá nha đam tươi, rửa sạch, tách lấy phần gel đem xay nhuyễn.
– Lấy 500ml mật ong trộn với gel, cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và sử dụng từ từ.
– Mỗi lần chỉ dùng khoảng 30ml hỗn hợp, pha thêm với nước ấm để uống.
– Áp dụng 2-3 lần/ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh.
3. Lá vối
Lá vối chứa các hoạt chất có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả. Các thành phần có trong lá vối giúp bảo vệ niêm mạc, tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm nhưng không ảnh hưởng đến các lợi khuẩn ở đường tiêu hóa.
Người bệnh có thể sử dụng lá vối tươi để chữa viêm đại tràng, đây là cách làm đơn giản, nhanh chóng để cải thiện cơn đau. Một số tài liệu còn cho rằng, sử dụng lá vối tươi trị viêm đại tràng tốt hơn khi dùng lá vối khô.
Lá vối tươi trị viêm đại tràng tốt hơn lá vối khô
Cách thực hiện:
– Lấy khoảng 200 – 300g lá vối tươi, rửa sạch, vò nát, cho vào ấm với 2 lít nước.
– Đun sôi với lửa nhỏ khoảng 45 phút.
– Gạn lấy phần nước, dùng uống trong ngày thay nước lọc.
Tuy nhiên, không phải khi nào cũng có lá vối tươi để dùng. Do đó, có thể thay thế bằng lá vối khô. Cách thực hiện như sau:
– Lấy 100g lá vối khô, rửa sạch cho vào ấm.
– Thêm khoảng 1 lít nước, đun với lửa nhỏ trong 30 phút.
– Gạn lấy phần nước, dùng uống trong ngày.
Người bệnh không nên uống khi đói, uống quá nhiều nước vối hoặc uống quá đặc có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống bài tiết, kích thích hệ tiêu hóa, gây rối loạn và tổn thương nặng hơn.
4. Lá ổi
Lá ổi là phương pháp dân gian được nhiều người biết đến. Trong lá ổi có chứa các hoạt chất như Triterpenoid, Acid psiditanic, Tanin pyrogalic… tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, cải thiện tình trạng viêm nhiễm.
– Tinh dầu có trong lá ổi còn có khả năng làm lành các tổn thương niêm mạc dạ dày.
– Các chất chống Oxy hóa của lá ổi giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của các gốc tự do, ngăn ngừa ung thư phát triển.
Lá ổi có chứa nhiều hoạt chất tác dụng kháng khuẩn, chống viêm
Cách thực hiện:
– Lá ổi non rửa sạch, phơi/sấy khô.
– Nghiền thành bột mịn.
– Lấy 6g bột pha với 200ml nước sôi để nguội.
– Sử dụng mỗi ngày 2 lần.
Có thể dùng lá ổi tươi theo cách như sau:
– Lá ổi non rửa sạch, để ráo nước.
– Cho lá ổi vào trong ấm, đun với lửa nhỏ trong 30 phút.
– Uống 2 lần/ngày.
Người bệnh viêm đại tràng không nên uống quá nhiều, tránh gây ảnh hưởng ngược lại, khiến bệnh chậm khỏi hơn. Ngoài ra, có thể kết hợp với gừng tươi, trà xanh… để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
5. Chè xanh
Uống một tách trà xanh mỗi ngày là một biện pháp hỗ trợ điều trị viêm loét đại tràng hiệu quả.
Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, EGCG, một Polyphenol trong trà xanh có tác động tốt với các nhiễm khuẩn đường ruột, giúp bảo vệ cơ thể chống lại tác hại của các gốc tự do. Các thống kê cũng cho thấy, người uống trà xanh ít có nguy cơ bị viêm loét đại tràng hơn.
Trà xanh có hiệu quả với các nhiễm khuẩn tiêu hóa
Tuy nhiên, không nên uống lúc đói do trà xanh có chứa Tanin, làm tăng nồng độ Acid trong dạ dày, gây buồn nôn, táo bón. Cũng không nên uống ngay sau bữa ăn do nó ngăn cản sự hấp thu sắt của cơ thể. Nên uống chè xanh sau ăn khoảng 30 phút.
6. Củ riềng
Củ riềng là một gia vị quen thuộc trong gian bếp người Việt. Theo các thầy thuốc Đông y, riềng có vị cay tính ấm, tác dụng kháng viêm, giảm đau và giúp tiêu hóa thức ăn. Y học hiện đại cũng chứng minh tác dụng giảm đau dạ dày, điều trị viêm đại tràng của củ riềng. Ngoài ra, nó còn có tác dụng ức chế co thắt dạ dày, giúp thải lọc máu, làm lành nhanh các vết loét.
Củ riềng giúp giảm đau dạ dày, điều trị viêm đại tràng
Có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để làm tăng hiệu quả điều trị. Một số biện pháp dùng củ riềng để điều trị viêm đại tràng:
– Cho riềng tươi rửa sạch thái lát và lá lốt, mỗi loại 20g vào ấm nước, hãm nước sôi. Đợi 20 phút rồi uống.
– Riềng tươi 20g, búp ổi 20g, vỏ quả chuối xanh 30g, cho thêm 2 bát nước, đun sôi 10 phút, chắt ra uống dần.
7. Khổ sâm
Theo một số nghiên cứu cho thấy, trong lá khổ sâm có chứa các thành phần như Alkaloid, Acid benzoic, Terpenoid, Polyphenol, Tanin… giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn, giảm đầy bụng, ợ chua, ngăn ngừa tiêu hóa.
Cách thực hiên·
– Lấy khoảng 30g lá khổ sâm khô, sắc với 1 lít nước.
– Uống vào buổi sáng.
– Có thể kết hợp với lá mơ và trứng gà ăn mỗi ngày.
Kiên trì sử dụng trong 1 tháng, các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện.
8. Vừng đen
Vừng đen có nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
– Bổ sung Magie, làm giãn mạch máu, tăng cường máu lưu thông đến cơ quan bị tổn thương, giúp làm lành nhanh các vết thương.
– Cung cấp Omega 3, Acid Phytic dồi dào, giúp chống viêm, chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư.
– Bổ sung chất xơ, cải thiện tình trạng táo bón, đầy hơi, chướng bụng do viêm đại tràng gây ra.
Vừng đen có tác dụng trị viêm đại tràng hiệu quả
Có thể trộn mật ong với vừng đen, nấu cháo, hoặc kết hợp với 1 số dược liệu khác để điều trị viêm đại tràng:
Mật ong trộn vừng đen:
– 300g vừng đen, rang chín, để nguội.
– Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê vừng đen + 1 thìa mật ong.
– Sử dụng ngày 1-2 lần, kiên trì tối thiểu 1 tháng để có hiệu quả.
Vừng đen, vỏ quýt:
– Lấy 200g vừng, rửa sạch, để ráo rồi giã nhuyễn.
– Đun chín với nước, để lửa nhỏ.
– Vỏ quýt rửa sạch, thái sợi, cho vào nấu cùng vừng khoảng 5-10 phút, thêm chút muối ăn vào khuấy đều.
– Chia thành 2 bát, ăn 2 lần trong ngày.
9. Lá mơ
Trong lá mơ có chứa nhiều Protein, Beta-Caroten, Vitamin C… giúp sát khuẩn đường ruột, chống co thắt đại tràng hiệu quả. Dùng lá mơ chữa viêm đại tràng là một biện pháp an toàn, lành tính và có hiệu quả cao.
Lá mơ giúp cải thiện viêm đại tràng hiệu quả, nhanh chóng
Cách thực hiện:
– Lấy 100g lá mơ lông, rửa sạch và thái nhỏ.
– Trộn với 2 lòng đỏ trứng gà, cho thêm một chút muối.
– Chiên hỗn hợp với lửa nhỏ, không cho dầu.
– Lót một lớp lá chuối tươi dưới chảo, cho hỗn hợp lên trên lá chuối, chiên với lửa nhỏ, không cho dầu.
– Ăn khi còn nóng, kiên trì thực hiện trong 2 tuần giúp giảm cải thiện các triệu chứng của bệnh.
III. Lưu ý khi chữa viêm đại tràng bệnh tại nhà
Các mẹo dân gian an toàn lành tính và có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên các bài thuốc đa số thường được truyền miệng, chưa được kiểm chứng khoa học nhưng vẫn mang lại hiệu quả điều trị nhất định.
Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Các bài thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, dùng khi bệnh nhẹ, mới khởi phát và không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị khác.
– Hiệu quả tùy thuộc cơ địa từng người,.
– Tình chính xác của bài thuốc chưa được xác định vì hầu hết công thức, liều lượng thuốc thường được truyền miệng.
– Trong thời gian điều trị, nên thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, ưu tiên các thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa như soup, canh, cháo…
– Hạn chế các thực phẩm khó tiêu như đồ ăn sẵn, đồ nhiều dầu mỡ…
– Tránh sử dụng các chất kích thích, rượu bia.
– Tập thể dục mỗi ngày để tăng cường miễn dịch, giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống làm dịu tình trạng viêm đại tràng và ngăn ngừa nó tái phát.
Xem thêm: Viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Trên đây là một số thông tin về các phương pháp chữa viêm đại tràng tại nhà. Mong rằng qua đây, người bệnh có thể tìm được phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, cần thăm khám bác sĩ trước để có chỉ định phù hợp.